Hiến pháp Thái Lan 2017

Những thay đổi quan trọng trong cơ cấu Quốc hội

Hiến pháp năm 2017, được toàn thể cử tri Thái Lan thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, đã đưa ra những thay đổi quan trọng cho chế độ bầu cử ở Thái Lan. Cụ thể, cơ quan lập pháp Thái Lan từ Hội đồng Lập pháp đơn viện được thiết lập sau cuộc đảo chính 2014, được tái lập là một Quốc hội lưỡng viện bao gồm Thượng viện với 250 thượng nghị sĩ và Hạ viện gồm 500 thành viên.

Phương thức bầu Hạ viện

Theo những quy định mới về bầu cử trong khuôn khổ Hiến pháp 2017, 500 thành viên của Hạ viện có nhiệm kỳ 4 năm được bầu theo một hệ thống bầu cử hỗn hợp. Nếu trước kia, các cử tri có hai lá phiếu để bầu các thành viên Hạ viện, một bầu cho cá nhân ứng cử viên theo đơn vị bầu cử (đơn vị bầu cử 1 thành viên), và một bầu cho danh sách đảng chính trị. Nhưng theo hệ thống bầu cử mới, các cử tri chỉ có 1 lá phiếu để bầu vừa cho cá nhân ứng cử viên, vừa cho danh sách đảng.

Cụ thể, các cử tri sẽ bầu 350 ghế hạ nghị sĩ (tương ứng với 350 đơn vị bầu cử là 350 quận) theo phương thức đa số tuyệt đối 1 vòng. Ứng cử viên nào dành được đa số tuyệt đối sẽ được trúng cử. Còn 150 ghế còn lại của Hạ viện sẽ được bầu theo danh sách đảng phái, nhưng cũng căn cứ trên tổng số phiếu mà đảng đó vừa nhận được. Có nghĩa, cứ 1 phiếu mà ứng cử viên của đảng nào đó dành được trong khi bầu 350 nghị sĩ, cũng được tính là 1 phiếu dành cho đảng đó trong cuộc bầu chọn 150 thành viên còn lại. Số ghế còn lại của một đảng được tính bằng tổng số phiếu đảng đó dành được trong cuộc tổng tuyển cử nhân với tổng số ghế hạ viện (500) trừ đi số ghế mà đảng đó đã có được trong quá trình bầu chọn 350 ghế đầu tiên.

Toàn cảnh tòa nhà Quốc hội Thái Lan. Ảnh: Supanut Arunoprayote/Wikipedia
Toàn cảnh tòa nhà Quốc hội Thái Lan. Ảnh: Supanut Arunoprayote/Wikipedia

Tuy nhiên, vào năm 2021, một điểm sửa đổi trong Hiến pháp đã đưa đến những thay đổi trong nguyên tắc bầu Hạ viện nhằm khôi phục hệ thống bỏ phiếu song song trước năm 2017 và loại bỏ cơ chế đại diện theo tỷ lệ. Theo đó, 400 nghị sĩ sẽ được bầu từ các đơn vị bầu cử một thành viên và 100 nghị sĩ được lựa chọn trên cơ sở "đại diện theo tỷ lệ" của danh sách đảng phái, như được quy định trong Hiến pháp năm 2007 của Thái Lan.

Phương thức bầu Thượng viện

Điều khoản tạm thời của Hiến pháp năm 2017 quy định, thời gian đầu, Thượng viện Thái Lan là một cơ quan phi đảng phái gồm 250 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Việc tuyển chọn các thượng nghị sĩ được thực hiện bởi Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO - chính quyền quân sự Thái Lan được thành lập để điều hành đất nước sau cuộc đảo chính năm 2014) theo quy trình chọn lựa và bổ nhiệm như sau: 50 thượng nghị sĩ được được bầu sau một quá trình thương lượng liên nhóm giữa các nhóm xã hội và chuyên gia khác nhau; 194 thượng nghị sĩ do Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO) lựa chọn trực tiếp và 6 đại biểu còn lại dành cho người đứng đầu 3 binh chủng trong lực lượng vũ trang (lục quân, hải quân và không quân), Tổng tham mưu trưởng quân đội cấp cao, Thư ký trường trực Bộ Quốc phòng và Tư lệnh cảnh sát quốc gia.

Ứng viên chức danh thượng nghị sĩ được chỉ định phải đủ các tiêu chuẩn sau đây: Là công dân được sinh ra tại Thái Lan; có độ tuổi trên 40; có ít nhất 1 bằng tốt nghiệp Đại học. Ứng viên chức danh thượng nghị sĩ được bầu cử phải đủ các tiêu chuẩn sau đây: là công dân được sinh ra và lớn lên tại địa phương nơi được bầu; không có vợ/chồng hoặc con là thành viên trong Hạ viện hoặc nắm bất cứ chức vụ của bất kỳ đảng phái chính trị nào. Ngoài ra, trong vòng 5 năm, không được là thành viên của bất kỳ đảng phái chính trị nào, không được là thành viên của Hạ viện, không được giữ bất kỳ chức vụ nào trong các cơ quan chính phủ cũng như địa phương.

Ngày 14.5.2019, Công báo Hoàng gia đã đăng danh sách 250 thượng nghị sĩ được Hoàng gia phê chuẩn. Đây là lần đầu tiên Thượng viện được tái lập sau khi cơ quan này bị giải thể hồi năm 2014 bởi cuộc đảo chính quân sự.

Một cuộc họp của Quốc hội Thái Lan vào tháng 7.2023. Ảnh: Getty Images
Một cuộc họp của Quốc hội Thái Lan vào tháng 7.2023. Ảnh: Getty Images

Phương thức bầu Thủ tướng

Theo quy trình bầu Thủ tướng năm 2011, Thượng viện không tham gia bầu Thủ tướng. Ứng cử viên Thủ tướng phải là Hạ nghị sĩ và chức danh này chỉ do Hạ viện bầu.

Theo Hiến pháp mới, cả Thượng viện và Hạ viện sẽ tham gia bầu Thủ tướng. Ứng cử viên thủ tướng phải là người do một đảng chính trị đề cử nếu đảng đó có ít nhất 25 ghế. Mỗi đảng chính trị có thể đề cử tối đa 3 ứng cử viên cho chức thủ tướng trước cuộc bầu cử. Những ứng cử viên này không nhất thiết phải là thành viên của Hạ viện hay thành viên của một đảng chính trị miễn là họ đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý.

Một ứng cử viên sẽ trở thành Thủ tướng nếu dành được 50% + 1 phiếu của Quốc hội 750 ghế (500 Hạ viện và 250 Thượng viện), như vậy một ứng cử viên sẽ cần phải có 376 phiếu ủng hộ để được bầu làm Thủ tướng.

Chủ tịch Quốc hội

Theo Hiến pháp 2017, mỗi viện lập pháp Thái Lan có 1 chủ tịch và 1 - 2 phó chủ tịch do Quốc vương Thái Lan chỉ định trong số những thành viên của viện đó. Chủ tịch Hạ viện sẽ đồng thời là chủ tịch Quốc hội, còn chủ tịch Thượng viện sẽ đồng thời là phó chủ tịch Quốc hội. Khi giữ vị trí của mình, chủ tịch và các phó chủ tịch sẽ không được là thành viên của bất kỳ ủy ban điều hành nào của các đảng phái chính trị. Yêu cầu này nhằm bảo đảm tính trung lập của vị trí này.

Chủ tịch Quốc hội ngoài việc giữ vị trí cao nhất trong các cuộc họp chung của hai viện, còn là lãnh đạo nhánh lập pháp Thái Lan. Hiến pháp trao cho Chủ tịch Quốc hội khá nhiều quyền lực. Với tư cách là người đứng đầu nhánh lập pháp, Chủ tịch Quốc hội có quyền phê chuẩn quyết định bổ nhiệm hoặc bãi miễn của Quốc vương đối với Hội đồng Cơ mật và Nhiếp chính (người đảm nhiệm các công việc và tạm quyền cho Quốc vương Thái Lan khi ngai vàng bị bỏ trống hoặc Quốc vương không có khả năng hoạt động); yêu cầu người thừa kế ngai vàng lên ngôi; yêu cầu Quốc vương triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội.

Với tư cách là người lãnh đạo, điều hành hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch giữ vị trí chủ tọa điều hành các phiên họp của Quốc hội (trong trường hợp phiên họp chung hai viện) và các phiên họp của Hạ viện. Để thực hiện nhiệm vụ này, Chủ tịch được trao các quyền như: cho phép các nghị sĩ phát biểu và thể hiện quan điểm; bảo đảm các nghị sĩ phải tuân thủ các quy tắc thảo luận, duy trì trật tự và nghi lễ trong cuộc họp; điều chỉnh thời gian phân bổ cho việc thảo luận; đặt ra các nguyên tắc tranh luận theo quy trình… Trong quá trình chủ tọa, chủ tịch bảo đảm tất cả các cuộc thảo luận không bị gián đoạn. Nghị sĩ làm ảnh hưởng đến việc thảo luận sẽ bị chủ tọa nhắc nhở, thậm chí mời ra khỏi phòng họp.

Khi thực hiện vai trò chủ tọa phiên họp, chủ tịch Quốc hội không tham gia tranh luận hoặc biểu quyết về bất kỳ vấn đề nào. Yêu cầu này đặt ra nhằm bảo đảm tính trung lập của chủ tọa. Chỉ khi có những tình huống số lượng biểu quyết ngang nhau tại Quốc hội, thì lá phiếu của Chủ tịch sẽ mang tính quyết định.

Bên cạnh đó, Chủ tịch quyết định một số vấn đề liên quan đến quy trình ra quyết định của Quốc hội như việc phê chuẩn chương trình làm việc của Quốc hội. Chủ tịch cũng là người được giao trách nhiệm ký chứng thực các văn bản của Quốc hội. Chủ tịch cũng quản lý các vấn đề hành chính của Quốc hội chẳng hạn như bảo đảm an ninh trong Quốc hội; quản trị việc vận hành hệ thống hành chính của Quốc hội, quyết định một số vấn đề liên quan đến ngân sách…

Với tư cách là người thay mặt cho Quốc hội trong các mối quan hệ với các cơ quan khác và các quan hệ đối ngoại, Chủ tịch Quốc hội chịu trách nhiệm bổ sung vị trí khi một vị trí nghị sĩ bị khuyết và trình danh sách gửi để đăng trên Công cáo Hoàng gia; trình Quốc vương tên ứng cử viên Thủ tướng được Quốc hội thông qua và sau đó tiếp ký quyết định bổ nhiệm chính thức của Quốc vương; tiếp ký quyết định bổ nhiệm của Quốc vương đối với chức danh lãnh đạo phe đối lập. Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội còn giữ vị trí thành viên đương nhiên của Ủy ban Lựa chọn. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm bầu chọn các thành viên của các cơ quan độc lập theo Hiến pháp như Tòa án Hiến pháp, Ủy ban Bầu cử, Tổng Kiểm toán và Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia.

Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri
Nghị viện thế giới

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri

Nền dân chủ và Nghị viện của Nam Phi đã phát triển và trưởng thành rõ rệt kể từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1994. Tính đến nay, đã có 7 cuộc bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử gần đây nhất vào tháng 5.2024. Trong giai đoạn này, Quốc hội không ngừng đổi mới, cải tổ thủ tục để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm, củng cố chức năng giám sát và tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

“Mài sắc” công cụ giám sát
Nghị viện thế giới

“Mài sắc” công cụ giám sát

Vào năm 1999, sau khi Quốc hội dân chủ khóa thứ hai được bầu, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu về nhiệm vụ, thủ tục, thông lệ giám sát và trách nhiệm giải trình. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến báo cáo về “Mô hình giám sát và trách nhiệm giải trình”, trong đó khẳng định vai trò giám sát của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân chủ; đồng thời đưa ra những quy định và cơ chế mới để “mài sắc” công cụ giám sát.

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận
Nghị viện thế giới

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận

Quốc hội Nam Phi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi sang một cơ quan lập pháp dân chủ công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật và các quy định nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền.

Thích ứng với tương lai
Quốc tế

Thích ứng với tương lai

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất nước mặt trời mọc ngày càng nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thế kỷ XXI.

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học
Quốc tế

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học

Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ toàn diện, sáng tạo và hòa nhập toàn cầu, Nhật Bản chú trọng đưa ra nhiều biện pháp cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho toàn xã hội. Trong đó, tiếng Anh và lập trình sớm được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học.

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới
Quốc tế

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới

Giáo dục tiếng Nhật tại đất nước mặt trời mọc đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi đáng kể với việc giới thiệu hệ thống công nhận quốc gia mới. Theo Luật Công nhận các cơ sở giáo dục tiếng Nhật, có hiệu lực từ tháng 4.2024, việc giảng dạy tiếng Nhật sẽ được nâng cao tiêu chuẩn, bảo đảm tính phù hợp, đáng tin cậy, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nước ngoài đang cư trú và học tập tại quốc gia này.

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế
Quốc tế

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế

Nhà triết học nổi tiếng của thế kỷ XIII Thomas Aquinas từng nói: “Luật pháp là một sắc lệnh có lý trí vì lợi ích chung, được thực hiện bởi những người quan tâm đến cộng đồng”. Thật không may, câu nói nổi tiếng này không phù hợp với luật pháp quốc tế về không gian mạng. Cho đến nay, thế giới vẫn thiếu các công cụ pháp lý quốc tế hiệu quả để điều chỉnh lĩnh vực ngày càng quan trọng và phức tạp này.

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?
Quốc tế

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?

Trải qua nhiều năm chuẩn bị, dự thảo Công ước chung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về tội phạm công nghệ thông tin cuối cùng đã không thể đạt được sự đồng thuận tại cuộc họp cuối cùng của Liên Hợp Quốc vào tháng 2.2024, bỏ lỡ cơ hội trở thành văn bản pháp luật quốc tế toàn diện đầu tiên điều chỉnh lĩnh vực này.

titlecolor:4
Quốc tế

Canada: Chế tài mạnh mẽ đối với quảng cáo không chính xác

Nhằm hạn chế những quảng cáo sai lệch về môi trường của doanh nghiệp, tháng 6 vừa qua, Nghị viện Canada đã thông qua một loạt quy định mới nghiêm cấm những quảng cáo, tuyên truyền gây hiểu lầm về môi trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng và những doanh nghiệp thật sự phát triển các sản phẩm bền vững.

titlecolor:4
Quốc tế

"Tẩy xanh" - chiêu trò mới trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhân loại đang hướng tới phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm cách xây dựng thương hiệu gần gũi, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp cố tình xây dựng hình ảnh xanh không thực chất. Hành vi "tẩy xanh" này gây rất nhiều mối lo ngại về pháp lý lẫn uy tín, buộc nhiều cơ quan quản lý trên thế giới phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết mạnh tay.  

Vì một tương lai bền vững
Quốc tế

Vì một tương lai bền vững

Trong hệ thống an sinh xã hội, hệ thống bảo hiểm xã hội giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Chính vì tầm quan trọng của các chế độ BHXH trong suốt vòng đời của người lao động, nên hầu hết các quốc gia đều có chính sách hoặc quy định để hạn chế người lao động nhận BHXH một lần; đồng thời cũng có chính sách nhằm “giữ chân” người lao động gắn bó với BHXH.

Không khuyến khích và áp điều kiện chi trả
Quốc tế

Không khuyến khích và áp điều kiện chi trả

Trên thế giới hiện nay, hầu hết các quốc gia không khuyến khích hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Một số nước thuộc hệ thống lương hưu mức hưởng xác định trước giống như Việt Nam cho phép hình thức này nhưng việc chi trả một lần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định.