Nghị sĩ châu Âu kê khai tài sản theo luật quốc gia

Theo luật pháp quốc gia của một số thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU), các nghị sĩ châu Âu được bầu ở các quốc gia đó phải tuân thủ nghĩa vụ kê khai tài sản và nợ (lợi ích tài chính) để bảo đảm nhiệm vụ của họ tại Nghị viện châu Âu được thực hiện minh bạch và liêm chính.

Bỉ:Kê khai tài sản được thực hiện khi trở thành nghị sĩ châu Âu

Luật Về nghĩa vụ nộp danh sách các nhiệm vụ, chức vụ, nghề nghiệp và báo cáo tài sản, được ban hành vào ngày 2.5.1995, và một số luật khác được áp dụng cho các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu (MEP) được bầu ở Bỉ. Theo đó, các nghị sĩ trúng cử phải nộp một bản kê khai bao gồm chức vụ ở cơ quan công quyền khác, hoạt động quản lý và nghề nghiệp mà họ thực hiện trong khi giữ chức vụ lập pháp của mình, kèm theo bản báo cáo về tài sản và nợ. Báo cáo này phải liệt kê tất cả các tài sản và nợ (như tài khoản ngân hàng, cổ phiếu hay khoản vay), tất cả bất động sản, động sản có giá trị như đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật. Các tài liệu trên phải được nộp vào năm mà người đó trở thành thành viên Nghị viện châu Âu và khi nhiệm kỳ của họ kết thúc. Các báo cáo về hoạt động bên ngoài là công khai, trong khi báo cáo về tài sản và nợ được giữ bí mật và được lưu tại Tòa Kiểm toán Bỉ. Trong trường hợp cần điều tra hình sự, chỉ có thẩm phán mới được tiếp các báo cáo này.

Bulgaria: Kê khai tài sản và lợi ích phải được cập nhật ngay khi có thay đổi

Theo Luật Chống tham nhũng và tịch thu tài sản được mua trái pháp luật, các MEP được bầu ở Bulgaria phải nộp bản kê khai về tài sản và lợi ích, đồng thời phải được cập nhật thông tin bất cứ khi nào có thay đổi. Sau đó, các tài liệu này được đệ trình lên Ủy ban Chống tham nhũng, xung đột lợi ích và đạo đức Nghị viện, nơi lưu giữ sổ đăng ký công khai về những kê khai đó. Việc kê khai phải bao gồm tài sản, lợi ích ở trong nước và nước ngoài, bao gồm bất động sản, động sản có giá trị, thu nhập, các khoản vay và nợ phải trả (Điều 37). Thu nhập và tài sản của vợ/chồng và con chưa thành niên cũng phải được báo cáo, đồng thời tờ khai phải được nộp trong vòng 1 tháng kể từ khi họ nhậm chức, nộp hàng năm và nộp sau khi hết nhiệm kỳ 1 tháng, 1 năm (Điều 38).

Hy Lạp: Kê khai tài sản được công khai trên trang web của Quốc hội 

Điều 4 của Luật 5026/2023 yêu cầu các MEP được bầu trong nước, cùng với những người nắm giữ chức vụ và các quan chức phải nộp bản kê khai tài sản và bản kê khai lợi ích tài chính. Việc kê khai tài sản cũng là bắt buộc đối với vợ, chồng và bạn đời chung sống. Tờ khai của MEP bao gồm tài sản của trẻ em chưa đủ tuổi vị thành niên. Cả hai tờ khai phải được nộp trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận nhiệm vụ và chúng được cập nhật hàng năm. Bản kê khai cuối cùng phải được nộp 3 năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Việc kê khai tài sản bao gồm thông tin về thu nhập, bất động sản, xe cộ, cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi hoặc bất kỳ hình thức tham gia nào khác vào doanh nghiệm hay các khoản vay. Việc kê khai tài sản được công khai trên trang web của Quốc hội Hy Lạp.

Pháp: Dữ liệu cá nhân được bôi đen để bảo vệ quyền riêng tư

Điều 11 của Luật 2013-907 được ban hành ngày 11.10.2013 về minh bạch công yêu cầu các MEP phải nộp bản kê khai lợi ích và bản kê khai tài sản lẫn nợ phải trả cho Cơ quan cấp cao về minh bạch quá trình làm việc công (High Authority for the Transparency of Public Life) trong vòng 2 tháng kể từ khi nhậm chức. Bản kê khai tài sản, nợ cũng phải nộp sau 2 tháng kể từ ngày kết thúc nhiệm kỳ. Thông tin kê khai này không được công bố, nhưng cử tri có thể tham khảo việc kê khai tài sản của MEP tại quận của họ, với một số dữ liệu cá nhân nhất định được bôi đen để bảo vệ quyền riêng tư.

Litva: Phải kê khai các tài sản có giá trị vượt quá 1.500 euro

Điều 2 của Luật Kê khai tài sản của người cư trú yêu cầu các MEP phải nộp bản kê khai tài sản cho cơ quan thuế trong vòng 30 ngày sau cuộc bầu cử, hàng năm và sau khi chấm dứt nhiệm vụ. Tài sản phải kê khai bao gồm bất động sản, động sản phải đăng ký, tiền gửi trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác…, các tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ trang sức, các khoản vay và tín dụng, nếu số tiền của chúng vượt quá 1.500 euro. Các tờ khai được công bố hàng năm trên trang web của cơ quan thuế trung ương.

Ba Lan: Bản kê khai tài sản phải được trình lên Chủ tịch Hạ viện

Ở Ba Lan, Điều 3a của Luật Về thù lao của các MEP được bầu ở Cộng hòa Ba Lan năm 2004, yêu cầu các MEP của Ba Lan nộp bản kê khai tài sản của họ, bao gồm thu nhập từ mọi hoạt động bên ngoài, bất động sản, động sản có giá trị hơn 10.000 PLN (khoảng 2.200 euro), các khoản nợ có giá trị vượt quá 10.000 PLN, các khoản tín dụng, khoản vay cũng như các nguồn tài chính khác khi tham gia vào quan hệ đối tác dân sự hoặc thương mại, cổ phiếu, trái phiếu trong các công ty thương mại. Kê khai này phải được đệ trình lên Chủ tịch Hạ viện và được công khai - ngoại trừ địa chỉ cư trú, đồng thời tài liệu cũng phải nộp vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ, hàng năm và sau khi chấm dứt nhiệm kỳ của MEP.

Bồ Đào Nha: Bản kê khai tài sản duy nhất gồm nhiều nội dung

Luật số 52/2019, được ban hành vào ngày 31.7.2029, điều chỉnh việc thực hiện chức năng của những người nắm giữ chức vụ chính trị và chức vụ công cấp cao, yêu cầu các MEP được bầu ở Bồ Đào Nha phải cung cấp một bản kê khai duy nhất bao gồm thu nhập, tài sản, nợ phải trả, lợi ích, sự tương thích và tư cách thực hiện nhiệm vụ. Các tài sản phải kê khai bao gồm cổ phiếu, hoặc các cổ phần trong các công ty dân sự hoặc thương mại, tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn hoặc các tài khoản tài chính, tài khoản vãng lai và quyền tín dụng tương tự. Kê khai phải được nộp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận nhiệm vụ, trong vòng 30 ngày kể từ khi hoàn cảnh thay đổi, trong vòng 60 ngày kể từ ngày kết thúc nhiệm vụ và 3 năm sau khi chấm dứt nhiệm vụ. Thông tin được tiết lộ chỉ được công khai một phần, không bao gồm dữ liệu nhạy cảm cá nhân.

Romania: Nộp kê khai tài sản trước và sau bầu cử

Các MEP của Romania được bầu trong nước phải nộp cả bản kê khai lợi ích tài chính và bản kê khai tài sản theo Điều 1(1)(4) của Luật 176/2010. Những bản kê khai này phải được nộp cùng nhau cho các cơ quan bầu cử kèm theo tuyên bố chấp nhận ứng cử, tức là nộp trước bầu cử, và cũng phải được nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày bầu cử cho cơ quan bầu cử thường trực. Các bản kê khai phải được cập nhật hàng năm, trong đó bản kê khai cuối cùng phải được nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc nhiệm vụ. Việc kê khai tài sản bao gồm các quyền và nghĩa vụ của người kê khai, vợ, chồng, con cái phụ thuộc, bất động sản, động sản có giá trị, tài sản tài chính, khoản đầu tư, cổ phần, nợ phải trả, thu nhập, và quà tặng. Cả hai bản kê khai đều được công bố trên trang web của Cơ quan Liêm chính quốc gia, một cơ quan hành chính độc lập được thành lập để xác định các trường hợp làm giàu bất hợp pháp, cũng như xác minh việc tuân thủ các quy định về không tương thích và xung đột lợi ích.

Nghị viện thế giới

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

Nguồn: ITN
Quốc tế

KOL phải trải nghiệm sản phẩm mình quảng cáo

Trung Quốc đã ban hành một loạt quy định cụ thể liên quan đến việc những người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng (Key Opinion Leader - KOL) tham gia vào các hoạt động quảng cáo trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, quy định mới yêu cầu KOL phải thực sự trải nghiệm sản phẩm khi quảng cáo cho sản phẩm đó.

Trung Quốc quản lý chặt chẽ đối với loại hình quảng cáo pop-up
Quốc tế

"Lập lại trật tự" thị trường quảng cáo trực tuyến

Tổng cục Quản lý thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) đã ban hành các Biện pháp mới về quản lý quảng cáo trên internet (sau đây gọi là Biện pháp mới), có hiệu lực từ ngày 1.5.2023, được kỳ vọng sẽ giúp “lập lại trật tự” các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội và quảng cáo trên internet, vốn đang trở nên khó kiểm soát trong thời kỳ bùng nổ thương mại điện tử.

Một buổi bán hàng qua livestream tại Trung Quốc.
Quốc tế

Xóa sổ view ảo - chuẩn mực hóa quảng cáo qua livestream

Xuất hiện tại Trung Quốc từ nhiều năm trước, nhưng đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động thương mại, quảng cáo qua phát sóng trực tuyến trực tiếp (livestream) thực sự bùng nổ. Tuy có tiềm năng phát triển to lớn, nhưng hoạt động livestream cũng làm phát sinh nhiều vấn đề như nạn trốn thuế, làm giả lưu lượng truy cập, phát ngôn thiếu kiểm soát..., buộc chính quyền Trung Quốc siết chặt kiểm soát ngành công nghiệp này.

Chile: Luật mới tăng cường chế tài đối với sai phạm của doanh nghiệp
Quốc tế

Chile: Luật mới tăng cường chế tài đối với sai phạm của doanh nghiệp

Luật 21.595, có hiệu lực từ đầu tháng 9.2024, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Chile trong việc xử lý các tội phạm kinh tế và môi trường. Được gọi là “Luật Về tội phạm kinh tế và môi trường”, văn bản pháp lý này hứa hẹn sẽ áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi sai trái trong lĩnh vực doanh nghiệp. Dù vẫn còn nhiều tranh luận và có khả năng điều chỉnh trong tương lai, không thể phủ nhận rằng đây là sự thay đổi quan trọng đối với hệ thống tư pháp hình sự của Chile.

Canada thông qua luật nhằm khai thác năng lượng tái tạo ngoài khơi
Quốc tế

Canada thông qua luật nhằm khai thác năng lượng tái tạo ngoài khơi

Canada vừa đạt được bước tiến đáng kể trong việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi khi Thượng viện chính thức thông qua dự luật C-49 gần đây. Đây là một văn bản mang tính đột phá, được thiết kế nhằm khai thác tiềm năng năng lượng ngoài khơi dồi dào tại tỉnh Nova Scotia, tỉnh Newfoundland và Labrador, nằm ven biển Đại Tây Dương của Canada. Hai tỉnh này sở hữu điều kiện lý tưởng cho phát triển năng lượng gió và các dạng năng lượng tái tạo khác nhờ vào vị trí địa lý chiến lược cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Các nghị sĩ Mexico phải họp tại một sân vận động trong nhà để thông qua dự luật.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Từ ý tưởng đến hiện thực

Ngày 15.9 vừa qua, Tổng thống Mexico López Obrador đã ký ban hành Sắc lệnh sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Hiến pháp chính trị Hợp chúng quốc Mexico liên quan đến ngành tư pháp (sau đây gọi là Sắc lệnh), đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới sẽ bỏ phiếu bầu toàn bộ thẩm phán theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp.

Thượng viện Mexico thông qua kế hoạch cải cách ngày 11.9.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Quốc gia đầu tiên thẩm phán do dân bầu

Sắc lệnh cải cách tư pháp nhằm mục đích chuyển đổi hệ thống tư pháp từ hệ thống bổ nhiệm, chủ yếu tập trung vào thâm niên làm việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, sang hệ thống bầu cử, đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có toàn bộ thẩm phán do dân bầu.

Getty images
Nghị viện thế giới

Siêu công trình khắc chế "thủy thần"

Nhằm giúp Thủ đô Tokyo không bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một trong những hệ thống đường hầm ngầm chống ngập lớn nhất thế giới có tên Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị (G-cans), được thiết kế để ngăn chặn ngập lụt ở khu vực đô thị Tokyo, nơi rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão, mưa lớn và mực nước sông dâng cao.

Drone cứu hộ
Nghị viện thế giới

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động cứu trợ

Khắc phục hậu quả thiên tai là một trong bốn khâu quan trọng trong chu trình quản lý thiên tai của Nhật Bản (giảm nhẹ, chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả). Chính quyền Nhật Bản đã xây dựng nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo đảm hoạt động ứng phó, cứu trợ và phục hồi hiệu quả cho những nạn nhân và khu vực bị ảnh hưởng.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.