Người cần mẫn “níu giữ” không khí Tết cho Hà Nội

Đã hơn 10 năm nay, bà Lê Thị Phượng vẫn bán đào ở ngã tư Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ sau Tết đến hết rằm tháng Giêng.

Khi cành đào nhỏ trên ban thờ của gia đình bà Bùi Thị Ngân (phố Hàng Lược) được hạ xuống sau khi hóa vàng, đã được thay ngay bằng một cành đào mới. Đầu năm mới, Hà Nội gần như không còn người bán đào. Nhưng ở ngã tư Hàng Lược, vẫn có một người bán hàng bền bỉ nhiều năm. “Năm nào tôi cũng mua của cô Phượng mấy cành đào nhỏ về cắm trên ban thờ, dù qua mùng 7 hạ nêu rồi, nhưng thấy hoa đào vẫn còn thấy không khí Tết trong nhà”, bà Ngân nói.

Một khách hàng khác, ông Đinh Như Kiên (phố Hàng Mã) nói: “Trước Tết thì cả phố Hàng Lược này đâu đâu cũng thấy đào với quất. Tết xong thì còn duy nhất mỗi cô này bán ở đây. Cô này “có công” rất lớn đã giữ lại không khí Tết cho phố cổ Hà Nội”.

1.jpg
Hơn 10 năm qua, đào cành bà Phượng bán sau Tết luôn đắt hàng.

Bà Phượng đã bán hoa nhiều năm. Hồng, cúc, lay ơn, ly… đủ loại. Nhưng hơn chục năm trở lại đây, bên cạnh việc bán các loại hoa đó, bà bán thêm hoa đào sau Tết, hoặc cành nhỏ, hoặc đào dăm. Mỗi ngày bà bán khoảng hơn chục bó đào dăm, có thể cắm một bình trên ban thờ đầy đặn. Giá mỗi bó khoảng 60.000 – 100 nghìn đồng tùy vào số lượng và kích cỡ. “Đào này đều là đào Nhật Tân cả đấy. Không phải đào rừng hay đào Lạng Sơn gì đâu. Hàng ngày tôi cắt đào của nhà, nếu thấy không đủ thì nhập thêm của những vườn xung quanh rồi sáng đem đi bán sớm”, bà Phượng chia sẻ.

4.jpg
Mỗi bó đào dăm có giá khoảng 60.000 - 100.000 đồng, tùy vào số lượng, kích thước.

“Năm nay thời tiết thất thường, nhiều nơi đào nở sớm trước Tết. Cho nên đào mang đi bán ở thời điểm này được coi là chút “lộc sót” của những người trồng”, bà Phượng chia sẻ. Lộc cũng khá bền. Trước đây, bà chỉ bán đào cho người nhờ mua hộ. Sau những năm đầu ấy, người quen biết chỗ mách tiếp người khác, bán đều đặn hơn. “Giờ, năm nào cô cũng đứng bó, bán hoa đào sau Tết. Khách mua chủ yếu là dân phố cổ. Họ mua một hai bó về vừa cắm trên ban thờ cúng rằm tháng Giêng luôn, vừa cắm lọ chơi ở phòng khách. Hết Tết rồi nhưng thấy hoa đào là vẫn thấy không khí Tết. Với những khách quen, tôi bớt 10.000 – 15.000 cho người ta, coi như mừng tuổi đầu năm”, bà Phượng nói.

Cả phố cổ chẳng có ai bán đào từ mùng ba Tết như bà Phượng nên nhiều hôm, cháy hàng nên khách quen mà không hẹn trước cũng không có phần. Khách nước ngoài thích hoa đào cũng có lúc hỏi mua. Không biết ngoại ngữ, bà Phượng phải nhờ mấy thanh niên ngồi ăn bún bên đường dịch hộ. Lại có những người ở Hà Nội nhưng mua hoa gửi vào trong Sài Gòn hay gửi ra nước ngoài. “Tự hào lắm cháu. Chẳng khác gì mình giữ được sắc xuân cho phố cổ đến tận rằm cơ mà. Nhiều người mua hàng vẫn nói đùa, cô làm xuân trong phố cổ được hồi sinh đó”, bà Phượng cười vui.

photo-2-1675500589667758103739.jpg
Đối với người Hà Nội, chơi đào dịp rằm tháng Giêng là một thú chơi độc đáo.

Đã hơn chục năm ngồi bán tại ngã tư này, bà Phượng như được bao bọc bởi vì lòng yêu hoa. Theo bà Phượng, càng xa khu vực trung tâm thì càng ít người chơi đào sau Tết cũng không có mấy người đem đào đi bán nữa. “Dân phố cổ thích chơi đào dịp này hơn dân các khu vực khác. Dường như họ muốn níu giữ không khí xuân lâu hơn và vì thế, với họ, Tết Nguyên tiêu cũng cầu kì hơn. Hơn nữa, chơi đào ngày rằm tháng Giêng là nét đẹp lâu năm của người Hà Nội”, bà Phượng chia sẻ.

Văn hóa

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư
Văn hóa - Thể thao

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư

Từ thiết chế nhà văn hóa tại tổ, bản, xã, thị trấn, một số địa phương đã xây dựng thành không gian học tập, sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi. Các mô hình này đã bước đầu góp phần hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư.

Du hành vào vườn thơ Đức
Văn hóa - Thể thao

Du hành vào vườn thơ Đức

Ngày 15.3, tại Nam Thi House, 152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình giao lưu và ra mắt sách "Nước Đức - Cổ tích mùa đông" với chủ đề "Một chuyến du hành vào vườn thơ Đức".

Bài 1: Nỗ lực giữ lửa nghề, lan tỏa tinh hoa
Văn hóa

Bài 1: Nỗ lực giữ lửa nghề, lan tỏa tinh hoa

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, múa rối nước… vẫn âm thầm tỏa sáng, khẳng định sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng. Tuy nhiên, hành trình bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa này còn nhiều gian nan.

Xuất bản sách “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết
Văn hóa - Thể thao

Xuất bản sách “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết

Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 - 2010.

Hoạt cảnh tái hiện về cuộc vượt ngục lịch sử 80 năm trước tại Hỏa Lò
Văn hóa

80 năm cuộc vượt ngục lịch sử

Cuộc vượt ngục lịch sử tháng 3.1945 tại Nhà tù Hỏa Lò đã giúp hơn 100 tù chính trị thắng lợi trở về với phong trào cách mạng và trở thành lãnh đạo cốt cán cho Tổng khởi nghĩa 19.8.1945 ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 80 năm sau, thế hệ trẻ lại được nghe kể về những ngày tháng đầy cam go, khốc liệt nhưng cũng vô cùng huy hoàng ấy.

"Trái tim của đảo" - hướng về biển đảo quê hương
Văn hóa

"Trái tim của đảo" - hướng về biển đảo quê hương

Những ngày tháng Ba cả nước hướng về biển đảo, tri ân lớp lớp những người lính đã ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc. Nhân dịp này, nhà xuất bản Kim Đồng gửi đến độc giả nhỏ tuổi tập thơ "Trái tim của đảo" của nhà thơ Hồ Huy Sơn.