Nguy cơ ung thư phổi do khí radon trong nhà ở

PGS. TS. Vương Hữu TấnHội Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu sống trong nhà có nồng độ khí radon (Rn) 100 Bq/m3 thì sẽ có xác suất ung thư phổi cao hơn 16% so với bình thường. Tuy nhiên, hiện người dân không thể biết họ sống và làm việc trong môi trường nồng độ Rn thế nào. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý cần sớm ban hành quy chuẩn quốc gia về mức tham chiếu nồng độ Rn trong nhà ở để bảo đảm an toàn cho người dân.

Nguyên nhân chính gây ung thư phổi

Nguyên tố phóng xạ radon (Rn) gồm các đồng vị phóng xạ Rn-222, Rn-220 và Rn-119, sinh ra trong quá trình phân rã của các hạt nhân uranium và thorium có trong đất đá. Trong đó, độ nguy hiểm phóng xạ của khí Rn-222 là lớn nhất, do chu kỳ bán rã của nó là 3,8 ngày, đủ thời gian để di chuyển từ nơi xuất hiện đến lúc vào phổi và tồn tại khá lâu trong cơ thể con người. Rn-220 và Rn-119 có chu kỳ bán rã ngắn hơn, chỉ 55 giây và 4 giây, do đó độ nguy hiểm cũng ít hơn. Rn thoát ra từ trong đất đá vào trong không khí và nó phân rã thành các hạt tích điện. Khi chúng ta hít thở, các hạt tích điện do phân rã của Rn sẽ vào trong phổi và làm tổn hại cấu trúc DNA, có khả năng gây bệnh ung thư phổi.

Ở ngoài trời, Rn bị pha loãng rất nhanh đến nồng độ rất thấp, trung bình 5 - 15 Bq/m3, nói chung không có vấn đề lớn phải quan tâm. Tuy nhiên, nồng độ Rn trong nhà thường cao hơn, nhất là ở những khu vực thông gió kém như trong các hầm mỏ, hang động và các nhà máy xử lý nước. Đặc biệt, trong các tòa nhà như nhà ở, trường học, công sở, mức Rn thường thay đổi từ 10 đến trên 10.000 Bq/m3. Như vậy, những người sống và làm việc trong các tòa nhà này sẽ chịu mức chiếu xạ Rn rất cao mà không hề biết.

Con đường di chuyển của khí phóng xạ radon vào nhà ở. Nguồn: Colorado State University
Con đường di chuyển của khí phóng xạ radon vào nhà ở. Nguồn: Colorado State University

Rn là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, chiếm từ 3 - 14% số ca ung thư phổi của một nước tùy thuộc vào nồng độ Rn trung bình của quốc gia và tỷ lệ người dân hút thuốc. Rn là mối nguy hiểm nghiêm trọng. Mỗi năm, Rn gây ra 10.000 ca tử vong vì ung thư phổi ở Mỹ và 20.000 ca tử vong vì ung thư phổi ở Cộng đồng châu Âu, tức 9% tổng số người chết vì ung thư phổi và 2% tổng số chết vì ung thư nói chung. Theo WHO, nếu sống trong nhà có nồng độ Rn 100 Bq/m3 thì sẽ có xác suất ung thư phổi cao hơn 16% so với bình thường. 

Các nghiên cứu của châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc đã chỉ ra rằng, thậm chí nồng độ thấp của Rn phổ biến trong các khu dân cư cũng có những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần làm tăng ung thư trên toàn thế giới. Ngoài ung thư phổi, cho đến nay, không ghi nhận có các ung thư hay các ảnh hưởng sức khỏe khác do hít phải Rn.

Cách nào ngăn ngừa khí radon?

Đối với mọi người, chiếu xạ Rn lớn nhất chính là trong nhà ở của mình vì thời gian sống trong nhà là nhiều nhất, mặc dù ở nơi làm việc chúng ta cũng bị chiếu xạ Rn. Nồng độ Rn trong tòa nhà phụ thuộc vào các yếu tố gồm: địa chất của khu vực xây dựng có hàm lượng uran trong đất đá; vật liệu xây dựng có chứa uran và thori; cách thức mà Rn thoát từ đất đá đi vào tòa nhà; việc thoát Rn từ vật liệu xây dựng vào trong tòa nhà; tốc độ thông gió của tòa nhà.

Mức Rn thường cao ở tầng hầm, hầm chứa và các khu vực sinh sống tiếp xúc với nền đất. Nồng độ Rn thay đổi rất đáng kể giữa các tòa nhà cạnh nhau cũng như trong cùng một tòa nhà từ ngày này sang ngày khác và từ giờ này sang giờ khác. Vì vậy, để đánh giá nồng độ Rn trung bình hàng năm trong tòa nhà cần phải tiến hành đo ít nhất trong 3 tháng.

Có nhiều biện pháp ngăn ngừa Rn trong các tòa nhà mới xây và làm giảm Rn trong các tòa nhà đã có. Việc ngăn ngừa Rn cần được xem xét trong các công trình xây mới, đặc biệt ở những khu vực có thể có nhiều Rn. Nhiều nước ở châu Âu, Mỹ và Trung Quốc đã có quy chuẩn xây dựng quốc gia để ngăn ngừa Rn trong các tòa nhà xây mới.

Một số biện pháp giảm nồng độ Rn trong các tòa nhà đã xây dựng trước đây như: tăng cường quạt thông gió cho tầng hầm; lắp đặt hệ thống thu gom Rn cho tầng hầm; ngăn ngừa không để cho Rn lan tỏa từ tầng hầm vào phòng ngủ; làm kín sàn và tường để không cho Rn thoát ra; tăng cường hệ thống thông gió cho cả tòa nhà. Các biện pháp này có thể làm giảm nồng độ Rn trong nhà trên 50%.

Cơ quan quản lý cần làm gì?

Việt Nam quan tâm đến vấn đề Rn từ những năm đầu thập niên 1990 và có một số cơ quan đã tổ chức nghiên cứu như Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Liên đoàn Vật lý địa chất… Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa giải quyết triệt để vấn đề Rn trong nhà ở để đưa ra các khuyến cáo nhằm bảo vệ người dân khỏi các tác hại của Rn. Nguyên nhân bởi số địa phương được nghiên cứu còn hạn chế. Số nhà ở được đo nồng độ Rn cũng quá ít, như Hà Nội chỉ có 40 nhà ở được đo. Trong khi, tại các nước thì số nhà ở và quy mô dân số trong các khu nhà ở được đo Rn phải chiếm tỷ lệ nhất định bảo đảm tính thống kê; chẳng hạn, tại Áo là 0,3 - 0,5% số nhà ở và 35% dân số của đất nước.

Mặc dù số nhà ở được khảo sát ở nước ta hạn chế như vậy, nhưng vẫn phát hiện nhiều nhà ở có nồng độ Rn trong không khí cao trên 100 Bq/m3.

Về quản lý, chúng ta mới chỉ có một số tiêu chuẩn về Rn như TCVN 7889:2008 về các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà; TCVN 10759-7:2016, ISO 11665-7:2012: Đo hoạt độ phóng xạ trong môi trường - Rn222; TCVN 12260-1:2018, ISO 13164-1:2013: Chất lượng nước - Rn222;  TCVN 13521:2022 Thông số chất lượng không khí trong nhà ở và nhà công cộng… Tuy nhiên, tiêu chuẩn thực chất chỉ mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng, chứ không phải quy chuẩn được cơ quan nhà nước ban hành, bắt buộc phải áp dụng.

Hiện, người dân vẫn chưa được bảo vệ chống tác hại của chiếu xạ tự nhiên Rn trong nhà ở của mình. Chúng ta cũng không thể biết nhà mình đang ở có an toàn với chiếu xạ tự nhiên của Rn hay không. Điều này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Y tế và Cơ quan pháp quy hạt nhân) cần thực hiện hai nhiệm vụ sau càng sớm càng tốt.

Thứ nhất, tổ chức khảo sát đầy đủ ở phạm vi quốc gia bảo đảm tính thống kê về nồng độ Rn trong nhà ở của cư dân để hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về vấn đề này, từ đó sẽ có các chính sách thích hợp để giảm liều chiếu xạ tự nhiên Rn cho dân chúng.

Thứ hai, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến Rn, trong đó có mức tham chiếu quốc gia về nồng độ Rn trong nhà ở thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý, để bảo đảm an toàn cho người dân. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, mức tham chiếu quốc gia nồng độ Rn trong nhà ở là 75 Bq/m3.

Khoa học - Công nghệ

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cần chuẩn bị bài bản cho tái khởi động dự án điện hạt nhân

PGS. TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Để có thể tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, công tác chuẩn bị phải được làm một cách bài bản và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin của người dân cũng như cộng đồng quốc tế.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề “Vật liệu cho Tương lai Bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture sẽ quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất
Khoa học - Công nghệ

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất

Theo ông  Nguyễn Tùng Lâm, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ đổi mới về công nghệ, điều đó cho thấy, “công nghệ vào rất nhanh nhưng năng lực để làm chủ công nghệ của chúng ta còn thấp”.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết
Công nghệ

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Đại diện Quỹ GE Vernova Foundation và ASSIST Asia trao chứng nhận tượng trưng
Khoa học - Công nghệ

Dự án RENEW Skills: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng tái tạo

Xây dựng một lực lượng lao động có tay nghề cao cho ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam; củng cố năng lực cho các cơ sở giáo dục và thúc đẩy cơ hội việc làm hấp dẫn... là mục tiêu được đưa ra tại Lễ khởi động Dự án đào tạo về điện gió - RENEW Skills được tổ chức tại Trường Đại học Điện lực sáng 14.11.

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Công nghệ

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10.2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Hai đơn vị trao kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.
Khoa học - Công nghệ

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Sáng ngày 11.11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Cục Phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, về kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy và Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết trao Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng cho 10 tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực KHCN
Khoa học - Công nghệ

Trao giải thưởng Quả cầu vàng 2024

Tối 8.11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024. Tham dự buổi lễ có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết.