“Ngọn đuốc mồi” cho nhạc kịch Việt

Hai lần đảm nhiệm vai chính của hai vở nhạc kịch là hai lần ca sĩ LÊ VIỆT ANH vượt lên chính mình, sống với nhân vật. Theo anh, nhạc kịch là bước đi mới để khán giả có cái nhìn bao quát hơn về con người, xã hội, lịch sử. Trong tương lai, cần có thêm những "ngọn đuốc mồi" cho nhạc kịch Việt vốn còn non trẻ.

Sống với nhân vật…

- Là ca sĩ nhạc nhẹ, trước khi tham gia hai vở nhạc kịch "Sóng" và "Lửa từ đất", anh có nghĩ mình sẽ theo đuổi con đường này không?

d3.jpg
Ca sĩ Lê Việt Anh. Ảnh: NVCC

- Thực sự Việt Anh chưa bao giờ nghĩ đến nhưng duyên tới bất ngờ. Cách đây 3 năm, trong bối cảnh Covid-19, tôi nhận lời mời tham gia vở Sóng của Nhà hát Tuổi Trẻ. Tôi đến với nhạc kịch trong tâm thế mới mẻ, chỉ biết là bộ môn khó, rất kén người nghe. Trong ca nhạc, Việt Anh có thể hát một lúc đến 20 bài, làm chủ hoàn toàn sân khấu và âm nhạc. Còn trên sân khấu nhạc kịch, êkíp có khi lên đến mấy chục người, khối lượng công việc và áp lực rất lớn, đòi hỏi kỹ năng nhuần nhuyễn, trau chuốt, phải khổ luyện.

- Anh đã điều chỉnh giọng hát, kỹ thuật diễn xuất ra sao để đáp ứng yêu cầu của nhạc kịch?

- Vai Đăng Dương (nguyên mẫu Lưu Quang Vũ) trong Sóng là hình ảnh chàng trai tài năng, hào hoa, đa tình, nên yếu tố lãng mạn đậm đặc. Đến Lửa từ đất (cũng của Nhà hát Tuổi Trẻ - PV), thử thách lớn là thể hiện tinh thần anh dũng, kiên cường, sự trưởng thành vượt bậc của một thanh niên sớm gánh vác trọng trách Bí thư Thành ủy đầu tiên của Hà Nội. Đây là nhân vật chính trị nên thể thức âm nhạc rất khác so với Sóng hay các dự án khác mà Việt Anh đã thể hiện.

Rất may nhạc sĩ Minh Đạo, Giám đốc âm nhạc của vở Lửa từ đất hiểu chất giọng của Việt Anh, biết cách tạo “đất diễn” cho tôi. Anh viết các ca khúc theo kiểu “đo ni đóng giày” cho tiếng hát của Việt Anh, để mình không bỡ ngỡ với các bài giàu tính sử thi, chính trị. Cùng với đó, lối diễn xuất, hóa thân vào nhân vật phối hợp động tác nhảy múa… không đơn giản.

Coi nhạc kịch như lớp phù sa, mỗi ngày tập luyện là một ngày bồi đắp, Việt Anh cố gắng ưu tiên yêu cầu của đạo diễn, sau đó thu nạp năng lượng và sáng tạo, thăng hoa.

- Điều gì mang lại xúc cảm cho anh khi hóa thân vào các nhân vật lịch sử?

- Việt Anh luôn quan tâm đến tình hình đất nước nên khi tham gia tác phẩm về đề tài cách mạng, anh hùng dân tộc, tôi cảm thấy rất tự hào. Cũng nhờ tham gia vở nhạc kịch về Nguyễn Ngọc Vũ, tôi có dịp hiểu hơn về ông, người được đặt tên cho con đường ngay gần nhà tôi. Thực ra, người Hà Nội biết nhiều đến Chủ tịch đầu tiên của Hà Nội là bác sĩ Trần Duy Hưng mà ít biết Bí thư Thành ủy đầu tiên Nguyễn Ngọc Vũ. Ông sinh ra trong gia đình khá giả, tuổi đời còn trẻ nhưng đã sớm giác ngộ, tin theo ngọn cờ cách mạng. Đó là điều đặc biệt.

- Sau công diễn đêm 15 - 16.3 vừa qua, anh và êkíp đón nhận phản hồi từ khán giả như thế nào?

- Hai đêm diễn đã nhận được phản hồi tích cực từ công chúng và giới chuyên môn. Thậm chí, có người nói vở diễn đóng góp vào dấu mốc quan trọng trong nghệ thuật nhạc kịch Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng diễn biến vở nhạc kịch hơi “nặng”.

d1.jpg
Phân đoạn trong vở nhạc kịch "Lửa từ Đất". Ảnh: NVCC

Lửa từ đất mở ra trong bối cảnh Nguyễn Ngọc Vũ đã giác ngộ, đi theo lý tưởng cách mạng, đảm nhiệm trọng trách và liên tục làm việc, nhận nhiệm vụ, sau đó bị địch bắt, tra tấn, đổ bệnh và qua đời. Có thể nói, nội tâm nhân vật không có chỗ nào để “thở” cả, nên chăng cho nhân vật có khoảng nghỉ ngơi, được yêu, tức là đan xen thêm yếu tố lãng mạn, bay bổng cho vở nhạc kịch. Việt Anh nghĩ rằng đó là điều sân khấu ước lệ hoàn toàn có thể làm được. Việt Anh truyền đạt ý kiến đó và êkíp đã quyết định có chút thay đổi trong lần trình diễn trước đông đảo đối tượng công chúng tháng 4 tới.

Tạo dựng nền tảng vững chắc

- Nhạc kịch vẫn là thể loại mới mẻ, chưa phổ biến tại Việt Nam. Theo anh, đâu là thách thức lớn nhất để đưa nhạc kịch đến gần hơn công chúng?

- Việt Anh cho rằng phát triển nhạc kịch ở Việt Nam phải mở rộng tầm ảnh hưởng. Muốn vậy, trước hết cần sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo, thể hiện qua chủ trương đầu tư, khuyến khích sân khấu nhạc kịch. Đây là hướng phát triển lâu dài nhưng phải xác định là vô cùng gian nan. Làm một tác phẩm sân khấu nói chung đã khó, nhạc kịch còn khó hơn rất nhiều. Chúng tôi thường nói với nhau làm nhạc kịch như vỡ hoang, lao lực mà dễ nản khủng khiếp. Ở Việt Nam đã có cộng đồng yêu nhạc kịch nhưng còn quá ít so với lượng khán giả nghe nhạc phổ thông. Tương lai cần có thêm những "ngọn đuốc mồi" như Nhà hát Tuổi trẻ hay Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long với vở Chí Phèo cũng rất thành công…

- Thực ra Việt Nam có không ít nghệ sĩ tài năng trong lĩnh vực ca hát, diễn xuất. Theo anh, cần làm gì để phát triển thế hệ nghệ sĩ chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu cao của nhạc kịch?

- Phát triển phải đi từ gốc. Việt Anh cho rằng đầu tiên phải xuất phát từ chủ trương, chính sách với ngành sân khấu nói chung, nhạc kịch nói riêng. Thứ hai là nguồn lực từ các cơ sở đào tạo, hình thành các khoa nhạc kịch tạo nguồn lực dồi dào cho tương lai. Cộng thêm đội ngũ dám tiên phong, dám làm. Các nhà hát sẵn quân số nhưng thường chỉ giỏi 1 trong 3 lĩnh vực, trong khi nhạc kịch đòi hỏi cả 3 yếu tố: hát tốt, diễn hay, nhảy múa giỏi. Vì thế, phải đào tạo bài bản từ đầu mới có nền tảng phát triển vững chắc.

- Sau thành công của "Lửa từ đất", anh có thể chia sẻ một số dự định sắp tới của mình?

- Vào dịp Quốc khánh 2.9 sắp tới, Việt Anh sẽ cho ra mắt MV lấy cảm hứng từ nhân vật lịch sử để nói về tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Sản phẩm này sẽ kết hợp với nghệ sĩ chơi đàn nhị, NSƯT Dương Thùy Anh. Năm nay Việt Anh cũng ấp ủ ra mắt 2 single tình ca. Về nhạc kịch, đến giờ Việt Anh không thể nói là dạo chơi nữa. Ngoài tiếp tục lan tỏa vở nhạc kịch Lửa từ đất đến đông đảo công chúng, nếu có kịch bản hay, Việt Anh vẫn muốn tham gia, sắm vai nhân vật thời hiện đại chẳng hạn… Còn xa hơn, nói vui là bao giờ mình giàu, có thể làm một vở nhạc kịch, biết đâu…

- Xin cảm ơn anh!

Văn hóa

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO
Văn hóa

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO

Festival Phở 2025 đã chính thức khép lại, để lại trong lòng người tham dự những dư âm khó phai về một sự kiện văn hóa đậm chất Việt. Không chỉ là một lễ hội ẩm thực, Festival Phở 2025 còn là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch và thực khách trong nước, ngoài nước, lễ hội đã khẳng định vị thế của phở - món ăn quốc hồn quốc túy trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, đồng thời khắc họa sâu sắc câu chuyện về con người, lịch sử và bản sắc Việt Nam.

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật
Văn hóa - Thể thao

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật

Từ ngày 22.4 - 2.5, tại sảnh chính của Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, trưng bày các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”, truyền cảm hứng cho tài năng trẻ và người khuyết tật dám ước mơ và theo đuổi đam mê hội họa.

Chiến dịch Huế và Đà Nẵng là hoạt động trọng tâm tiếp sau chiến thắng Tây Nguyên
Văn hóa

Điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch Trị Thiên - Huế, chiến dịch Đà Nẵng là các chiến dịch đặc biệt, được tổ chức trong quá trình phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Thắng lợi của hai chiến dịch này cùng với chiến dịch Tây Nguyên đã làm thay đổi so sánh lực lượng về mặt chiến lược, góp phần tạo điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.