Cải cách giáo dục ở Nhật Bản

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học

Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ toàn diện, sáng tạo và hòa nhập toàn cầu, Nhật Bản chú trọng đưa ra nhiều biện pháp cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho toàn xã hội. Trong đó, tiếng Anh và lập trình sớm được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học.

Tiếng Anh - môn học bắt buộc từ tiểu học

Trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay, trình độ tiếng Anh đã trở thành công cụ giao tiếp quan trọng. Tuy nhiên, giáo dục tiếng Anh truyền thống thường chỉ bắt đầu bằng các chương trình học tiếng Anh chuyên sâu từ cấp trung học cơ sở, dẫn đến hạn chế về thời gian và gánh nặng học tập quá mức. Trung bình, học sinh học tiếng Anh trong 10 năm từ trung học cơ sở đến đại học. Các em học tiếng Anh tổng cộng khoảng 625 giờ trong 6 năm, với 265 giờ ở trung học cơ sở và khoảng 360 giờ ở trung học phổ thông. Mặc dù học tiếng Anh với khối lượng đáng kể như vậy, trình độ tiếng Anh trung bình của người Nhật Bản được đánh giá thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác. Nhật Bản chỉ xếp thứ 26 trong số 29 quốc gia châu Á về điểm TOEFL IBT trung bình.

Lập trình và tiếng Anh trở thành hai môn bắt buộc ở các trường tiểu học Nhật Bản. Nguồn: Nikkei Asia
Nguồn: Nikkei Asia

Do đó, bắt đầu từ năm 2020, đất nước mặt trời mọc tiến hành cải cách quan trọng trong giáo dục tiếng Anh ngay từ cấp tiểu học. Điều này bao gồm việc kết hợp 35 giờ “hoạt động ngoại ngữ” mỗi năm ở lớp 3 và 4, và 70 giờ mỗi năm ở lớp 5 và 6. Ngoài ra, tiếng Anh đã trở thành môn học ở lớp 5 và 6 trong danh mục “học ngoại ngữ”. Các nhà hoạch định kỳ vọng, học sinh Nhật Bản sẽ được học tiếng Anh ở giai đoạn sớm hơn, từ đó thúc đẩy phát triển các kỹ năng cơ bản. Ngoài ra, việc đưa tiếng Anh thành môn học ngoại ngữ cũng giúp nâng cao động lực học tập của học sinh.

Khi tiếng Anh phát triển thành môn học chuyên biệt, giáo viên tiểu học được yêu cầu nâng cao trình độ về tiếng Anh và thích nghi với môi trường giáo dục đang thay đổi. Ngoài ra, Nhật Bản còn chú trọng nghiên cứu, cải tiến liên tục nội dung và phương pháp luận trong giáo dục tiếng Anh để tạo môi trường học hiệu quả hơn.

Thay vì chú trọng nhiều vào kỹ năng đọc và viết như cách giáo dục truyền thống, các trường tiểu học đang tập trung khuyến khích học sinh giao tiếp tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ. Việc tạo ra môi trường giao tiếp sớm giúp học sinh tiểu học làm quen với việc nghe và nói tiếng Anh, từ đó trở nên tự tin và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trôi chảy.

Đầu tháng 5.2024, kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học (MEXT) cho thấy, trình độ tiếng Anh của học sinh đang được cải thiện ở cấp học cao hơn. Tỷ lệ học sinh cuối cấp ở trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt mức 3 và Pre-2 trong các bài kiểm tra trình độ Eiken đều tăng vượt mốc 50%. Chính phủ đang mong muốn tỷ lệ đó sẽ vượt qua 60% vào năm tài chính 2027. 

Kết quả kiểm tra được xếp theo 7 mức từ thấp đến cao của Eiken gồm 5, 4, 3, Pre-2, 2, Pre-1, 1. Mức từ 5 đến 3 tương đương với trình độ của học sinh cấp 2, còn mức Pre-2 đến 2 tương đương với trình độ của học sinh cấp 3, theo chuẩn do MEXT đưa ra.

Thiết lập chương trình giáo dục lập trình mới

Lập trình ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội ngày nay khi công nghệ thông tin tiếp tục phát triển. Thực tế, nó đang trở thành một trong những kỹ năng được chú trọng nhất trên toàn cầu. Theo báo cáo của Forbes và Yahoo, các công việc đòi hỏi kỹ năng lập trình như kỹ sư máy tính, nhà phát triển website/ ứng dụng... luôn nằm trong tốp những công việc thiếu hụt nhân sự, song đồng thời cũng đem lại thu nhập hấp dẫn nhất. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy các quốc gia tập trung khuyến khích giáo dục về lập trình rộng rãi tới mọi cấp học.

Tuy nhiên, giáo dục lập trình đã vắng bóng đáng kể trong chương trình giáo dục thông thường ở Nhật Bản, khiến giới chức nước này lo ngại về sự thiếu hụt các kỹ năng công nghệ thông tin của học sinh. Vì vậy, giáo dục lập trình đã trở thành bắt buộc ở các trường tiểu học kể từ năm 2020, khi Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách giáo dục lớn nhất kể từ thời hậu chiến. Mục đích của chương trình giáo dục không chỉ là học các kỹ thuật hoặc ngôn ngữ lập trình, mà còn tập trung vào việc phát triển tư duy logic lẫn kỹ năng giải quyết vấn đề. Hơn nữa, lập trình được tích hợp vào nhiều môn học khác nhau, thay vì được coi là một môn học độc lập, khuyến khích học sinh áp dụng tư duy lập trình vào nhiều lĩnh vực học tập. Chẳng hạn, giáo dục lập trình thường được đưa vào các môn học như "Nghiên cứu tích hợp" (Sogo Gakushu) hay "Công nghệ và kinh tế gia đình" (Kogyo Shido)…

Với sự ra đời của chương trình giáo dục lập trình mới, học sinh sẽ có cơ hội phát triển tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề ngay từ nhỏ. Các em cũng trở nên sáng tạo hơn khi tự tạo trò chơi, hoạt ảnh hay ứng dụng đơn giản của riêng mình. Thậm chí, học sinh còn được giới thiệu các khái niệm mã hóa cơ bản như chuỗi, vòng lặp và điều kiện… Nhờ được tiếp xúc từ sớm, trong tương lai, dự kiến sẽ có nhiều học sinh hơn quan tâm đến công nghệ thông tin, và khi trưởng thành có khả năng tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn đòi hỏi kỹ năng lập trình nâng cao... 

Quốc tế

 Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)
Nghị viện thế giới

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.

 Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ
Quốc tế

Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ

Các hoạt động lừa đảo trực tuyến đang làm thay đổi hồ sơ của nạn buôn người. Bối cảnh ngày càng phát triển của tuyển dụng lao động kỹ thuật số và các hoạt động xuyên biên giới được hỗ trợ bởi internet đã khiến cuộc chiến chống buôn người trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Tấm khiên pháp lý liên tục được hoàn thiện
Nghị viện thế giới

Tấm khiên pháp lý liên tục được hoàn thiện

Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tội phạm mua bán người. Quốc gia này đóng vai trò là cả nước nguồn, nước trung chuyển và nước đích đến đối với nạn nhân bị mua bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bị mua bán nhằm mục đích cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục. Chính vì vậy, ngay từ rất sớm, Thái Lan đã chú trọng xây dựng các khuôn khổ pháp lý và thành lập các cơ quan để trấn áp loại hình tội phạm này.

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha
Quốc tế

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha

Trận lũ quét tàn phá miền đông Tây Ban Nha đã khiến số người thiệt mạng tăng lên gần 160 người, ô tô chất đống trên đường, nhà cửa ngập bùn đất. Đây là thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong lịch sử hiện đại.

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Trong khi cả thế giới đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống ở cường quốc số một thế giới thì dường như điều này không quá được quan tâm ở Trung Quốc - với cảm giác rằng bất kể ai thắng, căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19
Quốc tế

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19

Rạng sáng 30.10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19 mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung. Sự kiện cho thấy Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thám hiểm không gian khi khẳng định sức mạnh vũ trụ của mình.

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Hồi tháng 9, người ta đã từng đặt câu hỏi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Khi được hỏi liệu ông thích Donald Trump hay Kamala Harris, ông Putin đã mỉm cười và nhướn mày, đồng thời khiến người nghe phải ngạc nhiên với câu trả lời hóm hỉnh của mình.

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri
Thế giới 24h

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri

Tương lai chính trị của Nhật Bản trở nên bất định sau cuộc tổng tuyển cử ngày 27.10 khi lần đầu tiên sau 15 năm, đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác liên minh cầm quyền, Komeito, đã mất đi thế đa số tại Hạ viện. Kết quả bầu cử lần này đặt ra câu hỏi: liệu phe đối lập có đủ thống nhất để định hướng chương trình nghị sự của Hạ viện và khiến Thủ tướng Shigeru Ishiba trở thành vị Thủ tướng nắm quyền ngắn kỷ lục trong lịch sử Nhật Bản?

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025
Quốc tế

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố đổi tên “Phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này thành “Thuế đi lại” được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài và cải thiện các tiện nghi cơ bản. Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm
Quốc tế

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm

Kể từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm, đã có không biết bao nhiêu các động thái tương tự diễn ra ở khắp các nước trên thế giới, như một minh chứng cho quyền giám sát của cơ quan lập pháp. Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thủ tục đặc biệt này.

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?
Thế giới 24h

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?

Cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, nhân vật đầu não của vụ tấn công vào Israel tháng 10.2023, đã khiến nhiều người trong và ngoài Israel hy vọng đây có thể là thời điểm để nước này thu hẹp quy mô cuộc chiến ở Gaza, tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin. Nhưng đúng một tuần sau cái chết của Sinwar, thực tế đã chứng minh điều ngược lại - tình trạng leo thang gần đây của các cuộc tấn công cho thấy bạo lực đang gia tăng, thay vì lắng xuống.

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới
Quốc tế

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới

Trong bước đi táo bạo hướng tới đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Hội đồng lập pháp (Quốc hội) El Salvador đã thông qua Luật Năng lượng hạt nhân, được đánh giá là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển năng lượng hạt nhân của đất nước. Luật này đã được thông qua với sự đồng thuận của 57 trong số 60 thành viên Quốc hội, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Nuevas Ideas của Tổng thống Nayib Bukele. Mục tiêu của luật là điều chỉnh các hoạt động liên quan đến xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở năng lượng hạt nhân, tập trung vào việc sử dụng năng lượng vì mục đích hòa bình.