Bài 3: Xu hướng cấm sử dụng sản phẩm nhựa trên thế giới

Lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần đã và đang có hiệu lực tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Lệnh cấm đồ nhựa đa số đều tập trung vào các mặt hàng thường thấy trong môi trường như túi nilon, ống hút nhựa, dao nhựa, muỗng nhựa, hộp nhựa... các sản phẩm khó tái chế.

New Zealand: Thêm nhiều loại nhựa sử dụng một lần bị cấm từ 1.10.2022

New Zealand có lẽ là quốc gia mới nhất mở rộng phạm vi lệnh cấm đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần. Bắt đầu từ ngày 1.10.2022, các sản phẩm như tăm bông nhựa dùng một lần, dụng cụ khuấy đồ uống và hầu hết các khay đựng thịt bằng nhựa, Bao bì bán lẻ thực phẩm và đồ uống bằng polystyrene mở rộng (chẳng hạn như hộp đựng bằng xốp mang đi hoặc một số cốc mì ăn liền), nhựa có chất phụ gia khiến chúng phân mảnh thành vi nhựa… đều nằm trong số các loại nhựa sử dụng một lần bị cấm bán hoặc sản xuất.

Bộ trưởng Môi trường David Parker cho biết, đây là nhóm đầu tiên trong số các sản phẩm nhựa có vấn đề nhất bị cấm trong một giai đoạn dần dần trong vòng ba năm tới. Vào giữa năm 2023, nhóm đồ nhựa dùng một lần tiếp theo sẽ bị loại bỏ sẽ bao gồm đĩa nhựa dùng một lần, bát, dao kéo, túi nhựa dùng một lần và nhãn sản phẩm không thể phân hủy. Bao bì thực phẩm và đồ uống bằng PVC và polystyrene khác sẽ bị cấm từ giữa năm 2025.

Trước đó, New Zealand chính thức cấm túi nhựa dùng một lần, đồng thời đưa ra mức phạt nặng đối với các doanh nghiệp cố tình cung cấp sản phẩm này. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.7.2019. Những chiếc túi nhựa dùng một lần được xác định là bất kỳ loại túi nhựa nào có quai xách và có độ dày ít hơn 70 micromet. Trong khi đó, các loại túi mua hàng bằng nhựa ở khu vực trái cây và rau củ cùng 1 số khu vực nhất định trong siêu thị là loại túi duy nhất được miễn trừ.

Theo đó, các công ty tại New Zealand nếu vi phạm lệnh cấm nói trên sẽ phải đối mặt với các hình phạt nặng, có thể lên tới 100.000 đô la New Zealand (tương đương 67.000 USD).

Châu Âu: Cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần từ năm 2021

Một đạo luật về cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trên toàn Liên minh châu Âu (EU) đã được Nghị viện của khối liên minh (EP) thông qua với 571 phiếu thuận, 53 phiếu trống và 34 phiếu trắng vào ngày 24.10.2019.

Đạo luật cấm các sản phẩm có trong danh mục gốc 10 sản phẩm nhựa dùng một lần do Ủy ban châu Âu (EC) lập ra, trong đó có ống hút, tăm bông hay que gài bóng bay. Mục tiêu đến năm 2025, các nước EU sẽ thu gom 90% các chai lọ đựng đồ uống và các loại nhựa khác để tái chế.

Bên cạnh đó, đạo luật cũng kêu gọi tới năm 2025, các nước giảm ít nhất 5% các sản phẩm nhựa không thể tái chế; giảm 50% rác thải từ các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là các đầu lọc thuốc lá bằng nhựa, và phấn đấu đến năm 2030, nâng tỷ lệ này lên mức 80%.

Không những vậy, đạo luật còn mong muốn các nước EU bảo đảm ít nhất 50% ngư cụ đánh bắt cá chứa nhựa bị mất hoặc bị vứt bỏ sẽ được thu gom hàng năm. Song song với đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, tái chế ít nhất 15% ngư cụ đánh bắt cá - hiện chiếm 27% trong tổng số rác thải trên các bãi biển châu Âu. Các doanh nghiệp sản xuất ngư cụ và thuốc lá sẽ chi trả chi phí thu gom rác từ các loại sản phẩm này.

Ấn Độ: Cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần từ năm 2022

Lệnh cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần được Chính phủ Ấn Độ sau một nghị quyết năm 2019 nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở nước này. Lệnh cấm này áp dụng đối với hầu hết các loại nhựa dùng một lần bao gồm: túi đựng hàng tạp hóa, bao bì thực phẩm, chai lọ và ống hút chỉ được dùng một lần trước khi vứt bỏ hoặc được tái chế… có hiệu lực từ ngày 1.7.2022.

Các nhà hoạt động môi trường cho rằng việc thực thi mới là chìa khóa để lệnh cấm đạt hiệu quả. Họ cho rằng, New Delhi cũng cần giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống quan trọng như chính sách điều chỉnh việc sử dụng các chất thay thế nhựa, tăng cường tái chế và quản lý phân loại rác tốt hơn.

Bà Swati Singh Sambyal, một chuyên gia quản lý chất thải độc lập tại New Delhi cho rằng: "Ấn Độ phải củng cố hệ thống của mình trên cơ sở để bảo đảm tuân thủ, đồng thời bảo đảm rằng lệnh cấm được thực thi trong toàn ngành và các lĩnh vực liên quan khác".

Nhật Bản: Giảm 12 loại sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Chính phủ Nhật Bản đã bắt buộc các doanh nghiệp phải giảm 12 loại sản phẩm bằng nhựa dùng một lần từ tháng 4.2022. Động thái trên căn cứ vào một đạo luật vừa có hiệu lực từ tháng 6.2021 nhằm cắt giảm rác thải nhựa tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ. Các chủ doanh nghiệp phải có thể chọn biện pháp thực hiện, trong đó có việc chấp nhận đóng phí khi sử dụng các loại sản phẩm trên và chuyển đổi sang các sản phẩm tái chế.

Các loại đồ nhựa dùng một lần gồm thìa nhựa, ống hút nhựa, dao, dĩa, lược, bàn chải đánh răng, hộp sữa tắm và móc treo quần áo… Quy định mới sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm này với số lượng lớn như các cửa hàng tiện lợi, khách sạn, tiệm giặt là và công ty giao bánh pizza…

Các chủ doanh nghiệp cũng sẽ được đề nghị triển khai các hình thức như tặng điểm cho những khách hàng từ chối sử dụng những món đồ gây ô nhiễm môi trường nói trên, và thay việc hỏi khách hàng xem có cần sử dụng đồ nhựa hay không thành câu hỏi chuẩn khi tiếp khách. Các doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu mới sẽ được khuyến cáo hoặc yêu cầu thay đổi thói quen của mình.

Đài Loan (Trung Quốc): Cấm ống hút dùng một lần

Từ năm 2019, lệnh cấm sử dụng ống hút nhựa dùng một lần tại Đài Loan cũng chính thức có hiệu lực. Với lệnh cấm này, những người đặt hàng mang đi hoặc giao hàng ống hút nhựa sẽ nhận được khoản bồi thường từ việc không sử dụng sản phẩm này nữa.

Việc ngưng sử dụng ống hút nhựa sẽ áp dụng cho các cơ quan của Chính phủ, trường học, cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm và chuỗi thức ăn nhanh. Những người vi phạm trước tiên sẽ nhận được cảnh báo và bị phạt từ 1.200 Đài tệ (38 USD) đến 6.000 Đài tệ nếu vi phạm tiếp tục diễn ra.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cũng khuyến nghị rằng khoảng 8.000 cửa hàng bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nên áp dụng các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như ống hút làm từ giấy, nhựa có thể phân hủy sinh học, tre, thép không gỉ hoặc silicone, cũng như cung cấp cốc không có ống hút. Ước tính lệnh cấm mới sẽ cắt giảm số lượng ống hút được tiêu thụ ở Đài Loan, một con số đáng kinh ngạc 3 tỷ mỗi năm.

Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Khung pháp lý toàn diện

Indonesia thiết lập một hệ thống pháp lý toàn diện để điều chỉnh và phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào tính bền vững, an ninh lương thực, cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số đạo luật, chính sách quan trọng có vai trò định hình ngành nông nghiệp của quốc gia này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Thu hút thanh niên làm nông nghiệp công nghệ cao

Indonesia đang triển khai một chiến lược đầy tham vọng nhằm thu hút 50.000 thanh niên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu bảo đảm mức thu nhập tối thiểu 10 triệu rupiah (tương đương 640 USD) mỗi tháng. Đây là mức cao gấp 5 lần so với thu nhập trung bình hiện tại của nông dân Indonesia, thể hiện quyết tâm hiện đại hóa ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trẻ trong lĩnh vực này.

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học
Nghị viện thế giới

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học

Kỳ thi vào đại học ở Hàn Quốc càng trở nên được quan tâm nhiều hơn khi có những nghi ngờ về hiệu quả của kỳ thi gia tăng vì một số nội dung trọng tâm của bài thi nằm ngoài chương trình học chính khóa. Có những ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi là “bài kiểm tra sự giàu có” bởi chỉ những gia đình có điều kiện cho con học luyện thi thêm mới có thể vượt qua; trước tình hình đó, tháng 7.2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố nội dung cải cách mạnh mẽ đối với kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm mang lại những kỳ thi đại học công bằng.

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?
Nghị viện thế giới

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?

Vào tháng 11 hàng năm, có khoảng nửa triệu học sinh Hàn Quốc tham dự thi tuyển sinh đại học, được gọi là "Suneung" theo tiếng Hàn hoặc tên gọi tiếng Anh là CSAT. Thi vào các trường top đầu là một áp lực khó khăn nhất đối với các gia đình và học sinh. Mọi hy vọng của xã hội, gia đình và bản thân các học sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học với quan niệm cho rằng, kết quả thi quyết định thu nhập và thậm chí cả cuộc đời sau này của một người.

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm
Nghị viện thế giới

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm

Ở một số trường học, ngay trên các lớp học chính khóa, đã có những học sinh cuối cấp mang bài tập của lớp học thêm đến làm hoặc ngủ thiếp do phải tham gia lớp học thêm vào ban đêm; nguyên nhân là bởi nếu không tham gia học thêm ngoài thời gian học chính khóa, các sĩ tử sẽ khó lòng vượt qua được kỳ thi đại học mang tính "sống còn" với những đề thi không có trong chương trình chính khóa. Thực tế này đã tạo nên cuộc đua chi tiêu mạnh của các bậc phụ huynh cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là các lò luyện thi, dẫn đến tình trạng bất công bằng trong tiếp cận giáo dục.