Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Trong khi cả thế giới đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống ở cường quốc số một thế giới thì dường như điều này không quá được quan tâm ở Trung Quốc - với cảm giác rằng bất kể ai thắng, căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại.

us-china-election-01-1200x720.jpg
Nguồn: Grizzle

Người dân thờ ơ với cả hai ứng viên

“Đối với chúng tôi, những người dân Trung Quốc bình thường, bất kể ai trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, dù là ứng cử viên A hay ứng cử viên B, thì đều như nhau”, cư dân Bắc Kinh Li Shuo nói.

Một phần lý do cho tâm lý này là tồn tại sự đồng thuận ở Trung Quốc - từ các nhà hoạch định chính sách cho đến người dân thường - rằng chính quyền Hoa Kỳ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trên trường quốc tế, bất kể Phó Tổng thống Kamala Harris hay cựu Tổng thống Donald Trump thắng cử.

Nhiệm kỳ cuối cùng của ông Trump chứng kiến ​​đảng Cộng hòa áp thuế hàng trăm tỷ đô la đối với hàng hóa Trung Quốc, phát động chiến dịch chống lại gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei và sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc để mô tả loại virus gây ra Covid-19, lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc.

Bốn năm qua, dưới thời Tổng thống Joe Biden đã chứng kiến ​​sự thay đổi giọng điệu và nỗ lực ổn định truyền thông. Nhưng mối lo ngại của Hoa Kỳ về mối đe dọa của Trung Quốc đối với an ninh quốc gia của mình chỉ ngày càng sâu sắc hơn, với việc Tổng thống Biden nhắm mục tiêu vào các ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc bằng các biện pháp kiểm soát đầu tư và xuất khẩu, thuế quan.

Trong khi đó, người dân Trung Quốc chứng kiến ​​triển vọng kinh tế của họ trở nên ảm đạm khi đất nước đang phải vật lộn để phục hồi hoàn toàn sau các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt trong bối cảnh kinh tế suy thoái rộng khắp và khủng hoảng thị trường bất động sản, cùng nhiều thách thức khác.

Vì vậy, trong khi các chiến dịch tranh cử tổng thống vẫn được đưa tin trên các bản tin hàng ngày và thảo luận trực tuyến tại Trung Quốc, sự quan tâm đến các ứng cử viên và chính sách của họ có vẻ không lớn so với các cuộc bầu cử trước đây của Hoa Kỳ.

“Không quan trọng ai giành chiến thắng”, một người dùng mạng xã hội đã viết trong một bình luận phổ biến trên nền tảng Weibo, một mạng xã hội giống như X hoặc facebook của Trung Quốc. “Các chính sách kiềm chế của họ đối với Trung Quốc sẽ không dễ dàng hơn”.

“Người Trung Quốc không lạc quan đối với cả hai ứng cử viên này… vì hình ảnh và năng lực của họ không thể so sánh với những nhân vật trước đây”, Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho biết. Đó là lý do tại sao mức độ quan tâm của công chúng Trung Quốc đối với cuộc bầu cử này có vẻ thấp hơn so với hai cuộc bỏ phiếu trước, ông nói.

“Lý do thứ hai, và có lẽ quan trọng hơn, là nhiều người tin rằng bất kể ai đắc cử, quan hệ Mỹ-Trung sẽ không được cải thiện”, ông Wu nói. “Đây cũng là một bối cảnh quan trọng”.

Các nhà lãnh đạo nghĩ gì?

Các nhà phân tích cho rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có chung cách nhìn về cuộc bầu cử Mỹ giống như người dân của họ.

Shi Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết: "Nhìn về tương lai, bất kể Harris hay Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo, tính liên tục trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ lớn hơn bất kỳ sự thay đổi lớn nào có thể xảy ra".

Bắc Kinh thận trọng không bình luận trực tiếp về bất kỳ quan điểm nào về cuộc bầu cử, nhưng có thể coi Trump là người mang lại nhiều bất ổn hơn, và theo đó là rủi ro lớn hơn đối với mối quan hệ. Cựu tổng thống đã đe dọa áp thuế lên tới 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và được biết đến với chính sách đối ngoại bất ổn của mình.

Nhưng Bắc Kinh có thể thấy lợi ích trong việc này nếu họ làm suy yếu quan hệ đối tác ở nước ngoài của Hoa Kỳ, các nhà quan sát cho biết. Chính quyền Biden đã tìm cách hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh ở châu Âu và châu Á để chống lại những gì họ coi là "thách thức lâu dài nghiêm trọng nhất đối với trật tự quốc tế", trong khi Trump liên tục đặt câu hỏi về các liên minh truyền thống của Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ theo dõi chặt chẽ cách mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ giải quyết cuộc chiến ở Ukraine. Bắc Kinh có thể cảnh giác về việc ông thực hiện các bước để hàn gắn mối quan hệ của Hoa Kỳ với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Sự kết thúc của cuộc chiến đó – mà Trump tuyên bố rằng ông có thể nhanh chóng đạt được – cũng có thể sẽ khiến Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào Châu Á-Thái Bình Dương, điều mà Trung Quốc không mong muốn.

Tuy nhiên, giới chính sách ở Bắc Kinh vẫn coi ông Trump là người có khả năng thúc đẩy mối quan hệ căng thẳng hơn với Trung Quốc so với bà Harris. Phó tổng thống dự kiến ​​sẽ đi theo con đường tương tự như Biden – duy trì sức ép buộc Trung Quốc hạn chế sự phát triển công nghệ và quân sự của nước này, nhưng cố gắng duy trì trao đổi và đối thoại.

“Điều duy nhất chúng ta có thể nói là những thách thức đối đối với mối quan hệ này sẽ khác nhau tùy thuộc vào người nắm quyền”, ông Wu bình luận.

Quốc tế

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha
Quốc tế

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha

Trận lũ quét tàn phá miền đông Tây Ban Nha đã khiến số người thiệt mạng tăng lên gần 160 người, ô tô chất đống trên đường, nhà cửa ngập bùn đất. Đây là thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong lịch sử hiện đại.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19
Quốc tế

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19

Rạng sáng 30.10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19 mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung. Sự kiện cho thấy Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thám hiểm không gian khi khẳng định sức mạnh vũ trụ của mình.

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri
Thế giới 24h

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri

Tương lai chính trị của Nhật Bản trở nên bất định sau cuộc tổng tuyển cử ngày 27.10 khi lần đầu tiên sau 15 năm, đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác liên minh cầm quyền, Komeito, đã mất đi thế đa số tại Hạ viện. Kết quả bầu cử lần này đặt ra câu hỏi: liệu phe đối lập có đủ thống nhất để định hướng chương trình nghị sự của Hạ viện và khiến Thủ tướng Shigeru Ishiba trở thành vị Thủ tướng nắm quyền ngắn kỷ lục trong lịch sử Nhật Bản?

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025
Quốc tế

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố đổi tên “Phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này thành “Thuế đi lại” được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài và cải thiện các tiện nghi cơ bản. Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm
Quốc tế

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm

Kể từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm, đã có không biết bao nhiêu các động thái tương tự diễn ra ở khắp các nước trên thế giới, như một minh chứng cho quyền giám sát của cơ quan lập pháp. Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thủ tục đặc biệt này.

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?
Thế giới 24h

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?

Cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, nhân vật đầu não của vụ tấn công vào Israel tháng 10.2023, đã khiến nhiều người trong và ngoài Israel hy vọng đây có thể là thời điểm để nước này thu hẹp quy mô cuộc chiến ở Gaza, tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin. Nhưng đúng một tuần sau cái chết của Sinwar, thực tế đã chứng minh điều ngược lại - tình trạng leo thang gần đây của các cuộc tấn công cho thấy bạo lực đang gia tăng, thay vì lắng xuống.

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới
Quốc tế

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới

Trong bước đi táo bạo hướng tới đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Hội đồng lập pháp (Quốc hội) El Salvador đã thông qua Luật Năng lượng hạt nhân, được đánh giá là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển năng lượng hạt nhân của đất nước. Luật này đã được thông qua với sự đồng thuận của 57 trong số 60 thành viên Quốc hội, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Nuevas Ideas của Tổng thống Nayib Bukele. Mục tiêu của luật là điều chỉnh các hoạt động liên quan đến xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở năng lượng hạt nhân, tập trung vào việc sử dụng năng lượng vì mục đích hòa bình.

Cơ hội cải thiện quan hệ song phương
Quốc tế

Cơ hội cải thiện quan hệ song phương

Trong một động thái mang tính bước ngoặt hứa hẹn sẽ định hình lại bối cảnh địa chính trị của châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận nối lại tuần tra tại các khu vực biên giới tranh chấp dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở phía Đông Ladakh. Thỏa thuận này đánh dấu một bước đột phá về ngoại giao, khởi đầu cho tiến trình giảm leo thang căng thẳng và cơ hội cải thiện quan hệ giữa hai cường quốc đông dân nhất thế giới.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố sẽ vẫn tấn công Iran, Mỹ rò rỉ tài liệu mật về kế hoạch tấn công
Quốc tế

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố sẽ vẫn tấn công Iran, Mỹ rò rỉ tài liệu mật về kế hoạch tấn công

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết các cuộc không kích được lên kế hoạch nhằm vào Iran sẽ khiến thế giới hiểu được sức mạnh quân sự của Israel. Tuyên bố của ông Yoav Gallant cho thấy Israel vẫn có ý định đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10.