Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

Những năm gần đây, các sản phẩm “Made in Vietnam” ngày càng chứng minh được vị trí vững chắc, ổn định trên thị trường nội địa với đa dạng mẫu mã và chất lượng được nâng cao. Có thể khẳng định, đây là bước tiến lớn của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai.

76% người Việt ưa chuộng thương hiệu nội địa

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Hãng nghiên cứu xu hướng tiêu dùng WGSN (Hoa Kỳ), Việt Nam là thị trường bán lẻ tăng trưởng trọng điểm của khu vực châu Á. Đáng chú ý, 76% người tiêu dùng Việt được hỏi cho biết ưa thích thương hiệu nội địa.

Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt! -0
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Hãng nghiên cứu xu hướng tiêu dùng WGSN (Hoa Kỳ), 76% người tiêu dùng Việt Nam được hỏi cho biết ưa thích thương hiệu nội địa.

Không còn quá bất ngờ khi những năm gần đây, những sản phẩm “Made in Vietnam” đang được các khách hàng ngày càng ưa chuộng và dần khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa. Nghiên cứu của Công ty Đo lường toàn cầu Nielsen cũng chỉ rõ sau đại dịch COVID-19, có 76% người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng nội địa, đặc biệt là những sản phẩm đã có thương hiệu, bảo đảm chất lượng và tốt cho sức khỏe. Thậm chí, trước dịch Covid-19, gần 2/3 người tiêu dùng Việt Nam (69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn, vượt xa mức trung bình toàn cầu là 49%.

Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức một cuộc thăm dò dư luận xã hội, kết quả thu về tận 94% người được hỏi đã thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, trong đó, tỉ lệ người đánh giá “hiệu quả cao” đạt tới 43%.

Có nhiều lí do để người tiêu dùng ưa chuộng hàng Việt nhiều hơn, và một trong số đó chính là vấn đề sức khỏe. Gần một nửa người tiêu dùng Việt Nam xếp hạng sức khỏe là mối quan tâm số 1, dẫn đầu các nước trên thế giới. Vậy nên, điều họ ưu tiên và mong muốn là những sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất. Hàng Việt Nam chất lượng cao với đa dạng từ mẫu mã đến thể loại sẽ đáp ứng được những kỳ vọng đó.

Chia sẻ với phóng viên, anh N. Trung (29 tuổi, Hai Bà Trưng) cho biết, anh lựa chọn hàng Việt Nam phần vì độ bền của sản phẩm, phần vì muốn góp phần ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Gia đình anh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng những thương hiệu Việt Nam như: Vinamilk, dệt may Vinatex, Việt Tiến, Trung Nguyên Cafe, giày dép Bitis,… vì chất lượng sản phẩm cao và giá thành vô cùng hợp lý.

Chị N. Mai (26 tuổi, Thanh Xuân) cho biết, những năm gần đầy, người thân, bạn bè, đồng nghiệp xung quanh chị đều dùng hàng Việt. “Thị trường hàng Việt ngày càng ra mắt nhiều sản phẩm với mẫu mã đẹp, chất lượng nổi bật không thua kém gì hàng nước ngoài; đặc biệt giá thành lại tiết kiệm nên lựa chọn hàng Việt là một phương án thông minh trong thời điểm kinh tế khó khăn này”, chị Mai đánh giá.

Thúc đẩy cuộc vận động "Người Việt dùng hàng Việt”

Để hàng Việt Nam chạm đến "trái tim” của người tiêu dùng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường hàng hóa như hiện nay, đầu tiên phải nhắc đến thành công của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai. Cuộc vận động đã đạt được nhiều kết quan trọng với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đưa hàng hóa Việt tiếp cận gần hơn với người dân; thái độ, sự quan tâm của người tiêu dùng Việt đối với các sản phẩm nội địa cũng được nâng cao; nhiều doanh nghiệp Việt vừa sản xuất hàng Việt, vừa “tự hào sử dụng hàng Việt”, tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng và trở thành sự lựa chọn của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam cũng như xuất khẩu ra thị trường quốc tế...

Báo cáo phương hướng nhiệm vụ tại Hội nghị đánh giá kết quả cuộc vận động năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, Ban Chỉ đạo cuộc vận động cho biết, với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp của chính quyền, các ban, bộ, ngành, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, cuộc vận động đã được triển khai đồng bộ, sâu rộng. Có 56/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức 130.269 cuộc tuyên truyền với trên 6,9 triệu lượt người tham dự; tổ chức được 1.219 nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu; phối hợp tổ chức 2.955 hội chợ, triển lãm, chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, xây dựng được 2.002 mô hình “Tự hào hàng Việt”, “Câu lạc bộ hàng Việt”, “Điểm bán hàng Việt”, “Nhận diện hàng Việt”, “Gian hàng bình ổn giá”… Các đơn vị, địa phương tổ chức thành công nhiều chương trình, hội chợ, tuần hàng Việt giới thiệu, xúc tiến thương mại, điểm bán sản phẩm OCOP, điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam, Tinh hoa hàng Việt Nam”... đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng của các doanh nghiệp, đơn vị trong nước đến người tiêu dùng.

Trong năm 2023, Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động trên ba trụ cột: đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ; có cơ chế chính sách phù hợp với luật pháp quốc tế để kích thích sản xuất, tiêu dùng trong nước; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, người tiêu dùng ưu tiến mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục quán triệt sâu sắc, phổ biến rộng rãi, rà soát, bổ sung kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới.

Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh
Đời sống

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh

Sáng nay, 31.3, tại Trường Trung học phổ thông Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gần 1.500 học sinh đã tham gia buổi giáo dục kỹ năng sống vô cùng bổ ích do giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Qua đó, giúp các em trang bị kiến thức thực tiễn, góp phần định hướng tương lai, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện và khuyến khích tinh thần vượt khó.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa khẳng định sự cùng đồng lòng cùng hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và các chuyên gia, VNA sẽ tiếp tục khẳng định vị thế hãng hàng không hàng đầu khu vực. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng

Vietnam Airlines vừa tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.

Công chức UBND xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Đời sống

Sát hạch để sàng lọc đội ngũ công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến góp ý. So với luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, “có vào, có ra”, “có lên, có xuống” để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì; tâm lý đã vào Nhà nước là an toàn, “tình trạng công chức suốt đời”.

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar
Đời sống

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar

Trước tình hình khẩn cấp tại Myanmar sau thảm hoạ động đất, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng cử đoàn sang cứu trợ người dân Myanmar. Hãng hàng không Vietjet dùng hai máy bay A330 và A321 hiện đại tham gia nhiệm vụ đặc biệt chuyên chở đoàn công tác của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam tới Myanmar.

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh
Đời sống

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh

Ngày 30.3, cuốn sách đầu tiên với nội dung toàn bộ về Lan Hài ở Việt Nam đã được ra mắt. Với phiên bản song ngữ, cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh  phối hợp với công ty Sách Liên Việt cho ra đời đã mang lại những hiểu biết mới cho độc giả về loài lan quyến rũ của Việt Nam.