Đạo luật E-Sign mang lại tiện ích hiện đại

Bất kỳ người Mỹ nào cũng đều có thể đăng ký vay nợ hoặc mở tài khoản ngân hàng lúc 2 giờ sáng và ở bất cứ đâu. Tiện ích hiện đại này là nhờ Đạo luật E-Sign, được thông qua nhằm thiết lập tính hợp pháp của việc ký kết hợp đồng và tài liệu trực tuyến, hợp lý hóa hoạt động kinh doanh và loại bỏ gánh nặng về giấy tờ cho người tiêu dùng.

Lịch sử của Đạo luật E-Sign

Ngay từ đầu, Đạo luật E-Sign đã được Quốc hội Mỹ ủng hộ đáng kể. Một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất là Spencer Abraham, Thượng nghị sĩ từ Michigan, người tin rằng dự luật sẽ thúc đẩy thương mại điện tử bằng cách loại bỏ lo ngại về tính dễ bị tổn thương của các hợp đồng điện tử. Tại Hạ viện, Hạ nghị sĩ Tom Bliley và Hạ nghị sĩ Anna Eshoo là hai trong số các nhà lập pháp đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến việc củng cố các hợp đồng thương mại điện tử.

Trước đó, một số dự luật liên quan đến thương mại điện tử đã được giới thiệu vào năm 1999. Trong suốt một năm, những dự luật này đã được sửa đổi, mở rộng và cuối cùng là thống nhất. Vào thời điểm Đạo luật E-Sign được Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào ngày 30.6.2000, một số tiểu bang đã thông qua luật liên quan đến lưu trữ hồ sơ điện tử. Tuy nhiên, những gì mà Đạo luật E-Sign đã làm cho quốc gia là thiết lập một mạng lưới thống nhất và an toàn cấp liên bang để bảo đảm rằng các hợp đồng điện tử sẽ hợp pháp cho thương mại giữa các tiểu bang và toàn cầu.

Tính hợp lệ của chữ ký điện tử

Trước khi Đạo luật E-Sign được ký kết, các doanh nghiệp thường phải loay hoay với cách xử lý các giao dịch trực tuyến. Mặc dù nhiều công ty đã chấp nhận chữ ký điện tử, nhưng vẫn có những câu hỏi đặt ra là những chữ ký này sẽ có giá trị như thế nào trước tòa.

Đạo luật E-Sign xác nhận rằng chữ ký điện tử có vị thế pháp lý giống như chữ ký bằng bút trên giấy và hợp đồng hoặc hồ sơ giao dịch có thể không bị từ chối hiệu lực pháp lý hoặc bị phán quyết là không thể thi hành chỉ vì nó ở dạng điện tử. Mười một năm đã trôi qua kể từ khi Đạo luật E-Sign được ký thành luật và nhiều phiên tòa đã hoàn toàn ủng hộ tính toàn vẹn về mặt pháp lý của chữ ký điện tử.

Đạo luật này được áp dụng rộng rãi trong các thỏa thuận hiện có được chuyển giao dưới dạng điện tử trước ngày 1.10.2000, mặc dù tất cả các thỏa thuận được thực hiện sau ngày đó phải tuân theo các nguyên tắc quy định trong Đạo luật E-Sign để được coi là ràng buộc về mặt pháp lý.

Giữ lại tài liệu gốc

Doanh nghiệp phải lưu giữ bằng chứng về các thỏa thuận hợp đồng để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và để làm rõ bất kỳ thắc mắc nào trong tương lai về tính hợp pháp của hợp đồng hoặc chi tiết của các điều khoản cụ thể. Điều này đúng cho dù tài liệu ở định dạng giấy hay điện tử. Một trong những ưu điểm của dịch vụ phần mềm chữ ký điện tử là lưu trữ các thỏa thuận đã thực thi trong một kho lưu trữ trực tuyến an toàn, dễ dàng đáp ứng các yêu cầu lưu giữ. Các nguyên tắc yêu cầu rằng các hồ sơ này vẫn chính xác và có thể truy cập được đối với tất cả các bên liên quan trong một khoảng thời gian được xác định bởi cơ quan nhà nước hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với một loại tài liệu, hợp đồng hoặc giao dịch cụ thể.

Đạo luật E-Sign mang lại tiện ích hiện đại
Nguồn: ITN

Những ngoại lệ đối với Đạo luật E-Sign

Mặc dù Đạo luật E-Sign đã được ca ngợi vì tính toàn diện của nó, nhưng Đạo luật này không áp dụng cho mọi loại văn bản, giấy tờ. Một số loại hợp đồng và tài liệu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Đạo luật E-Sign. Bao gồm: di chúc; thủ tục nhận con nuôi; sắc lệnh ly hôn; một số lĩnh vực nhất định của Bộ luật thương mại thống nhất; lệnh và thông báo của tòa án; các tài liệu chính thức của tòa án; thông báo về việc chấm dứt các dịch vụ tiện ích; thông báo về việc vỡ nợ, tịch thu nhà, tịch thu hoặc trục xuất; việc hủy bỏ quyền lợi bảo hiểm; thu hồi sản phẩm hoặc thông báo về lỗi vật liệu; tài liệu kèm theo việc vận chuyển vật liệu nguy hiểm.

Nghị viện thế giới

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri
Nghị viện thế giới

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri

Nền dân chủ và Nghị viện của Nam Phi đã phát triển và trưởng thành rõ rệt kể từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1994. Tính đến nay, đã có 7 cuộc bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử gần đây nhất vào tháng 5.2024. Trong giai đoạn này, Quốc hội không ngừng đổi mới, cải tổ thủ tục để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm, củng cố chức năng giám sát và tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

“Mài sắc” công cụ giám sát
Nghị viện thế giới

“Mài sắc” công cụ giám sát

Vào năm 1999, sau khi Quốc hội dân chủ khóa thứ hai được bầu, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu về nhiệm vụ, thủ tục, thông lệ giám sát và trách nhiệm giải trình. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến báo cáo về “Mô hình giám sát và trách nhiệm giải trình”, trong đó khẳng định vai trò giám sát của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân chủ; đồng thời đưa ra những quy định và cơ chế mới để “mài sắc” công cụ giám sát.

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận
Nghị viện thế giới

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận

Quốc hội Nam Phi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi sang một cơ quan lập pháp dân chủ công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật và các quy định nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền.

Thích ứng với tương lai
Quốc tế

Thích ứng với tương lai

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất nước mặt trời mọc ngày càng nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thế kỷ XXI.

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học
Quốc tế

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học

Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ toàn diện, sáng tạo và hòa nhập toàn cầu, Nhật Bản chú trọng đưa ra nhiều biện pháp cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho toàn xã hội. Trong đó, tiếng Anh và lập trình sớm được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học.

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới
Quốc tế

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới

Giáo dục tiếng Nhật tại đất nước mặt trời mọc đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi đáng kể với việc giới thiệu hệ thống công nhận quốc gia mới. Theo Luật Công nhận các cơ sở giáo dục tiếng Nhật, có hiệu lực từ tháng 4.2024, việc giảng dạy tiếng Nhật sẽ được nâng cao tiêu chuẩn, bảo đảm tính phù hợp, đáng tin cậy, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nước ngoài đang cư trú và học tập tại quốc gia này.

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế
Quốc tế

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế

Nhà triết học nổi tiếng của thế kỷ XIII Thomas Aquinas từng nói: “Luật pháp là một sắc lệnh có lý trí vì lợi ích chung, được thực hiện bởi những người quan tâm đến cộng đồng”. Thật không may, câu nói nổi tiếng này không phù hợp với luật pháp quốc tế về không gian mạng. Cho đến nay, thế giới vẫn thiếu các công cụ pháp lý quốc tế hiệu quả để điều chỉnh lĩnh vực ngày càng quan trọng và phức tạp này.

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?
Quốc tế

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?

Trải qua nhiều năm chuẩn bị, dự thảo Công ước chung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về tội phạm công nghệ thông tin cuối cùng đã không thể đạt được sự đồng thuận tại cuộc họp cuối cùng của Liên Hợp Quốc vào tháng 2.2024, bỏ lỡ cơ hội trở thành văn bản pháp luật quốc tế toàn diện đầu tiên điều chỉnh lĩnh vực này.

titlecolor:4
Quốc tế

Canada: Chế tài mạnh mẽ đối với quảng cáo không chính xác

Nhằm hạn chế những quảng cáo sai lệch về môi trường của doanh nghiệp, tháng 6 vừa qua, Nghị viện Canada đã thông qua một loạt quy định mới nghiêm cấm những quảng cáo, tuyên truyền gây hiểu lầm về môi trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng và những doanh nghiệp thật sự phát triển các sản phẩm bền vững.

titlecolor:4
Quốc tế

"Tẩy xanh" - chiêu trò mới trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhân loại đang hướng tới phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm cách xây dựng thương hiệu gần gũi, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp cố tình xây dựng hình ảnh xanh không thực chất. Hành vi "tẩy xanh" này gây rất nhiều mối lo ngại về pháp lý lẫn uy tín, buộc nhiều cơ quan quản lý trên thế giới phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết mạnh tay.