Người dân ở Thanh Hóa tăng thu nhập bền vững nhờ nuôi vịt Mavin

Dự án chăn nuôi vịt Mavin được triển khai đã và đang giúp thay đổi cuộc sống, thu nhập của người dân ở xã Luận Khê, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Luận Khê là một xã miền núi đặc biệt khó khăn nằm ở vị trí địa lý không thuận lợi thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái, đời sống người dân nơi đây có thu nhập chủ yếu từ nguồn nông lâm nghiệp, tự cung tự cấp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao.

Tháng 3.2022, xã Luận Khê được mời tham gia triển khai mô hình chăn nuôi vịt theo chuỗi giá trị do Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision International tại Việt Nam tài trợ. Chăn nuôi vịt không phổ biến ở địa bàn xã và giống vịt mới lại không quen thuộc với người dân đã dẫn đến rất nhiều khó khăn bỡ ngỡ khi người dân tham gia Dự án.

Các cán bộ kỹ thuật của Tổ chức World Vision International tại Việt Nam và Tập đoàn Mavin đồng hành cùng người dân từ những giai đoạn đầu tiên trong việc khảo sát thực địa, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, thăm hỏi tư vấn trực tiếp. Ban đầu, người dân còn bối rối khi tham gia dự án. Tuy nhiên, thông qua sự tận tình hỗ trợ người dân của các cán bộ mà mỗi hộ đã hiểu và nâng cao khả năng chăn nuôi vịt Mavin tại địa phương. Người nông dân đã dần thành thạo với các quy trình khó như xây chuồng trại đảm bảo an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, úm vịt…

677e618ecc5d75032c4c-9811.jpg
Nông dân huyện Thường Xuân vui mừng nhận con giống và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi từ Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision International tại Việt Nam

Giống vịt Mavin có thời gian sinh trưởng ngắn (45 ngày có thể xuất bán), tỷ lệ nạc đạt tới 75%, nuôi không cần có ao, thương lái cũng trả giá tốt hơn và tạo điều kiện thu mua tại xã. Đây là những ưu điểm vượt trội hơn hẳn của giống vịt Mavin so với những con giống gia cầm hiện có trên địa bàn xã Luận Khê nói riêng và huyện Thường Xuân nói chung.

188ccf7c62afdbf182be-794.jpg
Từ chỗ bỡ ngỡ ban đầu, người dân huyện Thường Xuân ngày càng gắn bó và tin tưởng giống vịt Mavin

Sau 3 năm tham gia dự án nuôi vịt Mavin, người dân đã dần quen với mô hình chăn nuôi mới và ngày càng tự tin trong việc chăn nuôi giống vịt Mavin. Cuộc sống của gần 400 hộ gia đình nghèo, cận nghèo đã được cải thiện đáng kể không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt an sinh của mỗi hộ gia đình. Sau mỗi mùa chăn nuôi, người dân cùng nhau tổng kết và đúc rút kinh nghiệm cho các vụ mùa sau, nhờ đó đã giúp thu nhập cải thiện qua từng năm.

8c36f3c15e12e74cbe03-1987.jpg
Các hộ gia đình có thu nhập cải thiện qua từng năm

Nhờ tham gia mô hình này, rất nhiều hộ gia đình của xã Luận Khê đã có thu nhập ổn định (3,700,000 VNĐ/ lứa vịt, chăn nuôi sau 45 ngày). Người dân đã tiết kiệm tiền mua được đồ dùng có giá trị như xe máy, tivi và đặc biệt là có điều kiện chăm lo đầy đủ dinh dưỡng và học tập cho con em của mình.

801edee9733aca64932b-5566.jpg
Các hộ gia đình có điều kiện chăm lo đầy đủ dinh dưỡng và học tập cho con em

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mavin ông David John Whitehead, Tập đoàn Mavin vô cùng tự hào được tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Tổ chức World Vision International tại Việt Nam để tạo ra tác động tích cực đến các cộng đồng địa phương. “Thông qua việc hỗ trợ cải thiện sinh kế, chúng tôi cũng đồng thời nâng cao năng lực chăn nuôi cho người dân địa phương, giúp họ hiểu rõ hơn về kĩ thuật chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học và tiếp cận mô hình kinh doanh chặt chẽ theo Chuỗi Giá trị", ông David nhấn mạnh.

“Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi Giá trị là minh chứng cho cam kết theo đuổi một nền nông nghiệp xanh của World Vision International tại Việt Nam, Tập đoàn Mavin, chính quyền địa phương và cộng đồng, thông qua việc chăn nuôi an toàn sinh học và chất lượng cao. Về lâu dài, điều này sẽ giúp cộng đồng hưởng lợi xây dựng thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực chăn nuôi vịt với các thương lái và người mua, đóng góp vào tính bền vững của Chương trình", ông Phạm Văn Vinh, Quản lý Chương trình Sinh kế, World Vision International tại Việt Nam chia sẻ.

Từ hiệu quả của Dự án chăn nuôi vịt Mavin tại xã Luận Khê, xã Tân Thành của huyện Thường Xuân cũng đã lên kế hoạch triển khai chăn nuôi vịt Mavin cho 80 hộ nghèo, cận nghèo. Với mong ước đem lại một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa cho mọi trẻ em và những tấm lòng thiện chí để khiến ước mong đó thành hiện thực, chính quyền địa phương và người dân tại huyện Thường Xuân đang phấn khởi, tin tưởng các cán bộ của Tổ chức World Vision International tại Việt Nam và Tập đoàn Mavin nhằm phối hợp để lan tỏa rộng rãi mô hình sinh kế này, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho 1.000 hộ gia đình của Thường Xuân.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…