Nguồn “oxy” trợ giúp doanh nghiệp

Theo chương trình, dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ Bảy tới. Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo luật đã bổ sung quy định xem xét miễn, giảm kinh phí công đoàn trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí công đoàn.

Cụ thể, theo khoản 2, Điều 29 dự thảo luật quy định: “Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí công đoàn theo điểm b khoản 1 Điều này thì được xem xét miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng”, (điểm b, khoản 1, điều 29 dự thảo luật quy định: kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động - PV).

Hơn 10 năm triển khai Luật Công đoàn cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì quy định về thu kinh phí công đoàn chưa đảm bảo tính “chia sẻ” với doanh nghiệp trong bối cảnh gặp khó khăn. Thời gian qua, cùng với chính sách giảm thuế và tạm dừng đóng Quỹ bảo hiểm xã hội, vấn đề giảm mức đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã được đặt ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh. Tiếc rằng, việc thực hiện “chia sẻ” với doanh nghiệp lại bị gặp khó, bởi Luật Công đoàn 2012 không quy định vấn đề này nên việc miễn, giảm kinh phí công đoàn không thể triển khai trong thực tiễn.

Không thể phủ nhận, việc quy định miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn như dự thảo luật sẽ dẫn đến giảm số thu kinh phí công đoàn. Và điều này có thể ảnh hưởng đến việc chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên, người lao động. Bên cạnh bị giảm thu nhập do mất việc làm, giảm giờ làm, đoàn viên, người lao động còn bị giảm các khoản được chăm lo, bảo vệ, từ đó ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội.

Tuy nhiên, nhìn rộng ra, quy định này có thể mang đến nhiều tác động tích cực. Nhiều ý kiến cho rằng, việc bổ sung quy định xem xét miễn, giảm kinh phí công đoàn trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí công đoàn là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tiễn, điều kiện sản xuất, kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Quy định này cũng đáp ứng được nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp. Bởi thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã có những kiến nghị để tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh và một trong những kiến nghị cụ thể là đề nghị được xem xét miễn, giảm đóng phí công đoàn.

Bên cạnh đó, việc giảm đóng kinh phí công đoàn cũng gián tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thực hiện đúng hơn các quy định pháp luật của Nhà nước, hạn chế các hoạt động trốn, lách đóng kinh phí công đoàn. Ngoài ra, việc quy định miễn, giảm kinh phí công đoàn cùng với các chính sách miễn giảm thuế khi doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Mức giảm kinh phí công đoàn như nguồn "oxy" trợ giúp doanh nghiệp lúc khó khăn, duy trì sự tồn tại, giảm số doanh nghiệp bị đào thải khỏi thị trường, bảo vệ việc làm cho người lao động. Từ đó, tăng khả năng tích tụ nguồn vốn cho mục đích tái đầu tư khôi phục sản xuất kinh doanh.

Là tổ chức gắn bó với người lao động và cộng đồng doanh nghiệp, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, “đây cũng chính là giải pháp để tổ chức Công đoàn Việt Nam chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ”. Tuy nhiên, với một quy định mới, chúng ta cần phân tích, cân, đong, đo đếm một cách thấu đáo về những tác động tích cực và cả những tác động không mong muốn từ việc bổ sung quy định này. Và quy định miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn khi doanh nghiệp gặp khó khăn không phải là ngoại lệ.

Ở thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn, đình trệ, tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì bất kỳ chính sách hỗ trợ nào cũng rất đáng quý. Việc miễn, giảm đóng phí công đoàn đối với doanh nghiệp đang lâm vào cảnh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí công đoàn là điều mà doanh nghiệp rất mong muốn.

Cần thiết là vậy, nhân văn là vậy nhưng kinh phí công đoàn là một khoản thu có tính bắt buộc để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, về lâu dài bảo đảm chính sách an sinh xã hội. Do đó, cùng với việc xem xét miễn, giảm kinh phí công đoàn cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ và minh bạch, tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách để trốn đóng, chậm đóng kinh phí công đoàn, cũng như tránh chính sách hỗ trợ “nhầm” đối tượng.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Số lượng phải song hành chất lượng

Với 18 luật và 10 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đã ghi dấu ấn đặc biệt về một kỳ họp Quốc hội có số dự án luật được thông qua cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và điều này cần sự quyết tâm, chung tay, nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết để sớm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc
Chính sách và cuộc sống

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc

Tháng 11 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lấy ý kiến để triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Sau đó không lâu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 5 dự án này.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Rút ngắn nhất "đường đi" của luật vào cuộc sống

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 Sở với vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong tham mưu, xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi hành Luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 12.2024, Lâm Đồng vẫn còn “nợ” 16 danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền ban hành.

Nhà ở xã hội. Nguồn: ITN
Chính sách và cuộc sống

Niềm vui về nhà ở xã hội

Phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội không có nghĩa là xập xệ, không có nghĩa là chỗ nào không làm nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước về đất đai, có sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn và hỗ trợ của các chủ thể khác. Với các hình thức thuê, mua và thuê mua, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, xanh, sạch, đẹp, đầy đủ hạ tầng giao thông, hạ tầng điện nước, viễn thông, y tế, giáo dục, hạ tầng xã hội thiết yếu.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm của Chính phủ

Năm 2024 chưa kết thúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Đây là động thái quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động, đặt ra thách thức lớn nhưng cũng mở ra không ít cơ hội cho Việt Nam. Công điện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP, nhằm chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.

Kỳ vọng vào các động lực mới
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng vào các động lực mới

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 8,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 7,1%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội 11 tháng qua.

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.

Khu tái định cư Làng Nủ
Chính sách và cuộc sống

Làng Nủ mới và tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ"

Lễ khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức vào tuần sau. Vài ngày trước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 40 ngôi nhà tái định cư cho người dân sau 68 ngày xây dựng, vượt tiến độ 15 ngày. Những ngôi nhà tái định cư khang trang và vững chãi ở “Làng Nủ mới” không chỉ khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với người dân, nhất là những người ở vùng gặp thiên tai, khó khăn; mà còn minh chứng sống động cho những giá trị mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước và thể hiện rõ nét phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời bình.

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý

Đến thời điểm này, kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng kèm theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được rà soát, sửa đổi để bảo đảm không có “khoảng trống”.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách cho cán bộ dôi dư - cần “thấu tình đạt lý”

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW mới đây.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hoãn xuất cảnh khi nợ thuế: thực thi sao cho hợp lý?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện khoản 9 Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, liên quan đến ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Dự thảo này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cần chế tài đủ mạnh

Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dù được quan tâm nhưng thời gian qua vẫn để lọt những văn bản có nội dung trái pháp luật. Tuy vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thời gian qua mới “thực hiện dưới hình thức phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc không xét thi đua, khen thưởng cuối năm”.

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.