Người dân Đắk Lắk chủ động tiêm phòng vaccine cúm

Trước tình trạng số ca mắc cúm gia tăng và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã chủ động đi tiêm vaccine cúm nhằm bảo vệ sức khỏe. Tại phòng tiêm chủng của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, lượng người đến tiêm vaccine phòng cúm mùa tăng gấp nhiều lần so với trước Tết.

739d42db67aed9f080bf-8193.jpg
Ông Cao Mạnh Cường chủ động tiêm phòng cúm để an tâm

Dẫn theo vợ cùng đi tiêm vaccine phòng cúm tại Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), ông Cao Mạnh Cường (55 tuổi, trú xã Ea Na, huyện Krông Ana) cho biết, gia đình chưa ai bị cúm. Tuy nhiên, trước nguy cơ lan rộng của dịch cúm nên gia đình đến bệnh viện đăng ký tiêm vaccine cúm cho an tâm.

Còn ông Nguyễn Văn Đoàn (57 tuổi, trú xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) cho hay: “Qua theo dõi tin tức, thấy gần đây một số tỉnh đang bùng phát dịch cúm. Một vài ngày nữa tôi phải ra Bắc giải quyết công việc, để tránh nguy cơ lây nhiễm cúm nên 4 thành viên trong gia đình đã đến bệnh viện tiêm vaccine phòng ngừa”.

fe10fcd2a9a717f94eb6-8861.jpg
Người dân đăng ký tiêm chủng vaccine tại Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột

Bác sĩ Nguyễn Văn Mạnh, Khoa Nhi Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột cho biết, trong khoảng hai tuần trở lại đây, phòng tiêm chủng của bệnh viện đã tiếp nhận số lượng người dân đến tiêm vaccine cúm tăng gấp 6 lần so với trước. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận và tiêm vaccine phòng cúm cho khoảng 50-60 ca/ngày. Mặc dù số lượng người dân đến tiêm vaccine cúm tăng đột biến, bệnh viện vẫn đảm bảo nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân.

e0d05e19186ca632ff7d.jpg
Nhiều gia đình chủ động tìm đến bệnh viện và các cơ sở tiêm chủng để tiêm phòng vaccine cúm

Theo bác sĩ Mạnh, việc tiêm vaccine cúm sẽ giúp cho cơ thể sinh ra kháng thể để phòng ngừa bệnh. Theo đó, sau khi tiêm vaccine từ 2-4 tuần, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để phòng ngừa bệnh cúm. Một số trường hợp dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn mắc bệnh cúm, tuy nhiên bệnh sẽ diễn tiến nhẹ và nhanh khỏi bệnh hơn.

fe4d125793222d7c7433-8943.jpg
Bác sĩ Nguyễn Văn Mạnh tư vấn cho người dân trước khi tiêm phòng

Tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (tỉnh Đắk Lắk), mỗi ngày cũng có hàng trăm người dân đến tiêm vaccine cúm. Ngồi chờ tới lượt tiêm, chị Lê Thị Kim Huệ (34 tuổi, xã Ea Ktul, huyện Cư Kuin) chia sẻ: "Vì gia đình có con nhỏ nên năm nào cứ đến thời điểm giao mùa tôi đều chủ động đưa con đi tiêm vaccine phòng cúm. Việc chủ động tiêm chủng cho con giúp tôi an tâm hơn."

de1504217c54c20a9b45-9711.jpg
Chị Lê Thị Kim Huệ chủ động dẫn con đi tiêm vaccine cúm thường niên

Bác sĩ Hoàng Minh Ngọc, Phó trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh thông tin, năm nay tình hình dịch cúm bùng phát hơn so với mọi năm do thời tiết lạnh kéo dài và trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên việc giao thương giữa các vùng, miền nhiều. Do đó, dẫn đến số lượng người mắc cúm mùa ở cả người lớn và trẻ nhỏ tăng cao. Hàng ngày, bệnh viện tiếp nhận thăm khám, điều trị cho khoảng 2.000 lượt bệnh nhân. Trong đó, các bệnh về đường hô hấp chiếm gần 50%.

Trước đây, trung bình mỗi ngày chỉ có 20-30 lượt người đến tiêm vaccine cúm mùa. Thế nhưng, những ngày gần đây con số này tăng cao, có thời điểm phòng tiêm chủng của bệnh viện đã phục vụ đến gần 200 lượt người tiêm vaccine phòng cúm. Trước tình trạng quá tải, vào những ngày cuối tuần, bệnh viện đã tăng cường nhân lực để đảm bảo an toàn trong quá trình khám sàng lọc, tiêm chủng.

b70aaf346241dc1f8550-7860.jpg
Bác sĩ Hoàng Minh Ngọc, Phó trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh chia sẻ với phóng viên

"Mặc dù bệnh viện đã có dự báo và dự trù vaccine cho cả quý I, nhưng với tình hình hiện nay thì chưa đầy 1 tháng là có thể sẽ hết vaccine. Hiện tại, các đơn vị cung cấp vaccine cho bệnh viện cũng đang trong tình trạng cháy hàng nên số lượng vaccine đưa về rất hạn chế. Nhu cầu của các tỉnh khác cũng rất căng thẳng, nên đơn vị cung cấp cũng chia cho chúng tôi 1 lượng vaccine tương đối thôi. Chúng tôi đang cân nhắc tìm một nguồn khác để dự phòng", bác sĩ Ngọc thông tin thêm.

Tương tự, tại các cơ sở y tế và hệ thống tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng ghi nhận lượng người dân đến tiêm vaccine phòng cúm mùa tăng cao.

37269f8feffa51a408eb-7913.jpg
Trường hợp trẻ nhỏ mắc cúm đang điều trị tại cơ sở y tế

Các bác sĩ khuyến cáo, ngoài việc tiêm vaccine đầy đủ, để chủ động phòng chống bệnh cúm và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, người dân và cộng đồng thực hiện hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Thực hiện giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn để phòng bệnh viêm phổi. Luôn đeo khẩu trang khi đi đến nơi đông người.

Đặc biệt, khi mắc cúm, cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng kháng sinh nếu không cần thiết. Trong trường hợp có những dấu hiệu biến chứng thì cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Sống khỏe

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số
Sức khỏe

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số

Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch. Việc triển khai bệnh án điện tử tại 100% bệnh viện và số hóa toàn diện thủ tục hành chính là những bước đi then chốt thể hiện quyết tâm đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.