Người dân Huế được tầm soát miễn phí đái tháo đường

Từ ngày 14 đến 21.11, tại Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2), Hội Thầy Thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì chương trình tầm soát miễn phí và phổ biến kiến thức về bệnh đái tháo đường cho khoảng 300-400 người dân.

Theo Chủ tịch Hội Thầy Thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế, ThS.BS Phạm Như Hiển, qua chương trình, người dân không chỉ được cập nhật kiến thức về bệnh đái tháo đường, mà còn biết cách tự chăm sóc, sử dụng thuốc hợp lý tại nhà, phát hiện sớm các biến chứng của bệnh.

Cụ thể, trong tuần lễ này, người dân được khám tổng quát, đo mạch, huyết áp và kiểm tra đường máu mao mạch. Số kít test này nằm trong 4.000 test được Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam hỗ trợ cho người dân.

Đặc biệt, Hội còn phối hợp với Khoa Nội Nội tiết - Thần kinh - Hô hấp (Bệnh viện Trung ương Huế) tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường mở rộng.

Tại đây, các bác sĩ phổ biến những kiến thức phổ thông về bệnh lý đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng, cách tiêm và theo dõi sau tiêm Insulin, cách tự chăm sóc, điều trị tại nhà, đặc biệt tầm quan trọng trong việc hợp tác, tuân thủ điều trị.

9927490ad0036b5d3212.jpg
Các bác sĩ trẻ thăm khám người dân Thừa Thiên Huế trong ngày đầu khởi động chương trình

Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế ThS.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương cho biết, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng một cách nhanh chóng do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa... Đặc biệt, bệnh ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9 - 13 tuổi, thanh niên 20 - dưới 30 tuổi.

"Đái tháo đường nếu không được điều trị đúng cách, đường máu kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cấp và mạn tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gia tăng tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dự phòng và ngăn chặn được", BS Hoàng Thị Lan Hương chia sẻ.

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, để phòng bệnh đái tháo đường, cần tầm soát trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, gia đình có người thân mắc đái tháo đường, phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ hay buồng trứng đa nang...

Ngoài ra, cần chủ động phòng ngừa bệnh thông qua hoạt động thể chất thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, khoa học và duy trì môi trường sống lành mạnh.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.