"Ngọn đuốc sáng" dân vận trên miền biên viễn xứ Nghệ

Những năm qua, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc ở huyện vùng cao Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và trong các phong trào “thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa”…

Họ được ví như một “ngọn đuốc sáng” mà chỉ khi đến được tận nơi mới thấy được điều họ nói, việc họ đã và đang làm tỏa một ánh sáng làm ấm cả miền biên viễn xa xôi nơi họ sinh sống. Trong số những người nhóm lên “ngọn đuốc sáng” đó có đồng chí Và Khua Đớ - Trưởng bản Huồi Cọ, xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An.  

Về bản Mông Huồi Cọ những ngày cuối hè, cơn mưa giao mùa cùng những mảng sương mù kín, le lói xuyên qua ánh nắng ươm như trải dài trên con đường bê tông nối từ Quốc lộ 16 vắt đỉnh Pu Ka về bản. Chỉ hơn 3 km thôi, nhưng như thách thức với những ai lần đầu đặt chân đến nơi đây, bản Huồi Cọ, xã biên giới Nhôn Mai, huyện miền núi rẻo cao Tương Dương, Nghệ An.

Thế mà mới gần 6 giờ sáng, giữa lưng chừng núi đã thấp thoáng ánh đèn pha và nghe rõ tiếng chuyện trò của nhiều tốp người hớn hở lên nương, kẻ xuống núi với chiếc gùi chất đầy trái ngọt. Niềm vui vẫn còn đọng trên nụ cười, ông Và Xai Tểnh, là một trong những hộ từng nhiều lần vượt biên tìm miền đất hứa nơi xứ người kể lại khi gặp chúng tôi: Do ở trên đỉnh núi cao, lại gần Lào hơn so với về trung tâm xã, nên những năm 1990 trở về trước, người lạ dễ lợi dụng, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa họ này với họ kia, phá vỡ các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của đồng bào Mông như: Bỏ thờ cúng tổ tiên, ma chay, phong tục tập quán của người Mông.

Nhiều hộ đã bỏ nhà cửa và di cư tự do... Ông Và Xai Tểnh cho biết thêm.“Trước đây cả gia đình sang Lào, họ cũng không nhận là công dân của họ, làm chi cũng sợ, lúc đó quay về thì lại sợ dân bản cười, khinh. Biết chuyện, trưởng bản Khua Đớ đã tìm cách liên lạc khuyên bảo và giúp gia đình quay về bản, sau đó đến tận nhà bày cách trồng cỏ, trỉa ngô, chia giống bò, lợn cho nuôi rẽ. Thế là cuộc sống cũng ổn định, không còn ý định bỏ đi đâu nữa”

Trưởng bản Khua Đớ trao đổi kinh nghiệm trồng dưa xen ngô trên đất dốc với cán bộ xã
Trưởng bản Khua Đớ trao đổi kinh nghiệm trồng dưa  xen ngô trên đất dốc với cán bộ xã

Vừa kể câu chuyện về quá trình hồi hương của mình, ông Và Xai Tểnh dẫn chúng tôi đến nhà trưởng bản Và Khua Đớ, người được dân bản xem như là “ngọn đuốc” soi đường.

Trong ngôi nhà gỗ Sa Mu vững chãi, ánh lửa bập bùng, ánh lên vầng trán cao, lúc nhăn, lúc căng bóng khi kể câu chuyện của bản những năm 2000 trở về trước: Hồi đó, Huồi Cọ được gọi là “Cổng trời 4 không”, điện, đường, trường, chợ đều không, cuộc sống của 46 hộ dân hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Năm 2004 ông được người dân tín nhiệm bầu giữ nhiều chức vụ, phó bản, trưởng bản, lên bí thư, rồi lại trưởng bản. Ở cương vị nào ông cũng luôn trăn trở, làm thế nào để bản có thêm đảng viên để xây dựng đội ngũ cốt cán cùng đoàn kết , tìm hướng đi cho dân mình bớt khổ.

Giải pháp ngày đó được ông nhận định là giao các đoàn thể phát hiện quần chúng ưu tú để vận động, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng. Do nhận thức chưa đúng về đảng nên việc vận động rất khó, phải ưu tiên tập trung vào lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên để bồi dưỡng và kết nạp.

Từ 3 đảng viên lên 5 đảng viên trong chi bộ… Dù mỏng, nhưng đủ để vận dụng trong việc tích cực phổ biến, quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Qua quá trình triển khai, ông nhận ra, cái vòng luẩn quẩn của đói, nghèo mà bản mình không thể thoát ra được, là vì chưa có sự chỉ đường sáng suốt, bản lại ở giáp biên giới nước bạn Lào, giao thông khó khăn, người dân sản xuất được hoa màu cũng không tiêu thụ được... ông trăn trở và xác định, chỉ có mở rộng con đường mới phát triển kinh tế được. Ông đã chủ động bàn với cấp ủy, ban quản lý bản, đi khảo sát con đường mòn đã có để mở thêm con đường.

Việc mở đường vượt nguyên một quả núi (núi Pu Ka), nhiều người cho là “Hoang tưởng”. Nhưng với vai trò là người đứng đầu, trước tiên ông đã vận động trong các thành viên gia đình, họ tộc, sau đó đến các đồng chí trong cấp ủy, ban quản lý cùng tham gia. Thấy từng mỏm đá được vỡ, hốc đất được đào đắp, nắng, mưa không nề của trưởng bản và các thành viên, người dân đã tự nguyện tham gia. Sau hơn 2 tháng ra quân, hàng trăm khối đất đá được đào, đắp mở ra con đường men theo những vực sâu hiểm trở... Khi mà khối lượng công việc mới chỉ hơn nửa chặng đường, nhiều hộ đã cảm thấy chán nản.

Thấy vậy trưởng bản lại nhớ lời dạy của Bác “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”, với tâm niệm đó trưởng bản Khua Đớ lại họp, rồi lên từng nhà, gặp từng người để bàn, để nói cho bà con hiểu và cùng chung tay rút ngắn thời gian thông tuyến. Trong suốt thời gian dài mở đường, ông luôn sẵn sàng góp lương thực, thực phẩm gấp đôi, gấp ba so với các hộ khác, thậm chí cắt cử người nhà nấu ăn phục vụ bà con để bà con không thấy đói, không lo thiếu ăn trong suốt thời gian mở đường, thông tuyến.

Một lần nữa, trước sự quyết tâm của trưởng bản, những hộ đã từng bỏ giữa chừng lại tự nguyện đi đầu, nhận những đoạn khó nhất để làm. Các hộ khác chia nhau mang đồ ăn, thức uống, cùng nhau ăn rừng, nằm lán, nhưng nụ cười vẫn thường trên cả ánh mắt và tiếng Cự xia (dân ca Mông) hòa cùng tiếng nói cười rôm rả.

Tiếng lành đồn xa, về sự đoàn kết của cấp ủy, ban quản lý và nhân dân Huồi Cọ, năm 2015 huyện đã chỉ đạo đưa máy móc giúp bản những đoạn khó nhất, còn xã Nhôn Mai đã huy động thêm hàng nghìn ngày công giúp Huồi Cọ mở đường.

Thế là con đường rộng 3m, dài hơn 3km vượt đỉnh Pu Ka, nối với đường 16 được hoàn thành như thế.Trưởng bản Khua Đớ phấn khởi lắm, lời chia sẻ vẫn còn nguyên cảm xúc: “Bản ta vui lắm, ngày thông đường, chiếc xe máy đầu tiên đến được với bản là cán bộ xã đưa cây con giống đến cho bản trồng và nuôi. Cả già trẻ ai cũng lạ lẫm, xen lẫn vui mừng, nhất là các cụ già chưa một lần thấy xe, họ sờ, gõ chiếc xe mà ta thấy vui. Cũng từ đó quả dưa, bắp ngô, củ sắn, bó rau cải và cái gì cũng có thể kiếm ra tiền để đổi đồ dùng”.

Những mặt hàng nông phẩm được người dân vận chuyển dễ dàng về bản tại trung tâm xã
Những mặt hàng nông phẩm được người dân vận chuyển dễ dàng về bản tại trung tâm xã

Khi đường đã thông, trưởng bản Khua Đớ lại trăn trở với việc làm ăn, làm giàu của bà con. Dù quỹ đất dọc tuyến đường vừa được mở còn dồi dào, trong khi người dân vẫn duy trì tập quán canh tác, chăn nuôi cũ. Ông lại bàn tìm hướng phát triển sản xuất, trồng sắn, trồng cỏ, làm thức ăn chăn nuôi gia súc trên chính đỉnh núi Pu Ka đó.

Người dân Huồi Cọ lại thấy trưởng bản nhiều lần ngược xuôi xin xã hỗ trợ đề án phát triển cây sắn, ngô xen dưa chuột đặc thù của người Mông. Ngay vụ đầu tiên đã có 85% hộ dân tham gia trồng gần 6ha sắn ngô xen dưa có bán ra thị trường, với số lượng tiêu thụ ngô, dưa từ 6-7 tạ/ngày.

Người dân còn nhớ năm 2020, những cơn giông lốc, mưa đá liên tục tàn phá 30ha chanh leo, mô hình được huyện vừa nhân rộng thành công và từng mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con…

Lại một lần nữa trưởng bản Khua Đớ trong mắt người dân Huồi Cọ lúc đó, như “ngọn đuốc sáng” khi thấy trưởng bản xắn quần, bận áo lên từng rẫy, khoảnh đồi bản trên, xã dưới học cách trồng giống cây “cũ mà mới”, đó là cây sắn cao sản, một loài cây được cho là mới, nhưng không lạ mang về trồng thử trên rẫy Ka Dò và trải dọc đỉnh Ku Dò (tên quả núi bà con Huồi Cọ trồng sắn), đồng thời nhận khoanh vùng bảo vệ và nhân rộng giống cây Đào cổ, cây Bo Bo…

Từ chưa bao giờ nghĩ mình có thể trồng được, mà nhờ cái miệng nói hay, cáy tay làm làm giỏi ấy nay đã ngút ngàn hơn 37ha sắn cao sản, mầm nụ của những cây đào cổ Mông, đua nhau vươn vẫy trên 18ha cùng với 15ha diện tích cây Bo Bo tự nhiên được 20 hộ dân nhận quản lý bảo vệ và nhân rộng trải dài khắp các quả núi, hứa hẹn những mùa no ấm, đoàn kết xum vầy.

Đồng chí Lô Thị Dung - Phó Bí thư Đảng ủy xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương tự hào khi được hỏi về người có uy tín nhất trong đồng bào Mông xã Nhôn Mai:“Chúng tôi rất tự hào khi có một trưởng bản làm dân vận rất khéo như Khua Đớ, biết trăn trở về cuộc sống của đồng bào mình, mà không trông chờ vào bất cứ một sự ưu ái nào của Đảng, Nhà nước. Bằng cái tâm và sự nhiệt tình để chỉ bày, làm cho dân thấy và rồi khuyên nhủ bà con cùng làm. Nay bản đã có đường thông, biết làm kinh tế”.

Nhờ cái nghĩ, cách nói và cái chân biết đi, cái tay biết chỉ, để cái vòng luẩn quẩn ôm mồ hôi, nước mắt của người dân nơi bản xa biên giới thành niềm vui, hiện rõ trên từng ánh mắt, nụ cười sau mỗi vụ hoa thơm, củ ngọt, hạt bùi.

Đặc biệt người dân đã từng bước cởi bỏ được thói trông chờ, ỷ lại, để thay vào đó là làm tinh thần, trách nhiệm với chính cuộc sống gia đình, bản thân mình, biết làm theo trưởng bản chăm sóc vật nuôi theo hướng hàng hóa, duy trì được tổng đàn, với 426 con trâu, bò, hơn 2000 con gà đen bản địa, đồng thời xây dựng được hợp tác xã sản xuất nông nhiệp, tạo điểm tựa cho người dân yên tâm sản xuất chăn nuôi mà không lo việc tiêu thụ nông phẩm.

Đồng chí Lữ Văn May -  Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy nhận xét: “Về phong trào “Dân vận khéo” của huyện những năm gần đây thực sự có nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhưng cái cốt lõi vẫn là từ những người có uy tín như trưởng bản Huồi Cọ, cộng với sự đoàn kết của tập thể cấp ủy, ban quản lý và sự nỗ lực của nhân dân.

Nhờ đó nay bản chỉ còn 40% hộ nghèo, có đến 98% hộ đạt gia đình văn hóa, 20 năm giữ vững bản văn hóa cấp tỉnh, chi bộ nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh, riêng trưởng bản Khua Đớ được xem như “ngọn đuốc sáng” trên đỉnh núi cao biên giới, rất nhiều lần được vinh danh cấp huyện, tỉnh.

Trên đường phát triển

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024
Địa phương

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024

Những ngày cuối năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã hoàn thành và đưa vào vận hành 10 công trình lưới điện 110kV tại các tỉnh phía Nam, với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các công trình này kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, đồng thời hỗ trợ giải tỏa công suất từ các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực.

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế
Trên đường phát triển

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt 85 - 90%, tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Qua đó, giúp người dân thấy được lợi ích khi tham gia BHYT, hướng đến bao phủ BHYT toàn dân.

Hà Nội chú trọng kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong xây dựng NTM
Trên đường phát triển

Gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập của người dân, thành phố Hà Nội chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp. Do đó, diện mạo nông thôn mới ở nhiều địa phương có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại tạo nên không gian sống thân thuộc, yên bình cho người dân. Việc quan tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp cũng là cách để người dân địa phương tích cực, tự giác hơn trong xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Ninh Bình quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện
Trên đường phát triển

Để trẻ em nghèo được chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện

Để giúp các em, nhất là những trẻ em nghèo được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa như: triển khai các chính sách bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, có chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, tư pháp...

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.