Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Nghiên cứu xây dựng các gói kích thích để đạt chỉ tiêu tăng trưởng

Chiều 14.2, tại phiên thảo luận Tổ 16 về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng đề xuất: Nghiên cứu các gói kích thích để đạt các chỉ tiêu tăng trưởng; có giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô; hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và giảm lãi suất thấp, tạo điều kiện để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh…

z6317265316185-3b278e4622c511024182fddbeff39b65.jpg
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Khánh Duy

Thảo luận tại tổ, các đại biểu cho rằng, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đều đạt và vượt; các đột phá chiến lược được triển khai quyết liệt với tinh thần đổi mới sáng tạo và sự quyết tâm cao độ, đạt được nhiều kết quả tích cực, là những điều kiện thuận lợi, thời cơ cho việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển…

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 trong tờ trình, Báo cáo của Chính phủ. Theo các đại biểu, cùng với việc xác định tư duy chiến lược, tầm nhìn phát triển trong kỷ nguyên mới, cần thống nhất cao về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt và vượt mục tiêu đề ra…

Nhiều ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục tăng cường năng lực nội sinh, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; đồng thời, nghiên cứu, bổ sung các chính sách cụ thể về tiền tệ, tài khóa để hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa; tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; cắt giảm thực chất thời gian thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp….

z6317039705540-1734142648a2ff31bcdebb99aafaf01c.jpg
ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Theo đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8%, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) đề nghị cần làm rõ các nội dung, chính sách nào tác động trực tiếp và làm thay đổi cục diện các chỉ tiêu tăng trưởng… “Nên chăng nghiên cứu các gói kích thích để đạt các chỉ tiêu tăng trưởng (như kích thích tiêu dùng, phát triển sản xuất, kích thích du lịch…), còn không nêu các chỉ tiêu đồng loạt và những chỉ tiêu không có tác động trực tiếp”, đại biểu đề xuất.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cũng đề nghị cần làm rõ kế hoạch sử dụng số bội chi, nợ công tăng thêm trong trường hợp điều chỉnh; đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý nợ công… Đối với các nhiệm vụ, giải pháp, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm và làm rõ căn cứ, cụ thể hóa các giải pháp cụ thể hơn.

“Đơn cử như các giải pháp liên quan đến thị trường tài chính chưa rõ ràng. Ví dụ, việc nâng hạng thị trường chứng khoán (trong thời gian 5-7 năm qua, không nâng được hạng, tiền vốn vào thị trường chứng khoán nhỏ giọt, giao dịch ảm đạm)… Do đó, có thể sử dụng chính sách tài khóa, giảm thuế liên quan giao dịch chính khoán, có thể kích thích nguồn tiền vào…”, đại biểu dẫn chứng và đề xuất.

z6317192032059-55c67ae17a46b74566ce559d0ad4c967.jpg
ĐBQH Nguyễn Thành Trung (Yên Bái) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Cùng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Thành Trung (Yên Bái) nhấn mạnh, 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2026); năm tăng tốc, bứt phá, về đích; năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới… Vì vậy, việc xây dựng Đề án bổ sung về kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi của Đề án; đồng thời, nghiên cứu có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô…

z6317192163754-1f0a6a3bb569c0dd807f9b124cbc178d.jpg
ĐBQH Lê Mạnh Hùng (Cà Mau) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy
z6317192075067-eb5228ed7ee6e2829cfc1d9d237040f0.jpg
ĐBQH Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy
img-6770.jpg
ĐBQH Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) phát biểu

Đưa ra quan điểm về tăng trưởng kinh tế, ĐBQH Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên có thể đạt được gắn với bảo đảm thu nhập bình quân của người dân, kiểm soát lạm phát và giữ ổn định kinh tế vĩ mô… Ngoài các giải pháp mà Chính phủ đề xuất, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề xuất, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, và giảm lãi suất thấp để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh; đồng thời, kéo dài thời gian đáo hạn ngân hàng từ 6 tháng lên 12 tháng… tạo điều kiện để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

z6317265351178-09fcefec56114523f6f3bd0a5eabc083.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Khánh Duy

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu Tổ 16 còn cho ý kiến về: Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng
Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng

Ngày 20.2, Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng đã tổ chức giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn TP. Đà Nẵng” tại Đại học Đà Nẵng.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi

“Kỳ họp bất thường lần thứ Chín thành công vượt mong đợi, có ý nghĩa lịch sử. Các quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp này cho thấy không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực tức thời mà sẽ còn hiện diện lâu dài trong tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước ta”, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Nhiều quyết định lịch sử, có ý nghĩa đột phá cho sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước. Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài viết đánh giá bước đầu về kết quả Kỳ họp. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngay sau khi Quốc hội thông qua thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 176/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 177/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.