Người phụ nữ 45 tuổi có 77 lần hiến máu, hiến tiểu cầu

Từ lần đầu tiên đi hiến máu vì đợt phát động của cơ quan, chị Hiền dần chuyển sang yêu thích, rồi đam mê, thậm chí “nghiện” đi hiến máu, “nghiện” việc được giúp đỡ người khác. Tới nay, chị đã hiến máu toàn phần 17 lần, hiến tiểu cầu 60 lần.

Chị Trần Thị Hiền (sinh năm 1979, quê Nam Định) tham gia hiến máu tình nguyện lần đầu tiên năm 2014, theo chương trình hiến máu giúp đỡ các bệnh nhân tai nạn giao thông do cơ quan phát động.

“Ngày ấy, tôi chưa hiểu nhiều về hiến máu. Vốn từ nhỏ rất ít ốm đau, không phải uống thuốc hay tiêm truyền bao giờ nên khi nhìn thấy kim tiêm, tôi hồi hộp tới nỗi nhắm chặt mắt. Nhưng lúc xong lại cảm giác hân hoan, vui lắm, vì biết rằng mình vừa làm một việc rất có ích, sẽ giúp đỡ được người khác”, chị Hiền nói.

Sau lần ấy, chị Hiền lên website Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để tìm hiểu các điểm hiến máu gần nhà và công ty ở Hà Nội, cứ đủ ngày, đủ điều kiện cho phép sẽ tham gia hiến máu.

z6068866716947-dc314e4a6344b26b0654c3f51fede080.jpg
Chị Trần Thị Hiền đã có 17 lần hiến máu toàn phần, 60 lần hiến tiểu cầu
z6068874905875-7346c2ade3e628e2b2c2aaa4913d559a.jpg
Chị Hiền (thứ tư từ trái qua, hàng trên) cùng những người hiến máu tiêu biểu

Để hiến máu toàn phần, khoảng cách tối thiểu giữa hai lần là 84 ngày, hiến tiểu cầu là 21 ngày. Tới nay, chị Hiền đã hiến máu toàn phần 17 lần, hiến tiểu cầu 60 lần.

Đọc trên báo chí và chứng kiến nhiều đồng nghiệp, bạn bè có người thân đau ốm hay gặp tai nạn cần máu để mổ cấp cứu, chị Hiền biết từng đơn vị máu hay khối tiểu cầu đều vô cùng quý giá. Nếu không có máu kịp thời, bệnh nhân khó lòng qua khỏi.

Người phụ nữ 45 tuổi tâm sự, từ lần đầu tiên đi hiến máu vì đợt phát động của cơ quan, chị dần chuyển sang yêu thích, rồi đam mê, thậm chí “nghiện” đi hiến máu, “nghiện” việc được giúp đỡ người khác. Mỗi lần đi hiến máu, chị luôn thấy có niềm vui khó tả, thế nên tới điểm hiến máu mà phải quay về thì vô cùng hụt hẫng.

“Có một lần buổi trưa tôi ăn nhiều đạm, đến chiều đi hiến thì tiểu cầu đục, buộc phải về, sáng hôm sau quay lại vẫn chưa được. Thế là tôi quyết tâm nhịn 2 bữa sau đó, chỉ ăn rau thôi. Cuối cùng đi tới lần thứ ba thì tiểu cầu đã trong và lấy được. Sau đợt đó, gần ngày hiến là tôi sẽ không ăn các thực phẩm gây đục tiểu cầu như đạm, mỡ, đậu phụ,…”, chị kể.

Chị Hiền làm ngành sự kiện nên khá bận rộn, 1 tuần chỉ được nghỉ đúng 1 ngày, lại thường xuyên phải làm đêm. Chị luôn cố gắng sắp xếp công việc cơ quan, việc chợ búa, gia đình để không bỏ lỡ lịch hiến máu. Một số lần được nghỉ phép, gia đình dự định về quê nhưng nếu trùng với ngày hiến, chị Hiền cũng sẽ dời lịch, thu xếp hiến xong mới về quê.

Nhiều đợt huy động gấp cho các ca mổ cấp cứu, chị bỏ việc giữa chừng để tranh thủ tới bệnh viện hiến máu, sau đó lại vội vã quay về để tiếp tục công việc. May mắn, chị luôn được lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp tạo điều kiện tối đa để có thể tham gia hiến máu.

Đợt dịch Covid-19 những năm 2020-2022 là giai đoạn duy nhất lịch hiến máu, hiến tiểu cầu của chị Hiền có thời điểm bị gián đoạn, bởi những lần nơi ở bị cách ly, phong tỏa. Tuy nhiên, khi hết thời gian cách ly, chị Hiền đều tranh thủ tới các điểm hiến máu.

“Những ngày ấy, mọi người đều sợ ra đường, nhưng tôi đọc báo thấy nhu cầu máu và chế phẩm máu của người bệnh quá cao. Tôi đã phải đấu tranh với bản thân rất nhiều, mình không sợ mắc bệnh mà sợ lây nhiễm cho con cái. Nhưng gạt nỗi sợ sang bên cạnh, tôi vẫn cố gắng đi hiến tiểu cầu”, chị Hiền nói.

Người phụ nữ từng không ít lần bị họ hàng, hàng xóm dưới quê chỉ trích vì hiến máu quá nhiều. “Họ nói cứ hiến thế này mai kia ảnh hưởng tới sức khỏe, rồi ảnh hưởng tới gia đình”, chị kể. Những lúc ấy, chị Hiền chỉ tự động viên để bản thân vững vàng. Chị tin rằng sẽ có ngày mọi người hiểu những việc chị làm.

Chị Hiền may mắn có được sự ủng hộ của chồng và hai con. Mỗi lần chị đi hiến máu, hai con đều đi cùng để động viên mẹ. Trong các bài văn ở lớp, các cháu cũng thường xuyên kể về niềm yêu thích từ thiện của mẹ và bày tỏ sự tự hào.

Năm nay, con gái lớn của chị Hiền vừa sinh nhật tròn 18 tuổi, đã đăng ký đi hiến máu lần đầu. Trước đó, cô bé luôn nói với mẹ rằng: “Khi con đủ 18 tuổi, mẹ cho con đi hiến máu cùng mẹ nhé”. Con trai út của chị năm nay học lớp 8, cũng xin phép mẹ cho đi hiến máu khi đủ 18 tuổi. Chị Hiền mong các con khi lớn lên đều trở thành người tốt, biết giúp đỡ người khác.

z6068906407648-b34e3e382562ab11a4e18f3607643e53.jpg
Con gái lớn của chị Hiền tham gia hiến máu lần đầu, khi vừa tròn 18 tuổi

“Tôi vui lắm vì điều tôi đang làm giúp được nhiều người, dù đa phần tôi không biết người mình giúp là ai. Có những người quen từng nằm viện tâm sự với tôi, họ đã chứng kiến cảnh một bệnh nhân ốm yếu, kiệt quệ, nhưng sau khi được truyền máu đã như hồi sinh trở lại. Đó là động lực lớn nhất để tôi tiếp tục những điều mình đang làm”, chị Hiền nói.

Sau nhiều năm tham gia hiến máu tình nguyện, chị Hiền nhờ người quen thiết kế một “logo” đặc biệt hình giọt máu, bên trên là dòng chữ “hiến máu cứu người” và các con số thứ tự, tượng trưng cho số lần hiến máu. Mỗi lần hiến máu, chị Hiền lại dán thêm một sticker vào góc phải tờ giấy chứng nhận. Đến nay, đã có 77 “giọt máu” ý nghĩa này được in trên các giấy chứng nhận hiến máu của chị Hiền. Ý tưởng này sau đó nhanh chóng được nhiều người hưởng ứng, lan tỏa.

“Tôi đã đem tặng các sticker cho mọi người. Nhiều người muốn đi hiến máu nhiều hơn để con số trên sticker tăng nhanh hơn. Tôi rất vui vì ý tưởng của mình được hưởng ứng và phần nào đó đã lan tỏa hành động ý nghĩa này”, chị Hiền nói.

467524804-1519336078749259-1744807797886637204-n.jpg
Góc phải các giấy chứng nhận hiến máu của chị Hiền có 77 sticker ý nghĩa hình giọt máu

Người phụ nữ tâm sự, chị sẽ duy trì việc hiến máu tình nguyện “tới khi không thể mới thôi”. Còn sức khỏe, chị sẽ còn tham gia hiến máu cứu người.

“Khi bệnh viện nói không cần nữa, không còn bệnh nhân nào cần nữa hoặc sức khoẻ của mình không cho phép nữa, lúc ấy tôi mới dừng lại. Tôi hy vọng những người chẳng may bị bệnh tật hay tai nạn đều có thể khoẻ mạnh, bình an trở về với gia đình…”, chị nói.

Sức khỏe

Nhà khoa học VinFuture hé lộ giải pháp điều trị đột phá cho bệnh nhân huyết áp
Sức khỏe

Nhà khoa học VinFuture hé lộ giải pháp điều trị đột phá cho bệnh nhân huyết áp

Thuốc điều trị “nhiều bệnh trong một” là một trong những phương pháp đột phá đang được nghiên cứu để cải thiện hiệu quả của việc kiểm soát huyết áp, nguyên nhân chính gây ra đột quỵ - căn bệnh khiến 10 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Thông tin này được chia sẻ tại toạ đàm “Những đổi mới trong chăm sóc sức khoẻ tim mạch và điều trị đột quỵ” do Quỹ VinFuture tổ chức chiều 5.12 tại Hà Nội.

Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ ?
Sức khỏe

Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ ?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây nên những ưu phiền trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, đi bộ có thể giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp, hỗ trợ cột sống và tăng giới hạn chuyển động cho người bệnh nếu tập luyện một cách đúng đắn.

Lời khuyên giúp chống lão hóa da sớm
Sống khỏe

Lời khuyên giúp chống lão hóa da sớm

Làn da là “tấm gương” phản ánh sức khỏe bên trong mỗi người. Con người dần già đi theo thời gian, quá trình này phụ thuộc nhiều vào lối sống, thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng khiến làn da bị lão hóa sớm.

Thuốc lá thế hệ mới xuất hiện nhiều trên thị trường. Ảnh: ITN
Tin tức

Quảng Trị: Triển khai sâu rộng các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Thời gian qua, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đã triển khai sâu rộng nhiều biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Từ đó, xây dựng trường học không khói thuốc, nâng cao nhận thức, bổ sung kỹ năng, kiến thức cho các em học sinh tránh xa các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. 

Hành trình Thầy thuốc trẻ đã tư vấn, khám bệnh cho khoảng 1,13 triệu lượt người trong năm 2024
Sức khỏe

Hành trình Thầy thuốc trẻ đã tư vấn, khám bệnh cho khoảng 1,13 triệu lượt người trong năm 2024

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam các cấp đã triển khai được gần 2.700 hoạt động với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 117 tỷ đồng. Số lượng người dân được tư vấn, khám bệnh trực tiếp qua Hành trình đạt khoảng 1,13 triệu lượt người. Trong đó, tính riêng số lượng người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) đạt hơn 1 triệu người…