Người làm giáo dục mong ước điều gì?

Sang năm mới Quý Mão, mọi người dân đều hi vọng nhanh chóng từ bỏ cách làm giáo dục truyền thống đã quá lỗi thời so với xu thế phát triển giáo dục hiện đại. Nhà trường của chúng ta cần phải thông minh, với hệ thống các lớp học thông minh.

Một thế giới biến động không ngừng, đầy những thách thức với con người

Nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử của sự nghèo đói chứng minh rằng, các quá trình hiện đại hóa ở một nơi nào đó đã làm cho xã hội coi những người nghèo là người bị loại trừ.

Những kết quả nghiên cứu ấy được UNESCO coi như một cảnh báo đối với những nơi có một nền giáo dục yếu kém, nghĩa là một nền giáo dục tạo ra những lớp người thiếu sự thích ứng linh hoạt với những năng lực cần phải có với một thế giới biến động không ngừng, đầy những thách thức với con người.

Những nền giáo dục yếu kém thường thể hiện rõ nét nhất ở chương trình dạy học ép học sinh vào những khuôn mẫu cứng nhắc, những tri thức vừa thiếu, vừa thừa so với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại.

Hơn nữa, việc nhồi nhét kiến thức, trong đó không thiếu những kiến thức vô bổ lại đòi hỏi người học phải trả phí rất cao. Giáo dục giá cao là một loại rào cản với con em nhà nghèo. Rào cản đó đã bỏ lại không ít những con em các gia đình có mức thu nhập thấp. Điều này càng rõ đối với giáo dục đại học.

Theo những nguồn tin chính thức, nhiều trường đại học đang ồ ạt tăng học phí. Tính ra, ngành học thu học phí thấp nhất là 204,7 triệu đồng một khóa học và cao nhất là 765,9 triệu đồng. Những gia đình vừa thoát nghèo đều không dám mơ cho con vào trường đại học.

Người làm giáo dục mong ước điều gì? -0
Học sinh TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Tấn Thạch)

Đừng để giáo dục làm nơi mua bán

Điều mong mỏi thứ hai là đừng để giáo dục làm nơi mua bán. Chất lượng đào tạo, xếp hạng giáo viên, đánh giá trường đại học, viết luận văn, … đều dựa trên đồng tiền. Đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của giáo dục. Sự xuống cấp này dẫn theo sự suy thoái đạo đức và sự yếu kém năng lực của hàng loạt người được sử dụng sau quá trình đào tạo.

Nguyên tắc cơ bản để phát triển giáo dục là ở chỗ, giáo dục phải vừa được coi là phúc lợi công cộng, đồng thời hệ thống nhà trường phải hoạt động như là những thiết chế của xã hội.

Nếu nhà trường tồn tại theo cơ chế thị trường thì nó sẽ là nguồn gốc cơ bản của sự loại trừ như nói ở trên. Nhà trường, dù là loại nào, tư thục hay dân lập hoặc công lập, đều phải được khẳng định là lĩnh vực hoạt động công cộng, là môi trường và là trung tâm xã hội hóa. Nó đóng góp vào việc giúp xã hội tăng tích lũy tri thức và vốn con người.

Giáo dục phải thật sự là một hệ thống các thiết chế đa tầng

Điều mong muốn thứ ba là, giáo dục phải thật sự là một hệ thống các thiết chế đa tầng, đa chức năng trong cấu trúc của xã hội học tập, qua đó tạo mọi cơ hội học tập suốt đời trong nhân dân.

Với yêu cầu này, nhà giáo có trách nhiệm cập nhật kiến thức và năng lực hàng ngày. Đời sống nghề nghiệp của họ phải được sắp xếp làm sao để họ có khả năng và nghĩa vụ hoàn thiện nghệ thuật sư phạm của họ và thừa hưởng những kinh nghiệm đã có trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa.

Nghề dạy học, về cơ bản, là hoạt động đơn độc, với nghĩa là, mỗi nhà giáo phải một mình đối diện với những trách nhiệm của chính mình và với những bổn phận nghề nghiệp, nhất là trong những giai đoạn của giáo dục trung học, nhằm cải thiện tốt hơn chất lượng giáo dục.

Giáo dục khuôn mẫu sẽ phải thay thế cho giáo dục tự do

Sang năm mới Quý Mão, mọi người dân đều hi vọng nhanh chóng từ bỏ cách làm giáo dục truyền thống đã quá lỗi thời so với xu thế phát triển giáo dục hiện đại. Nhà trường của chúng ta cần phải thông minh, với hệ thống các lớp học thông minh.

Giáo dục trực tuyến theo tinh thần MỞ có thể giúp chúng ta bỏ được những chồng sách giáo khoa trước mặt học sinh. Nhà nước cần có Chương trình giáo dục dạy học cho từng cấp học, lớp học và từng bước bỏ sách giáo khoa. Lúc đó, giáo viên thật sự là những người sáng tạo ra những bài học, những bài thực hành, giúp học sinh tự kiến tạo ra tri thức mới, từ đó các em sẽ kiến tạo ra chính mình.

Các kỳ thi tốt nghiệp quốc gia vô cùng tốn kém mà ít hiệu quả nên bãi bỏ. Thi kiểu cổ điển không phát hiện và phát huy năng lực của học sinh. Rất cần tư duy lại về khái niệm “năng lực”. Học sinh giỏi toán, giỏi văn, giỏi hóa học, … theo chương trình dạy trong trường chuyên đã chắc gì sẽ trở thành nhà kinh doanh thành đạt, nhà sản xuất sáng tạo, nhà soạn nhạc tài ba, …

Nhà trường trong những năm tới là nhà trường của những thế hệ trẻ phải được tôn trọng, họ đại diện cho xã hội của thời đại số. Trong thế giới tràn ngập thông tin và tri thức được sản sinh theo tốc độ cấp số nhân, cái mà học sinh cần là được học với tinh thần khai phóng và khởi nghiệp.

Giáo dục khuôn mẫu sẽ phải thay thế cho giáo dục tự do để mọi năng lực đang tiềm ẩn trong từng học sinh sẽ được phát huy cao độ trong cuộc sống.

Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).