Người sử dụng thuốc lá điện tử có khả năng bắt đầu hút thuốc lá thông thường cao gấp ba lần người bình thường

Phát biểu tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN do Bộ y tế tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam là một trong số các quốc gia thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc ký kết tham gia công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc ký kết tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới năm 2004, và thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vào năm 2012.

Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành đã giảm trung bình 0,5% mỗi năm, từ 47,4% năm 2010 xuống còn 38,9% năm 2023. Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên cũng đã giảm, đồng thời, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng giảm đáng kể cả ở các hộ gia đình, nơi cộng cộng và nơi làm việc.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, đặc biệt là nam giới. Trong khi đó, các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá lai giữa hai loại, thuốc lá hút Shisha), kéo theo tỷ lệ thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ sử dụng các loại sản phẩm này tăng lên. Bên cạnh đó, thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán lẻ thuốc lá thấp, người dân có thể dễ dàng tiếp cận thuốc lá ở khắp mọi nơi khiến công tác phòng chống càng gặp khó khăn.

Cụ thể, TS.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) chỉ ra, ở nhóm 13 – 15 tuổi, chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) đã tăng gấp đôi (từ 2,5% năm 2022 lên 8%). Ở nhóm trên 15 tuổi, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử cũng tập trung cao ở nhóm tuổi trẻ. Điều này cho thấy, những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong gần 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử đang nhắm vào giới trẻ.

tl.png
So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường và thuốc lá mới trong thanh thiếu niên theo thời gian. Nguồn: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Tiến sĩ Ulysses Dorotheo, Giám đốc Điều hành của SEATCA chia sẻ: Ngành công nghiệp thuốc lá nhắm đến giới trẻ bằng cách thiết kế các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng bắt mắt dưới dạng đồ chơi, thực phẩm, bánh kẹo, hay những sản phẩm khác; sử dụng mạng xã hội và các sự kiện về phong cách sống để tiêm nhiễm rằng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là những sản phẩm “không thể thiếu” với giới trẻ; và truyền bá quan niệm sai lầm rằng sử dụng những loại này an toàn hơn thuốc lá truyền thống.

“Thực tế, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng không hỗ trợ quá trình cai nghiện thuốc lá” - Tiến sĩ Ulysses Dorotheo nhấn mạnh. Những người hút thuốc cố gắng cai thuốc bằng cách sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thường kết thúc bằng việc sử dụng cả thuốc lá điện tử và thuốc lá thông thường. Ngoài ra, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử có khả năng bắt đầu hút thuốc lá thông thường cao gấp ba lần.

Tại Việt Nam, các sản phẩm mới đang không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Theo Tiến sĩ Dorotheo, Việt Nam có thể giảm đáng kể số lượng người trẻ nghiện nicotine bằng cách điều chỉnh các chiến lược kiểm soát thuốc lá của mình phù hợp với Công ước Khung của WHO về Kiểm soát Thuốc lá, thực hiện chính sách cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và áp dụng thuế thuốc lá mạnh hơn. Những biện pháp này rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe và lợi ích của các thế hệ tương lai.

tl.jpg
Bộ Y tế đang đề xuất lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá đảm bảo đến năm 2030 mức thuế đạt tỷ trọng trên giá bán lẻ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Ảnh: IT

WHO khuyến nghị Việt Nam tăng thuế thuốc lá bằng cách bổ sung một khoản thuế cụ thể vào mức thuế hiện tại, bắt đầu từ 5.000 VND (0,20 USD) mỗi bao thuốc lá vào năm 2026 và tăng lên đến 15.000 VND (0,59 USD) mỗi bao thuốc lá vào năm 2030. Điều này sẽ làm cho giá thuốc lá tăng lên để có thể hạn chế người sử dụng thuốc lá và khuyến khích mọi người bỏ thuốc.

Đến nay, hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cấm TLĐT/TLNN. Tại ASEAN, năm quốc gia Brunei, Campuchia, Lào, Singapore và Thái Lan đã cấm TLĐT/TLNN. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia và Philippines - những quốc gia đã nhượng bộ trước áp lực của ngành công nghiệp thuốc lá và cho phép bán và quảng cáo các sản phẩm gây hại và gây nghiện này - đang gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó với tình trạng hút thuốc điện tử ở giới trẻ. Một số quốc gia cấm TLĐT/TLNN có tỷ lệ hút thuốc thấp nhất thế giới, như Singapore (10,1%), Brazil (9,1%) và Hồng Kông (9,5%).

Sức khỏe

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền
Sức khỏe

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền

Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi, đầu tư, bảo tồn, phát triển, phát huy tiềm năng thế mạnh của dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu Việt Nam; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cùng Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam – VIETFAIR phối hợp tổ chức “Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ Dược liệu toàn Quốc lần thứ Hai, năm 2024 – VIETRAMED EXPO 2024”.

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng
Sống khỏe

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng

Trước nội dung cử tri nhiều địa phương gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV về phản ánh việc thiếu vaccine tại các cơ sở y tế công lập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên nguy cơ nhiễm bệnh cao, Bộ Y tế vừa có văn bản cung cấp thông tin, làm rõ thêm về vấn đề này.