Nguyễn Đình Khánh - người đặt nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3 tôn vinh công lao to lớn, toàn diện của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) đối với nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là một thợ ảnh tài hoa, doanh nhân thành đạt, người có tấm lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần dân tộc cao cả.

Cụ Tổ làng nghề Lai Xá

Nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi đất nước còn dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Trong bối cảnh ấy, Nguyễn Đình Khánh đã sớm bén duyên với môn nghệ thuật mới mẻ này, và bằng tài năng, sự nhạy bén, tinh thần ham học hỏi, ông đã nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật, mở hiệu ảnh Khánh Ký danh tiếng, đặt nền móng cho sự phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam thời sơ khai.

chan-dung-ng-dinh-khanh-1.jpg
Chân dung nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Khánh (1874 - 1946)

Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông cho biết, không dừng ở việc phát triển sự nghiệp cá nhân, cụ Khánh Ký còn có công lao to lớn trong truyền bá nghề ảnh về quê hương Lai Xá.

“Từ một vài người ban đầu, nghề nhiếp ảnh đã lan tỏa ra khắp làng, trở thành nghề truyền thống, mang lại cuộc sống ấm no cho bao thế hệ người dân Lai Xá. Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn xa ra quốc tế, khẳng định vị thế của nhiếp ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới. Có thể nói, Lai Xá chính là “Thủ đô nhiếp ảnh” của Việt Nam, và Nguyễn Đình Khánh xứng đáng được tôn vinh là “Cụ Tổ” của làng nghề, người khai mở con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp cho đất nước”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông nhìn nhận.

14.jpg
Năm 1921, Nguyễn Khánh Ký đem theo 400kg vật tư ảnh từ Pháp về Sài Gòn mở hiệu ảnh. Số vật tư này cung cấp cho tất cả hiệu ảnh người Lai Xá, Hà Nội

Trong một nghiên cứu, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành nhận xét, trong bối cảnh kinh tế Đông Dương lạc hậu, chưa thoát khỏi chế độ phong kiến, mới tiếp cận kinh tế tư bản Pháp, Việt Nam đã có làng ảnh Lai Xá như một hiệp hội, một tập đoàn. Nó là mô hình hợp tác xã, nhưng vốn riêng; nó không giống mô hình Hợp tác xã nhiếp ảnh ở miền Bắc những năm 1957 - 1975 có vốn Nhà nước (Quốc doanh và Công tư hợp doanh).

Các hiệu ảnh liên minh với nhau như kiểu hợp tác xã hiện đại của Bắc Âu ngày nay. Sợi dây liên kết họ với nhau là tình làng, nghĩa xóm, là tình nghĩa thầy trò và bí quyết nhà nghề, mà linh hồn của tập đoàn mà người thầy Nguyễn Đình Khánh.

Bậc thầy nhiếp ảnh báo chí và nghệ thuật

Đi sâu nghiên cứu về vai trò của Nguyễn Đình Khánh đối với nhiếp ảnh Việt Nam, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành cho biết: “Thành tựu trong lĩnh vực ảnh nghệ thuật, ảnh báo chí của Nguyễn Đình Khánh chưa được giới thiệu đầy đủ. Báo chí của ta mới chỉ nhắc qua ảnh bưu thiếp, ảnh đám tang Phan Chu Trinh, ảnh một vài vị vua triều Nguyễn, vua Lào, vua Campuchia, ảnh phong cảnh Bến cảng Sài Gòn của cụ. Thực ra ông là một nhà nhiếp ảnh tài hoa có nhiều ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí giá trị".

23.jpg
Đám tang cụ Phan Chu Trinh do Nguyễn Đình Khánh chụp năm 1926

Theo nghệ sĩ Chu Chí Thành, năm 1913, Việt Nam chưa có ảnh báo chí, nhưng ở Pháp, Khánh Ký đã tự mình nhập vào hàng ngũ phóng viên ảnh Paris và được bạn đọc Pháp biết đến khi ông chụp ảnh ngài Raymond Poincaré đắc cử Tổng thống Pháp đăng quang.

Ảnh của Khánh Ký đã đánh bật ảnh của hàng trăm tay máy sừng sỏ nước Pháp, được báo chí Pháp đăng tải đồng loạt. Tạp chí Hình ảnh (L’Illustration) đã trân trọng phóng to ảnh tân Tổng thống Pháp đăng ở trang bìa.

Ông sang Pháp năm 1911, sau 2 năm, cái tên Khánh Ký trở nên nổi tiếng ở Pháp như một ngôi sao. Kết quả này đã đưa ông vào vị trí các nhà nhiếp ảnh báo chí bậc thầy”.

22.jpg
Bức ảnh chân dung Toàn quyền Đông Dương Pierre Marie Pasquier của Khánh Ký

Ở Việt Nam, Khánh Ký cũng chụp ảnh cho Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des études indochinoises). Một số ảnh của ông được báo “Monde colonial illustré (1931)” sử dụng trong số đặc biệt nhân dịp Hội chợ triển lãm thuộc địa (Exposition coloniale, 1931) và số báo ra năm 1932, có ảnh Bộ trưởng thuộc địa Pháp Paul Reynaud đến Đông Dương.

Khánh Ký cũng chụp ảnh chân dung Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier đăng trên tờ L’Illustration số 4740. Năm 1933, ông chụp các ảnh phóng sự Hoàng đế Bảo Đại thăm Bắc Kỳ...

Người có công với đất nước, với cách mạng

Về công lao của Khánh Ký đối với quê hương, đất nước, theo các nhà nghiên cứu, ông tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Bị Pháp bắt, sau khi được thả, ông trốn sang Pháp gặp Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường vào Hội đồng bào thân ái, Hội Người An Nam yêu nước… Khánh Ký hướng dẫn Nguyễn Ái Quốc làm nghề ảnh kiếm sống để hoạt động cách mạng. Năm 1934 ông có bản Phác thảo kế hoạch chấn hưng Đông Dương, kêu gọi các nhà giàu bỏ tiền của "chuộc lại đất nước".

Khi nước nhà giành được độc lập năm 1945, Khánh Ký có thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngỏ ý về Việt Nam góp công xây dựng đất nước. Nhưng việc không thành, vì ngày 31.5.1946, ông đã qua đời. Gần một tháng sau, ngày 25.6.1946, nhân chuyến thăm Pháp, Bác Hồ đã đến viếng mộ Khánh Ký.

21.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng mộ cụ Khánh Ký ngày 25.6.1946 tại Paris, Pháp

Khánh Ký được đánh giá là nhà yêu nước thầm lặng, người con ưu tú của dân tộc vì đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong thời gian hoạt động tại Pháp, nhiếp ảnh gia Khánh Ký đã tích cực tham gia các hoạt động yêu nước của cộng đồng người Việt. Ông trở thành thành viên quan trọng của Hội đồng bào thân ái do Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường sáng lập, tổ chức tập hợp những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, hướng về Tổ quốc.

NSND Nguyễn Như Vũ, nguyên Quyền giám đốc Hãng Phim tài liệu và khoa học Trung ương, cho rằng, dấu mốc lịch sử vô cùng ý nghĩa là nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh đã trực tiếp chỉ dạy nghề nhiếp ảnh cho Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Chính nghề nhiếp ảnh do Khánh Ký truyền dạy đã giúp Nguyễn Ái Quốc có thêm một phương tiện để kiếm sống, trang trải cho các hoạt động cách mạng sôi nổi của mình tại Pháp. Khánh Ký còn là nhà tài trợ hào hiệp, hỗ trợ tài chính cho nhóm nhà yêu nước Việt Nam tại Paris, góp phần quan trọng duy trì và phát triển phong trào đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ba tuyển thủ Việt Nam góp mặt trong đội hình các ngôi sao Đông Nam Á
Du lịch - Thể thao

Ba tuyển thủ Việt Nam góp mặt trong đội hình các ngôi sao Đông Nam Á

Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Hải và Đỗ Duy Mạnh đã chính thức được Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) lựa chọn vào đội hình Đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars). Đội hình này sẽ tham dự trận giao hữu đặc biệt với CLB Manchester United, diễn ra ngày 28.5 tại SVĐ Bukit Jalil, Kuala Lumpur, Malaysia.