Người cung cấp thông tin vi phạm giao thông có thể nhận tới 5 triệu đồng

Nghị định 176/2024/NĐ-CP của Chính phủ Quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước, có hiệu lực từ 1.1.2025. Theo đó, cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông. Mức chi này là không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

csgt-vi-pham-1731063011652255408295-11121336.jpg
Thời gian qua, cảnh sát giao thông đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông từ thông tin, hình ảnh do quần chúng nhân dân, các tổ chức cung cấp. Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), việc tiếp nhận thông tin, hình ảnh của người dân để xác minh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ đã được thực hiện trong thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông từ thông tin, hình ảnh do quần chúng nhân dân, các tổ chức cung cấp.

Về đầu mối tiếp nhận, mới đây nhất, Thông tư 73/2024 của Bộ Công an có nêu nội dung này.

Theo đó, đơn vị cảnh sát giao thông có trách nhiệm thông báo công khai: địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp thông tin.

Đồng thời, đơn vị cảnh sát giao thông sẽ tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu của cá nhân, tổ chức cung cấp.

Đơn vị cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu gồm: Cục Cảnh sát giao thông; phòng cảnh sát giao thông; đội cảnh sát giao thông, trật tự thuộc công an cấp huyện.

Ngoài ra, người dân cũng có thể cung cấp thông tin, hình ảnh về vi phạm thông cài đặt, sử dụng VneTraffic do Bộ Công an phát triển.

Đồng thời, Thông tư 73/2024 cũng nêu rõ quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) do cá nhân, tổ chức cung cấp, được thực hiện theo quy định tại Nghị định Số: 135/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, dữ liệu thu được cần đảm bảo: không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm.

Đối với cơ chế chi trả tiền cho người cung cấp thông tin và tiêu chí xét chi trả cho từng nội dung, đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết điều này sẽ được các cơ quan liên quan sớm quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thực thi.

Do vậy những thông tin về việc cá nhân được nhận tiền thưởng từ cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông trên mạng xã hội thời gian gần đây là không chính xác, đại diện Cục Cảnh sát giao thông thông tin thêm.

Xã hội

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mua bán tiền giả trên mạng xã hội
Đời sống

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mua bán tiền giả trên mạng xã hội

Thời gian gần đây, hiện tượng mua bán tiền giả trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok đang ngày càng phổ biến và gây lo ngại. Các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua bán, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.

Cẩn trọng trước các quảng cáo tour du lịch siêu khuyến mãi dịp Tết nguyên đán
Đời sống

Cẩn trọng trước các quảng cáo tour du lịch siêu khuyến mãi dịp Tết nguyên đán

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài 9 ngày, nhu cầu đi du lịch theo dạng tour trọn gói và tự túc các dịch vụ như vé máy bay, khách sạn… vì thế cũng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh loạt chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá dịp lễ, Tết được nhiều đơn vị kinh doanh du lịch tung ra để thu hút khách, thị trường cũng đồng thời xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đặc biệt trên nền tảng trực tuyến.

Xuân quê hương, không thể thiếu nhau
Đời sống

Xuân quê hương, không thể thiếu nhau

Mùa xuân đang gõ cửa, mang theo không khí ấm áp của những ngày Tết trên khắp mọi nẻo đường, mọi gia đình. Tết còn đặc biệt hơn đối với những người con xa xứ, khoảng thời gian này không chỉ là lúc để đón Xuân, mà còn là thể hiện tình quê hương, nghĩa đồng bào.

Sức sống mới ở Quang Bình
Đời sống

Sức sống mới ở Quang Bình

Lên với Quang Bình, Hà Giang những ngày này, trải rộng tầm mắt chúng tôi là những con đường liên thôn, liên xã bê tông bằng phẳng, rộng rãi, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, giao thương phát triển, người dân đưa cơ giới hóa đẩy nhanh tiến độ sản xuất… Tất cả đã tạo nên một “bức tranh” nông thôn mới (NTM) đầy sức sống; có được kết quả đó là nhờ sự năng động, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung sức, chung lòng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Hà Nội chào Xuân Ất Tỵ 2025 với loạt sự kiện hấp dẫn
Đời sống

Hà Nội chào Xuân Ất Tỵ 2025 với loạt sự kiện hấp dẫn

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP. Hà Nội tổ chức loạt sự kiện như: “Tết Việt – Tết Phố 2025”, tại khu vực phố cổ; “Tết làng Việt” ở làng cổ Đường Lâm và Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”, tại quận Tây Hồ. Những hoạt động này không những mang đến không khí Tết rộn ràng mà còn tạo cho du khách cơ hội trải nghiệm văn hoá Tết truyền thống sống động.

Chè là cây chủ lực, góp phần giúp người dân huyện Tân Sơn thoát nghèo
Đời sống

Mang mùa xuân đến người nghèo miền núi Tân Sơn

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, việc giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi ở vùng miền núi phía tây nam tỉnh Phú Thọ đang triển khai bận rộn, hối hả; tuy vậy, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Sơn Tăng Tiến Sỹ vẫn dành thời gian cùng anh em phóng viên đi đến những bản làng xa xôi, gặp gỡ hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc, đã sử dụng đồng vốn ưu đãi của Nhà nước đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Huế) lắp đặt biển tuyên truyền về mức xử phạt mới theo Nghị định 168.
Giao thông

Thay đổi rõ ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông

Sau hơn 2 tuần thực hiện Nghị định 168, trên địa bàn các tỉnh, thành phố như: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, lực lượng chức năng các địa phương đã ra quân tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông… ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông đã thay đổi rõ rệt; tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều hay số vụ tai nạn giao thông đường bộ đều giảm xuống.