Nghiên cứu, thực hiện thí điểm công chứng điện tử đối với một số giao dịch đơn giản

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Công chứng (sửa đổi), các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh đặt vấn đề liên quan đến việc công chứng điện tử, bởi ngoài việc liên quan đến sự thay đổi, điều chỉnh các quy định về đất đai, dân sự, nhà ở, thương mại, doanh nghiệp… còn liên quan đến nạn giấy tờ giả rất phổ biến, ngay cả khi xem trực tiếp, chứng thực trực tiếp còn khó phát hiện ra được.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 17.6, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy định tại Mục 3, Chương V dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) mới dừng ở việc chỉnh lý và quy định một số nội dung cốt lõi nhất, các nguyên tắc vẫn còn rất chung chung và giao Chính phủ quy định chi tiết về các vấn đề liên quan như lộ trình thực hiện, cơ sở dữ liệu về công chứng, yếu tố kỹ thuật, công nghệ thông tin… Qua lấy ý kiến, khảo sát tại các phòng công chứng, đại biểu đề nghị có sự thay đổi về phương thức thực hiện chứ không thay đổi bản chất và đặc điểm của công chứng, đó là phải đảm bảo tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần cân nhắc và thận trọng vì để xây dựng đầy đủ khung pháp lý cho công chứng điện tử còn đòi hỏi sự thay đổi, điều chỉnh các quy định về đất đai, dân sự, nhà ở, thương mại, doanh nghiệp, thuế… theo hướng cho phép nhận và xử lý hồ sơ điện tử. Nói cách khác, để xây dựng được thể chế và thúc đẩy tiến trình công chứng điện tử, cần có sự thay đổi lớn hơn trong hệ thống pháp luật. Đặc biệt nạn giấy tờ giả như giả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, là một trở ngại lớn khi tiến hành công chứng điện tử.

ĐBQH Trần Thị Vân: Nghiên cứu, thực hiện thí điểm công chứng điện tử đối với một số giao dịch đơn giản và quy định rõ lộ trình thực hiện -0
ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 17.6. Ảnh: ITN

Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, thực hiện thí điểm đối với một số giao dịch đơn giản như giấy uỷ quyền, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp… và có quy định rõ lộ trình thực hiện để đảm bảo yếu tố cốt lõi của hoạt động công chứng.

Theo đại biểu, chỉ có 4/7 yếu tố có thể được các công cụ điện tử thực hiện chính xác và có thể thay thế hoàn toàn con người mà các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng như Mỹ, Canada, Nhật, Đức… gồm: Bảo đảm tính xác thực về nhân thân: Đúng người (khoản 1, Điều 39 dự thảo luật); Bảo đảm ý chí được thể hiện đúng và đầy đủ: Nội dung giao dịch, chữ ký, điểm chỉ xác nhận (Điều 47, 48 dự thảo luật); Bảo đảm tính xác thực về thời gian, địa điểm tiến hành giao dịch; (Điều 44 dự thảo luật); Bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị của chứng cứ trên môi trường điện tử (Điều 11, Luật Giao dịch điện tử).

Tuy nhiên, còn 3/7 yếu tố mà máy móc chưa thể đảm bảo thay thế hoàn toàn được vai trò của con người, cụ thể: Việc xác định năng lực hành vi dân sự của chủ thể thuộc về quyền và trách nhiệm của công chứng viên.

Theo đại biểu, việc này đòi hỏi bắt buộc phải có sự hiện diện trực tiếp của người yêu cầu công chứng trước mặt công chứng viên. Giao tiếp qua phương tiện điện tử là chưa đủ để công chứng viên đánh giá được năng lực hành vi và ý chí tự nguyện của người yêu cầu công chứng; Việc đối soát giấy tờ có thể được thay thế bằng đối soát thông qua cơ sở dữ liệu, trong giai đoạn hiện tại, khi hệ thống cơ sở dữ liệu chưa được liên thông, chưa có đủ căn cứ để công chứng viên có thế xác thực giấy tờ.

Đại biểu khẳng định, việc đánh giá tính hợp pháp của nội dung giao dịch là công việc chính, công việc quan trọng của công chứng viên. Hoạt động này đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của công chứng viên, không chỉ là tra cứu văn bản pháp luật, đối chiếu với nội dung giao dịch mà còn đỏi hỏi tư duy logic, phân tích, đưa ra quyết định, nó cũng bao gồm việc giải thích, tư vấn cho người yêu cầu công chứng. Hiện tại, đây là công việc được đánh giá là phức tạp nhất, gắn với trách nhiệm trực tiếp của công chứng viên.

Đại biểu Trần Thị Vân cũng cho rằng, công chứng viên ngoài việc không được đồng thời kiêm nhiệm các công việc khác quy định tại khoản 5, 6, Điều 12 và điểm g, khoản 1, Điều 7 thì hoàn toàn có thể sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp các dịch vụ khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh, chứng thực. Đại biểu đề nghị bỏ quy định như điểm h, khoản 1, Điều 7 của dự thảo luật để không hạn chế quyền kinh doanh hợp pháp của công chứng viên.

Liên quan đến dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Trần Thị Vân đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung “sản xuất” chương trình truyền thanh, truyền hình bằng vốn ngân sách nhà nước cũng thuộc đối tượng không chịu thuế gia trị gia tăng (GTGT) bởi có sản xuất thì mới có phát sóng, phát sóng là khâu cuối chương trình truyền hình, truyền thanh.

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 dự thảo luật về thời điểm xác định thuế GTGT, đại biểu đề nghị giao cho Chính phủ quy định cụ thể đối với trường hợp nhà thầu nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thì thời điểm xác định thuế GTGT thực hiện theo thời điểm thanh toán cho phù hợp với thực tế phát sinh.

Về các trường hợp hoàn thuế tại Điều 15, dự thảo luật, đại biểu đề nghị bổ sung quy định về hoàn thuế GTGT đối với trường hợp doanh nghiệp thường chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp chế xuất có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

“Trong thực tế, do không có quy định nên có rất nhiều doanh nghiệp khi chuyển loại hình từ doanh nghiệp thường sang doanh nghiệp chế xuất chưa thể xử lý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết (điển hình như trường hợp của Công ty Samsung tại TP. Hồ Chính Minh vướng mắc khi hoàn thuế GTGT). Tại địa bàn Bắc Ninh hiện nay cũng phát sinh 3 trường hợp tương tự nhưng cũng chưa được giải quyết hoàn thuế”, ĐBQH Trần Thị Vân nêu.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.