Người đàn ông nguy kịch do mắc uốn ván, nghi từ nguyên nhân không ngờ

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang tiếp nhận điều trị một trường hợp nguy kịch do mắc uốn ván. Đáng nói, bệnh nhân trước đó tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.

Bệnh nhân tên L.V.S., là nam giới, 65 tuổi, ở Hải Dương. Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, ông S. bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Khi đến khám tại một cơ sở y tế, ông được chẩn đoán viêm họng cấp và được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.

Sau 6 ngày sử dụng thuốc, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Nhận thấy các biểu hiện nghiêm trọng hơn, gia đình đã đưa bệnh nhân nhập viện tại cơ sở y tế. Tại đây, ông được chẩn đoán mắc uốn ván và được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tình trạng ban đầu của bệnh nhân khá tỉnh táo, không sốt, không co giật, nhưng khả năng há miệng hạn chế, chỉ mở được khoảng 1cm. Đáng chú ý, bệnh nhân có hiện tượng tăng trương lực cơ (cơ co cứng) vùng bụng và toàn thân rõ rệt. Khi có kích thích cơ học như chạm vào người, các cơ trên cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ, biểu hiện qua các cơn co cứng cơ và gồng cứng.

Với các triệu chứng khởi đầu, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị uốn ván toàn thể. Hiện tại, bệnh nhân được an thần, thở máy qua nội khí quản.

ThS.BS Nguyễn Thanh Bằng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, trường hợp của bệnh nhân S. không tìm thấy vết thương ngoài da hay dấu hiệu chấn thương nào có nguy cơ là đường xâm nhập của nha bào uốn ván.

Thông thường, vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ngoài da, chấn thương hay phẫu thuật. Tuy nhiên, khi không thể xác định rõ vết thương đường vào, nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván vẫn có thể đến từ các vết xây xước nhỏ trong quá trình lao động, sinh hoạt trước đó mà bệnh nhân không để ý. Do bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh dài, nên bệnh nhân không nhớ chính xác.

Có những báo cáo cho thấy uốn ván xuất hiện sau các nhiễm trùng răng miệng như sâu răng, nhổ răng, áp xe quanh răng...

z6005101930339-44398d66ae89c0d09aaf6d0dc85c26eb.jpg
Bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Đặng Thanh)

"Trường hợp bệnh nhân S., chúng tôi nghĩ nhiều đến nguyên nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua các tổn thương hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, chẳng hạn như từ các vết mổ trong nội soi hoặc tổn thương nhỏ ở dạ dày, trực tràng, hậu môn”, bác sĩ Bằng cho hay.

Theo bác sĩ, việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ uốn ván (cứng hàm tiến triển, co cứng cơ) và thực hiện các dự phòng thích hợp là yếu tố then chốt giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn những diễn biến nghiêm trọng của bệnh.

Bác sĩ Bằng khuyến cáo những người làm nghề nông, lao động tay chân, thường xuyên tiếp xúc với nền đất cần tiêm phòng uốn ván định kỳ, có biện pháp bảo hộ khi lao động để hạn chế bị các vết thương.

Ngoài ra, bất kỳ vết thương nào trên cơ thể, dù nhỏ cũng cần xử lý đúng cách. Với các vết thương sâu, bẩn, cần xử lý tại các cơ sở y tế và không để vết thương hở tiếp xúc với bùn đất. Người dân cũng cần đảm bảo cả vấn đề vệ sinh răng miệng nói chung.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó há miệng, khó nói, hay khó khăn trong ăn uống, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.

Sức khỏe

Nhà khoa học VinFuture hé lộ giải pháp điều trị đột phá cho bệnh nhân huyết áp
Sức khỏe

Nhà khoa học VinFuture hé lộ giải pháp điều trị đột phá cho bệnh nhân huyết áp

Thuốc điều trị “nhiều bệnh trong một” là một trong những phương pháp đột phá đang được nghiên cứu để cải thiện hiệu quả của việc kiểm soát huyết áp, nguyên nhân chính gây ra đột quỵ - căn bệnh khiến 10 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Thông tin này được chia sẻ tại toạ đàm “Những đổi mới trong chăm sóc sức khoẻ tim mạch và điều trị đột quỵ” do Quỹ VinFuture tổ chức chiều 5.12 tại Hà Nội.

Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ ?
Sức khỏe

Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ ?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây nên những ưu phiền trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, đi bộ có thể giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp, hỗ trợ cột sống và tăng giới hạn chuyển động cho người bệnh nếu tập luyện một cách đúng đắn.

Lời khuyên giúp chống lão hóa da sớm
Sống khỏe

Lời khuyên giúp chống lão hóa da sớm

Làn da là “tấm gương” phản ánh sức khỏe bên trong mỗi người. Con người dần già đi theo thời gian, quá trình này phụ thuộc nhiều vào lối sống, thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng khiến làn da bị lão hóa sớm.

Thuốc lá thế hệ mới xuất hiện nhiều trên thị trường. Ảnh: ITN
Tin tức

Quảng Trị: Triển khai sâu rộng các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Thời gian qua, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đã triển khai sâu rộng nhiều biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Từ đó, xây dựng trường học không khói thuốc, nâng cao nhận thức, bổ sung kỹ năng, kiến thức cho các em học sinh tránh xa các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. 

Hành trình Thầy thuốc trẻ đã tư vấn, khám bệnh cho khoảng 1,13 triệu lượt người trong năm 2024
Sức khỏe

Hành trình Thầy thuốc trẻ đã tư vấn, khám bệnh cho khoảng 1,13 triệu lượt người trong năm 2024

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam các cấp đã triển khai được gần 2.700 hoạt động với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 117 tỷ đồng. Số lượng người dân được tư vấn, khám bệnh trực tiếp qua Hành trình đạt khoảng 1,13 triệu lượt người. Trong đó, tính riêng số lượng người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) đạt hơn 1 triệu người…