Đối tượng chịu tác động lớn nhất

Hiện tại, tất cả thiết bị điện tử chạy hệ điều hành Android mới đều đã chuyển sang sử dụng cổng sạc USB Type C và còn duy nhất hãng Apple của Mỹ sử dụng chuẩn riêng Lightning trên iPhone, Ipad. Vì vậy, động thái mới của EU yêu cầu một bộ sạc chung USB Type C cho các thiết bị di động chắc chắn sẽ có tác động rất lớn khả năng điều chỉnh trong tương lai của “quả táo khuyết” nổi tiếng.

Hiện tại, Apple vẫn kiên trì sử dụng cổng sạc Lightning, xuất hiện lần đầu vào năm 2012 trên iPhone 5 và được coi là vượt trội hơn so với các đầu nối USD có sẵn ở thời điểm đó vì nó có thể cắm được hai chiều. Tuy nhiên, sau khi USB Type C ra mắt vào năm 2014, ưu thế đó đã bị loại bỏ. Đặc biệt sau diễn biến mới nhất của Nghị viện châu Âu thông qua Chỉ thị yêu cầu cổng sạc “quốc dân” cho mọi thiết bị điện tử trên toàn khối EU, Apple sẽ phải thực hiện các thay đổi sớm nhất có thể. Nhất là khi trong năm tài chính 2021, khoảng 25% doanh số của Apple đến từ châu Âu và iPhone là sản phẩm bán chạy nhất trên toàn thế giới.  Hồi tháng 5, nhà phân tích nổi tiếng Ming-Chi Kuo đã đưa ra thông tin rằng Apple có thể sẵn sàng thực hiện chuyển đổi cổng sạc sớm nhất vào năm 2023. Bên cạnh đó, tác giả Mark Gurman của Bloomberg cũng chứng thực các thông tin này. Điều đáng chú ý là trong nhiều năm, bản thân Apple đã loại bỏ cáp Lightening và giới thiệu MacBook và iPad sử dụng cổng sạc USB Type C.

Tất nhiên, EU không thể buộc Apple phải thực hiện thay đổi trên toàn thế giới. Song như Apple thường nhấn mạnh, việc bán một loạt thiết bị không đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Và với giá trị mà Apple thu được từ sự đồng nhất trong dây chuyền sản xuất của mình cho các thị trường trên toàn cầu, điều này có thể dẫn đến việc các thiết bị của Apple cũng bị thay đổi cho các khu vực pháp lý khác.

Theo các nhà phân tích, mặc dù các quy định mới của EU sẽ có tác động lớn đến Apple nhưng hãng Táo khuyết vẫn có thể lách luật, không phải thay thế cổng Lightning trên iPhone nhờ vào sạc không dây. Bởi luật hiện hành của EU chỉ đề cập đến các loại sạc có dây. Điều này đã trở nên có cơ sở khi nhiều tin đồn cho rằng Apple đã cân nhắc đi theo hướng loại bỏ sạc có dây để lách luật.

Nguồn: Getty Image
Nguồn: Getty Image

Trước đó, Apple đã nỗ lực chống lại những dự định của EU trong việc tiêu chuẩn hóa sạc USB-C. Trong phản hồi được đệ trình lên Ủy ban châu Âu vào năm 2021, hãng lập luận rằng các quy định mới có thể làm chậm các đổi mới có lợi, bao gồm cả những sáng chế liên quan đến an toàn và hiệu quả năng lượng. Theo Reuters, Apple cho rằng, quy định của EU sẽ “kìm hãm sự đổi mới thay vì khuyến khích nó và gây hại cho người tiêu dùng ở châu Âu và toàn bộ nền kinh tế”, đồng thời gây lãng phí và làm tăng lượng rác thải điện tử trong ngắn hạn vì người dùng sẽ phải vứt bỏ các loại cáp sạc và phụ kiện hiện có. Với ước tính khoảng 1 tỷ iPhone đang được sử dụng trên khắp thế giới vào đầu năm 2021, lượng phụ kiện cũ bị loại bỏ là rất lớn. Một nghiên cứu của tổ chức Copenhagen Economics do Apple ủy quyền cho thấy tác hại của người tiêu dùng từ việc chuyển sang quy định bắt buộc đối với bộ sạc chung sẽ tiêu tốn ít nhất 1,5 tỷ euro, vượt xa 13 triệu euro lợi ích môi trường liên quan.

Hãng Apple cũng cho rằng, động thái của các nhà lập pháp EU là không cần thiết vì thực tế các thiết bị không trang bị sẵn cổng USB-C có thể dễ dàng kết nối thông qua một đầu chuyển đổi. Thực tế, năm 2009, EU ra quy định tất cả các smartphone phải dùng cổng Micro-USB. Khi đó, Apple vẫn trung thành với kết nối 30-pin đã phát triển trên mẫu máy nghe nhạc iPod. Để phục vụ thị trường này, Apple có bán rời một cổng chuyển đổi từ kết nối 30-pin sang Micro-USB.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc Apple “một mình, một chợ” với Lightning chính là sự độc quyền, và việc hãng khăng khăng bảo vệ Lightning là chỉ để bảo vệ lợi ích riêng, ăn thêm lợi nhuận từ việc bán các bộ sạc độc quyền của mình. Trong khi đó, điều này lại gây phiền phức, tốn kém cho người dùng iPhone vì không thể tận dụng được bộ sạc của những hãng khác.

Nghị viện thế giới

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025
Quốc tế

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025

Các tổ chức tài chính của Singapore sẽ phải triển khai tính năng phát hiện gian lận theo thời gian thực để kịp thời ngăn chặn nguy cơ tài khoản của khách hàng bị lừa đảo rút tiền, bắt đầu từ giữa năm 2025. Đây là khuyến nghị quan trọng đã được bổ sung vào Khung trách nhiệm chung (SRF), ​​được Cơ quan Tiền tệ Singapore triển khai vào ngày 16.12.2024, sau quá trình tham vấn công khai kéo dài hai tháng.

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân
Nghị viện thế giới

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân

Ngày 7.1.2025, Quốc hội Singapore đã thông qua luật mới với các biện pháp chưa từng có để bảo vệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Động thái pháp lý này đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền cho cảnh sát có thể kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân nhằm sớm ngăn chặn hành vi lừa đảo trực tuyến.

Nguồn: caixinglobal.com
Quốc tế

Chế độ giám sát nghiêm ngặt với chế tài mạnh mẽ

Ngành năng lượng, với vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi một nền tảng pháp lý vững chắc. Luật Năng lượng Trung Quốc ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó, với trọng tâm là các quy định về giám sát và trách nhiệm pháp lý. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn thúc đẩy tính minh bạch và bảo đảm việc tuân thủ trong toàn ngành.

Nguồn: China Daily
Quốc tế

Xây dựng hệ sinh thái đổi mới về năng lượng

Trước áp lực biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng tăng cao, Trung Quốc coi đổi mới công nghệ năng lượng là chìa khóa cho phát triển bền vững. Việc thúc đẩy công nghệ tiên tiến không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng truyền thống mà còn mở rộng tiềm năng cho năng lượng tái tạo, góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nguồn: jingsun-power.com
Quốc tế

Nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh

Luật Năng lượng đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, được kỳ vọng tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển năng lượng bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh. Trước đó, vào ngày 8.11.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, đồng thời thể hiện chiến lược và định hướng chính sách năng lượng của quốc gia.

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.