Những ánh sao khuê:

Nguyễn Lam - Người Bí thư đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cứu quốc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Lam được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội các Khóa II, IV, V, VI, VII. Về tham gia công tác Mặt trận, đồng chí là cán bộ của Mặt trận dân chủ, là cán bộ của Mặt trận Việt Minh, là Ủy viên Ban Chấp hành Mặt trận Liên Việt toàn quốc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa 1955 - 1960).

Nguyễn Lam - Người Bí thư đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cứu quốc -0
Đồng chí Nguyễn Lam - Người Bí thư đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Ảnh: tư liệu

Anh Nguyễn Lam sinh ngày 31.12.1921 tại thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong một gia đình Nho giáo. Thuở nhỏ, anh học trường làng. Học xong tiểu học, anh thi vào trường thành chung Nam Định. Do tham gia đám tang một thầy giáo yêu nước, anh bị đuổi học. Được những người cộng sản lớp đàn anh như Phan Trọng Tuệ, Trần Tử Bình, Hà Thị Quế dìu dắt, giúp đỡ. Năm 1937 anh đi thoát ly (lúc đó mới 16 tuổi) và tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ.

Anh có mặt trong hầu hết các cuộc tuần hành biểu dương lực lượng ở Hà Nội, mở đầu là cuộc tuần hành tiếp đón toàn quyền Gô-Đa - Đặc phái viên của Chính phủ bình dân Pháp tại ga Hàng Cỏ; đón rước Brêviê toàn quyền mới của Chính phủ bình dân Pháp ở Đông Dương, tham gia cuộc diễu hành đình công của gần một ngàn thợ may quanh Hồ Hoàn Kiếm...

Sau khi Chính phủ bình dân Pháp đổ, bọn thực dân phản động ở Đông Dương tìm mọi cách đàn áp phong trào dân chủ ở Việt Nam. Năm 1940 do có chỉ điểm, anh bị chính quyền thực dân bắt. Lúc đầu chúng giam ở Hỏa Lò, Hà Nội, sau chúng đày lên Sơn La.

Theo anh kể lại trong buổi họp mặt các cựu tù chính trị ở Sơn La do đồng chí Xuân Thủy - Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương chủ trì, anh lên Sơn La được hơn một tháng thì ngày 13.5 toàn thể gần 300 tù chính trị nhà tù Sơn La tuyệt thực đòi thả mấy đồng chí bị tên chúa ngục đàn áp, bắt giam dưới hầm tối. Để trả lời cuộc đấu tranh của anh em, theo lệnh của Công sứ Cousseau, bọn giám ngục và lính khố xanh đã lùa tất cả anh em xuống đường hầm sâu, tối om dài khoảng hai chục mét, ngang hai mét. Mấy trăm tù nhân ngồi, nằm chồng chất lên nhau, không ăn, không uống vẫn la hét phản đối liên tục ròng rã suốt nhiều ngày đêm.

Sau cuộc đấu tranh không kết quả này, kẻ thù càng lấn tới. Chúng không những tước hết các quyền lợi tối thiểu mà tù nhân đấu tranh đã giành được, mà còn hành động tàn ác, dã man hơn. Đấy là thử thách đầu tiên của Nguyễn Lam trong cuộc đời của một nhà cách mạng chuyên nghiệp. Và qua đó, anh thấm thía câu "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Được thử thách trong những cuộc chiến đấu "một mất, một còn" đó, Nguyễn Lam đã trưởng thành nhanh chóng và năm 1943 anh được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.

Đầu năm 1945, Nguyễn Lam ra tù và được Xứ ủy phân công về "công tác đội" ở An toàn khu (ATK), một hình thức tổ chức mà Trung ương lập ra từ năm 1941. Đây thực chất là nơi hoạt động của cơ quan đầu não. Mỗi ATK có một ban công tác đội do một cán bộ đã được thử thách làm trưởng ban. Nhiệm vụ của công tác đội thực chất là xây dựng cơ sở, tập hợp lực lượng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Anh được phân công vào đội xây dựng cơ sở ở Phúc Yên và Bắc Ninh.

Nguyễn Lam - Người Bí thư đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cứu quốc -0
Đồng chí Nguyễn Lam (ngoài cùng bên trái) và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (ngày 2-11-1956). Ảnh: tư liệu

Cách mạng tháng Tám, anh được phân công cùng đồng đội lãnh đạo nhân dân vùng lên cướp chính quyền ở Phúc Yên và Bắc Ninh.

Giành được chính quyền đã là một thắng lợi vĩ đại. Song giữ được chính quyền lúc đó còn khó khăn hơn nhiều. Theo anh tâm sự, chính quyền non trẻ của chúng ta vừa ra đời phải đối mặt với những khó khăn ghê gớm: cán bộ lãnh đạo vừa ít, vừa yếu mà đa phần ở tuổi ngoài 20 dưới 30 chưa từng qua trường, lớp quản lý hành chính nào; nạn đói đang đe dọa sinh mệnh hàng triệu con người. Ở miền Nam, quân Anh được đồng minh cử vào tước vũ khí phát xít Nhật đã "dung túng" cho thực dân Pháp quay trở lại nổ súng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 23.9.1945.

Ở ngoài Bắc, quốc dân Đảng Trung Hoa cũng với danh nghĩa tước vũ khí của quân đội Nhật, kéo 18 vạn quân và đem theo bọn phản cách mạng có vũ trang để thực hiện âm mưu đen tối là tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan Việt Minh.

Trước tình hình "ngàn cân treo sợi tóc" đó, theo anh kể lại: "Để làm thất bại âm mưu của bọn quân phiệt Trung Hoa là "tiêu diệt Đảng Cộng sản", Đảng ta chuyển vào hoạt động bí mật dưới danh nghĩa tự tuyên bố giải tán để tránh mũi nhọn tấn công của kẻ thù, chủ động duy trì và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi lúc đó hoạt động với danh nghĩa công khai là cán bộ Mặt trận Việt Minh và sau này là cán bộ Liên Việt”.

Ngày 19.12.1946 toàn quốc kháng chiến. Anh Nguyễn Lam được Trung ương điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, rồi Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Tháng 9.1947, anh được điều lên làm Bí thư khu ủy Khu 14 - một đơn vị hành chính mới được thành lập gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, một phần đất của Hòa Bình, Phú Thọ.

Tháng 2.1948, Trung ương quyết định hợp nhất Khu 14 vào Khu 10 thành Liên khu 10, anh được điều về công tác tại Ban Dân vận Trung ương.

Trước tình hình trên toàn quốc có quá nhiều tổ chức thanh niên cùng song song tồn tại như: Thanh niên dân chủ, Thanh niên tiền phong, Thanh niên giải phóng... cùng do Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức, ngày 28.9.1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ chị "Về việc củng cố Đoàn thanh niên cứu quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận Thanh niên”.

Thực hiện Chỉ thị trên, sau gần một năm chuẩn bị, tháng 6.1949, đồng chí Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương chủ trì Hội nghị thanh vận toàn quốc của Đảng được tổ chức tại Việt Bắc. Hội nghị đã quyết định thành lập Đoàn Thanh niên cứu quốc trên phạm vi cả nước. Tại Hội nghị, thay mặt Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Hoàng Quốc Việt chỉ định đồng chí Nguyễn Lam làm Trưởng Tiểu ban Thanh vận Trung ương, đồng thời là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc.

Gần nửa năm sau, ngày 7.2.1950, Đại hội đại biểu toàn quốc thống nhất các tổ chức thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đây là Đại hội đầu tiên, lớn nhất của thanh niên kể từ ngày có Đảng. Tham dự Đại hội có trên 400 đại biểu từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Thường vụ Trung ương trực tiếp chỉ đạo Đại hội. Đại hội đã nhất trí cao với quyết định của Thường vụ Trung ương về thống nhất các tổ chức thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương; quyết định thành lập Đoàn Thanh niên Cứu quốc, bầu Ban chấp hành. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng Thanh niên Cứu quốc.

Từ tháng 9.1954, nhân dân ta bước vào giai đoạn mới của cách mạng với đặc điểm lớn nhất là đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, nhưng đều có một mục tiêu chung là hoàn thành giải phóng dân tộc.

Để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới, tháng 9.1955 Bộ Chính trị quyết định đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam.

Ngày 25.10.1956, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đoàn Thanh niên Cứu quốc được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam.

Tháng 9.1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Nguyễn Lam được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam.

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III họp tháng 3.1961 tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Lam được tái đắc cử Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam.

Năm 1962, đồng chí Nguyễn Lam được Bộ Chính trị điều về tham gia Thành ủy Hà Nội và năm 1963 được bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

5 năm đảm nhiệm cương vị Bí thư Thành ủy, đồng chí đã góp phần cùng tập thể thành ủy đẩy mạnh phong trào vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Khẩu hiệu "tay búa, tay súng", "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong" xuất hiện vào thời điểm này. Hà Nội trở thành niềm tin và hy vọng của cả nước.

Năm 1968, đồng chí được điều về làm Bí thư Đảng đoàn, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp; tháng 12.1969, làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước với hàm Bộ trưởng; tháng 6.1973, đồng chí được cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; tháng 3.1974, do yêu cầu của Hà Nội, đồng chí Nguyễn Lam lại được Trung ương điều về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư; năm 1977 được phân công làm Trưởng Ban Công nghiệp Trung ương; tháng 2.1980, đồng chí Nguyễn Lam được Quốc hội bổ nhiệm làm Phó Thủ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu tiếp vào Ban Bí thư và tiếp tục làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Đồng chí Nguyễn Lam được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội các Khóa II, IV, V, VI, VII.

Về tham gia công tác Mặt trận, đồng chí là cán bộ của Mặt trận dân chủ, là cán bộ của Mặt trận Việt Minh, là Ủy viên Ban Chấp hành Mặt trận Liên Việt toàn quốc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa 1955 - 1960).

Do bệnh nặng, đồng chí Nguyễn Lam mất năm 1990, hưởng thọ 69 tuổi.

Xét công lao to lớn mà đồng chí Nguyễn Lam đã đóng góp cho Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cách mạng dân tộc, dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước đã trao tặng đồng chí Huân chương Sao Vàng cùng nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Cần bổ sung quy định việc xây dựng, quản lý phần mềm công chứng điện tử

Công chứng điện tử là bước tiến vượt bậc và tiệm cận với đòi hỏi của thực tiễn trong một lĩnh vực rất quan trọng. Nhấn mạnh điều này, các đại biểu Quốc hội nhất trí luật hoá vấn đề công chứng điện tử trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Đại biểu cũng đề nghị, cần bổ sung quy định việc xây dựng, quản lý công cụ chuyên dụng thực hiện công chứng điện tử, không giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện.

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ - một trí thức yêu nước và cách mạng
Diễn đàn Quốc hội

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ - một trí thức yêu nước và cách mạng

Đánh giá về Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Điếu văn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định: “... Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nhà văn, nhà giáo, nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và trong sáng, người đảng viên cộng sản một lòng, một dạ trung thành với Đảng, với Tổ quốc, người đồng chí, người bạn chiến đấu vô cùng thân thiết của chúng ta...”.

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa

PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả
Diễn đàn Quốc hội

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả

Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm sẽ góp phần tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga phát triển thực chất, hiệu quả; tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước bạn bè truyền thống.

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 - 10.9.2024.

Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNGkhẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới.

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước
Diễn đàn Quốc hội

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước

Cho ý kiến về dự thảo Luật Dược (sửa đổi), một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 vừa qua là chính sách chung của Nhà nước về dược và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được
Diễn đàn Quốc hội

Cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được

Việc có chuyển phân bón từ diện không chịu thuế theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành sang diện chịu thuế suất 5% hay không tiếp tục còn ý kiến khác nhau tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Các đại biểu đề nghị cần có dữ liệu, bằng chứng lượng hóa đầy đủ, thích hợp và thuyết phục để Quốc hội chọn được phương án mang lại hiệu quả tối ưu, nếu cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được. 

Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh và hoạt động của Quốc hội, HĐND đến với cử tri và Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh và hoạt động của Quốc hội, HĐND đến với cử tri và Nhân dân

Vui mừng, phấn khởi khi có thể đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngay trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia khẳng định, với sứ mệnh là "Tiếng nói của Quốc hội, Diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và cử tri", việc phát hành Báo Đại biểu Nhân dân trên các chuyến bay là chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa hết sức thiết thực, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin của bạn đọc là hành khách trên mỗi chuyến bay, từ đó, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh, hoạt động cũng như các quyết đáp của Quốc hội và HĐND đến với cử tri và Nhân dân. 

Tập trung sửa đổi, tháo gỡ các khó khăn, trở ngại
Diễn đàn Quốc hội

Tập trung sửa đổi, tháo gỡ các khó khăn, trở ngại

"Ai cũng phải dùng điện hàng ngày, trả tiền điện hàng tháng nên người dân hết sức quan tâm đến việc sửa đổi Luật Điện lực". Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tập trung sửa đổi những vấn đề hiện đang khó khăn, trở ngại để tháo gỡ, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, cho sinh hoạt, đời sống của người dân ổn định hơn. Nếu quyết tâm, lý giải cho rõ các vấn đề thì việc sửa đổi Luật sẽ đạt mục tiêu đề ra. 

Cân nhắc, giải trình thấu đáo việc bổ sung nguyên tắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc, giải trình thấu đáo việc bổ sung nguyên tắc mới

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, giám sát là để kiến tạo và phát triển. Giám sát phải gắn với lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Muốn làm được như vậy, thì vai trò của giám sát có phải là cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, đồng thời có nâng lên thành nguyên tắc hay không? Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, có luận giải thuyết phục trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 39 tới.

Các quy định cần cụ thể để Luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống
Diễn đàn Quốc hội

Các quy định cần cụ thể để Luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội vẫn còn hơn 30 điều, khoản có nội dung giao Chính phủ, Bộ trưởng quy định chi tiết. Nêu vấn đề này tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm cần đưa ngay vào Luật để Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi ban hành sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.