Đối tượng chịu tác động lớn nhất

Hiện tại, tất cả thiết bị điện tử chạy hệ điều hành Android mới đều đã chuyển sang sử dụng cổng sạc USB Type C và còn duy nhất hãng Apple của Mỹ sử dụng chuẩn riêng Lightning trên iPhone, Ipad. Vì vậy, động thái mới của EU yêu cầu một bộ sạc chung USB Type C cho các thiết bị di động chắc chắn sẽ có tác động rất lớn khả năng điều chỉnh trong tương lai của “quả táo khuyết” nổi tiếng.

Hiện tại, Apple vẫn kiên trì sử dụng cổng sạc Lightning, xuất hiện lần đầu vào năm 2012 trên iPhone 5 và được coi là vượt trội hơn so với các đầu nối USD có sẵn ở thời điểm đó vì nó có thể cắm được hai chiều. Tuy nhiên, sau khi USB Type C ra mắt vào năm 2014, ưu thế đó đã bị loại bỏ. Đặc biệt sau diễn biến mới nhất của Nghị viện châu Âu thông qua Chỉ thị yêu cầu cổng sạc “quốc dân” cho mọi thiết bị điện tử trên toàn khối EU, Apple sẽ phải thực hiện các thay đổi sớm nhất có thể. Nhất là khi trong năm tài chính 2021, khoảng 25% doanh số của Apple đến từ châu Âu và iPhone là sản phẩm bán chạy nhất trên toàn thế giới.  Hồi tháng 5, nhà phân tích nổi tiếng Ming-Chi Kuo đã đưa ra thông tin rằng Apple có thể sẵn sàng thực hiện chuyển đổi cổng sạc sớm nhất vào năm 2023. Bên cạnh đó, tác giả Mark Gurman của Bloomberg cũng chứng thực các thông tin này. Điều đáng chú ý là trong nhiều năm, bản thân Apple đã loại bỏ cáp Lightening và giới thiệu MacBook và iPad sử dụng cổng sạc USB Type C.

Tất nhiên, EU không thể buộc Apple phải thực hiện thay đổi trên toàn thế giới. Song như Apple thường nhấn mạnh, việc bán một loạt thiết bị không đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Và với giá trị mà Apple thu được từ sự đồng nhất trong dây chuyền sản xuất của mình cho các thị trường trên toàn cầu, điều này có thể dẫn đến việc các thiết bị của Apple cũng bị thay đổi cho các khu vực pháp lý khác.

Theo các nhà phân tích, mặc dù các quy định mới của EU sẽ có tác động lớn đến Apple nhưng hãng Táo khuyết vẫn có thể lách luật, không phải thay thế cổng Lightning trên iPhone nhờ vào sạc không dây. Bởi luật hiện hành của EU chỉ đề cập đến các loại sạc có dây. Điều này đã trở nên có cơ sở khi nhiều tin đồn cho rằng Apple đã cân nhắc đi theo hướng loại bỏ sạc có dây để lách luật.

Nguồn: Getty Image
Nguồn: Getty Image

Trước đó, Apple đã nỗ lực chống lại những dự định của EU trong việc tiêu chuẩn hóa sạc USB-C. Trong phản hồi được đệ trình lên Ủy ban châu Âu vào năm 2021, hãng lập luận rằng các quy định mới có thể làm chậm các đổi mới có lợi, bao gồm cả những sáng chế liên quan đến an toàn và hiệu quả năng lượng. Theo Reuters, Apple cho rằng, quy định của EU sẽ “kìm hãm sự đổi mới thay vì khuyến khích nó và gây hại cho người tiêu dùng ở châu Âu và toàn bộ nền kinh tế”, đồng thời gây lãng phí và làm tăng lượng rác thải điện tử trong ngắn hạn vì người dùng sẽ phải vứt bỏ các loại cáp sạc và phụ kiện hiện có. Với ước tính khoảng 1 tỷ iPhone đang được sử dụng trên khắp thế giới vào đầu năm 2021, lượng phụ kiện cũ bị loại bỏ là rất lớn. Một nghiên cứu của tổ chức Copenhagen Economics do Apple ủy quyền cho thấy tác hại của người tiêu dùng từ việc chuyển sang quy định bắt buộc đối với bộ sạc chung sẽ tiêu tốn ít nhất 1,5 tỷ euro, vượt xa 13 triệu euro lợi ích môi trường liên quan.

Hãng Apple cũng cho rằng, động thái của các nhà lập pháp EU là không cần thiết vì thực tế các thiết bị không trang bị sẵn cổng USB-C có thể dễ dàng kết nối thông qua một đầu chuyển đổi. Thực tế, năm 2009, EU ra quy định tất cả các smartphone phải dùng cổng Micro-USB. Khi đó, Apple vẫn trung thành với kết nối 30-pin đã phát triển trên mẫu máy nghe nhạc iPod. Để phục vụ thị trường này, Apple có bán rời một cổng chuyển đổi từ kết nối 30-pin sang Micro-USB.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc Apple “một mình, một chợ” với Lightning chính là sự độc quyền, và việc hãng khăng khăng bảo vệ Lightning là chỉ để bảo vệ lợi ích riêng, ăn thêm lợi nhuận từ việc bán các bộ sạc độc quyền của mình. Trong khi đó, điều này lại gây phiền phức, tốn kém cho người dùng iPhone vì không thể tận dụng được bộ sạc của những hãng khác.

Nghị viện thế giới

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri
Nghị viện thế giới

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri

Nền dân chủ và Nghị viện của Nam Phi đã phát triển và trưởng thành rõ rệt kể từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1994. Tính đến nay, đã có 7 cuộc bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử gần đây nhất vào tháng 5.2024. Trong giai đoạn này, Quốc hội không ngừng đổi mới, cải tổ thủ tục để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm, củng cố chức năng giám sát và tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

“Mài sắc” công cụ giám sát
Nghị viện thế giới

“Mài sắc” công cụ giám sát

Vào năm 1999, sau khi Quốc hội dân chủ khóa thứ hai được bầu, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu về nhiệm vụ, thủ tục, thông lệ giám sát và trách nhiệm giải trình. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến báo cáo về “Mô hình giám sát và trách nhiệm giải trình”, trong đó khẳng định vai trò giám sát của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân chủ; đồng thời đưa ra những quy định và cơ chế mới để “mài sắc” công cụ giám sát.

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận
Nghị viện thế giới

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận

Quốc hội Nam Phi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi sang một cơ quan lập pháp dân chủ công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật và các quy định nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền.

Thích ứng với tương lai
Quốc tế

Thích ứng với tương lai

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất nước mặt trời mọc ngày càng nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thế kỷ XXI.

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học
Quốc tế

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học

Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ toàn diện, sáng tạo và hòa nhập toàn cầu, Nhật Bản chú trọng đưa ra nhiều biện pháp cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho toàn xã hội. Trong đó, tiếng Anh và lập trình sớm được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học.

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới
Quốc tế

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới

Giáo dục tiếng Nhật tại đất nước mặt trời mọc đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi đáng kể với việc giới thiệu hệ thống công nhận quốc gia mới. Theo Luật Công nhận các cơ sở giáo dục tiếng Nhật, có hiệu lực từ tháng 4.2024, việc giảng dạy tiếng Nhật sẽ được nâng cao tiêu chuẩn, bảo đảm tính phù hợp, đáng tin cậy, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nước ngoài đang cư trú và học tập tại quốc gia này.

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế
Quốc tế

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế

Nhà triết học nổi tiếng của thế kỷ XIII Thomas Aquinas từng nói: “Luật pháp là một sắc lệnh có lý trí vì lợi ích chung, được thực hiện bởi những người quan tâm đến cộng đồng”. Thật không may, câu nói nổi tiếng này không phù hợp với luật pháp quốc tế về không gian mạng. Cho đến nay, thế giới vẫn thiếu các công cụ pháp lý quốc tế hiệu quả để điều chỉnh lĩnh vực ngày càng quan trọng và phức tạp này.

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?
Quốc tế

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?

Trải qua nhiều năm chuẩn bị, dự thảo Công ước chung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về tội phạm công nghệ thông tin cuối cùng đã không thể đạt được sự đồng thuận tại cuộc họp cuối cùng của Liên Hợp Quốc vào tháng 2.2024, bỏ lỡ cơ hội trở thành văn bản pháp luật quốc tế toàn diện đầu tiên điều chỉnh lĩnh vực này.

titlecolor:4
Quốc tế

Canada: Chế tài mạnh mẽ đối với quảng cáo không chính xác

Nhằm hạn chế những quảng cáo sai lệch về môi trường của doanh nghiệp, tháng 6 vừa qua, Nghị viện Canada đã thông qua một loạt quy định mới nghiêm cấm những quảng cáo, tuyên truyền gây hiểu lầm về môi trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng và những doanh nghiệp thật sự phát triển các sản phẩm bền vững.

titlecolor:4
Quốc tế

"Tẩy xanh" - chiêu trò mới trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhân loại đang hướng tới phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm cách xây dựng thương hiệu gần gũi, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp cố tình xây dựng hình ảnh xanh không thực chất. Hành vi "tẩy xanh" này gây rất nhiều mối lo ngại về pháp lý lẫn uy tín, buộc nhiều cơ quan quản lý trên thế giới phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết mạnh tay.