Ngựa trong nghệ thuật

Phương Minh 25/01/2014 15:04

Dân gian cho rằng ngựa là biểu tượng của trinh tiết và trung thành, vốn rất được coi trọng trong các mối quan hệ xã hội. Ngựa cũng là hiện thân của sự nhanh chóng và thành đạt. Chính vì vậy, ngựa xuất hiện khá nhiều trong các kiệt tác nghệ thuật, từ cổ chí kim. Có những họa sỹ vĩ đại nhất thế giới đã dành trọn cuộc đời để vẽ ngựa.

Ngựa trắng trên đồi Uffington


Chú ngựa này có chiều dài 114m, cao gần 34m, được vẽ bằng bột phấn, nằm trên ngọn đồi Ngựa Trắng ở Uffington, Oxfordshire, Anh. Con ngựa được tạo thành bởi những rãnh sâu, sau đó rắc đầy bột phấn trắng lên. Khu vực này được chăm sóc định kỳ trong suốt lịch sử để không bị mọc trùm lên. Không ai biết chính xác vì sao bức họa 3.000 tuổi này xuất hiện ở đây hay vì sao người ta dùng phấn trắng để tạo hình nó. Tuy nhiên, chắc chắn đây là hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh, vì ngựa trắng cũng thấy trên đồng tiền xu Celtic, lưu hành trước khi La Mã chiếm đóng Anh.

Cũng có một số người cho rằng đây không phải ngựa mà là rồng. Theo truyền thuyết, Thánh George đã giúp dân trừ diệt con rồng hung ác, sau khi con rồng chết, máu của nó chảy ra thành hình con rồng, khiến cỏ không thể nào mọc lên được.

Ngựa khảm lửa ở thành Pompeii

Pompeii bị phá hủy, chôn vùi hoàn toàn trong vụ phun trào của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên. Năm 1748, Pompeii bất ngờ được khám phá, việc khai quật Pompeii đã đem đến những chi tiết quý giá về cuộc sống của một thành phố ở thời cực thịnh của đế chế La Mã. Trong số những di vật tìm thấy tại Pompeii, có bức tranh khảm lửa về Alexander Đại đế trong tư thế cưỡi ngựa, niên đại khoảng 100 năm trước Công nguyên. Những chú ngựa được vẽ sống động, với đôi mắt hoang dã. Không phải ngẫu nhiên mà ngựa được coi là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh. Với các nhà nghiên cứu, bức tranh là một minh chứng ngựa được sử dụng như phương tiện di chuyển thượng lưu của vua chúa cách đây khoảng 2.000 năm. Bức tranh cũng cho thấy cách đóng yên cương và cưỡi ngựa thời xưa. Bức tranh đang được bảo quản cẩn thận tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Naples, Italy.

Chợ ngựa của Rosa Bonheur

Khi tổ chức triển lãm đầu tiên mang tên Chợ ngựa (The Horse Fair) tại Paris Salon năm 1853, Rosa Bonheur đã là một họa sỹ tên tuổi và uy tín không chỉ của Pháp mà còn của thế giới. Tuy nhiên, không tác phẩm nào trước đó của bà được ca tụng nhưng bức sơn dầu khổ lớn tại triển lãm ở Paris năm đó. Bức tranh miêu tả sống động và đặc sắc những chú ngựa tại một chợ ngựa ở Pháp, sau đó lần lượt được triển lãm tại in Paris, Ghent và Bordeaux, Anh và Mỹ, trở thành một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Bảo tàng Metropolitan. Để có được tác phẩm đó, trong một năm rưỡi, tuần 2 lần Rosa Bonheur đóng giả nam (để tránh bị chú ý) đến chợ ngựa vẽ phác thảo. Giai đoạn cuối, bà lấy cảm hứng từ George Stubbs, Théodore Gericault, Eugène Delacroix và bức điêu khắc Hy Lạp cổ đại để hoàn thành tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của mình.

Ngựa phi nước đại trong hang Lascaux

Vì sao hình ảnh của ngựa nói riêng và hình ảnh các con vật nói chung luôn xuất hiện trong các bức họa trên đá của người cổ đại? Theo Ts Lorblanchet, người cổ đại nghĩ vách đá là nơi chứa đựng quyền lực siêu nhiên, họ vẽ lên đó những con vật truyền sức mạnh cho họ. Cũng có ý kiến cho rằng đây là cách làm phép thuật để cầu một mùa săn bắn bội thu.

Hang Lascaux ở Dordogne, Pháp được phát hiện lại lần đầu tiên vào năm 1940, không lâu sau đó đã thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch. Điểm hấp dẫn của Lascaux là rất nhiều bức tranh trên đá có niên đại khoảng 17.300 năm, đặc biệt là bức tranh ngựa phi nước đại, thể hiện rõ năng lực sáng tạo của con người bấy giờ. Họa sỹ cổ đại thường vẽ những gì nhìn thấy hơn là những gì họ tưởng tượng. Hình ảnh đôi chân trước giang rộng trên thềm đá của chú ngựa (rất giống với hình ảnh ngựa ta thấy bây giờ) trên vách đá hang Lascaux là một minh chứng cho việc sử dụng luật phối cảnh tạo cảm giác thật của họa sỹ cách đây hàng nghìn năm.

Hiện hang Lascaux đóng cửa, không cho khách tham quan, nhằm bảo vệ các bức tranh tường không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mạnh cũng như ẩm và mốc.

Ngựa trong nghệ thuật ảnh 5Bức điêu khắc dang dở của Da Vinci

Năm 1482, Ludovico Il Moro, Công tước xứ Milan đã giao nhiệm vụ cho danh họa Leonardo da Vinci thực hiện bức điêu khắc ngựa lớn nhất thế giới với mục đích tôn vinh cha của mình, Francesco. Leonardo đã vẽ nhiều bản phác thảo, thiết kế để chuẩn bị thực hiện tác phẩm này nhưng tất cả phải dừng lại vào năm 1499 khi lính Pháp đánh chiếm Milan. Mô hình đất sét cho tác phẩm của Leonardo bị phá hủy. Khoảng 5 thế kỷ sau, người ta đã dựa trên những chi tiết còn sót lại bản phác thảo của Leonardo để thực hiện các tác phẩm điêu khắc. Đã có 2 tác phẩm theo thiết kế này được hoàn thành, một đang đặt ở San Siro Hippodrome, Milan, một đặt ở Grand Rapids, Michigan.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Ngựa trong nghệ thuật
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO