Tam giác phát triển CLV

Bước tiến lớn từ cơ chế hợp tác của Chính phủ đến Hội nghị Cấp cao của Quốc hội

Sau hơn 10 năm thành lập, Khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV Development Triangle Area) đã chứng tỏ là cơ chế hiệu quả giúp tăng cường sự đoàn kết, hợp tác giữa ba nước trong mọi lĩnh vực. Trên cơ sở cơ chế hợp tác giữa 3 Chính phủ, Hội nghị Cấp cao của Quốc hội ba nước CLV đã chính thức được khởi đồng nhằm thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các thỏa thuận, chương trình hành động và các dự án hợp tác mà Chính phủ 3 nước đã thống nhất, cũng như các thỏa thuận đa phương mà 3 nước là thành viên.

CLV là gì?

Nguồn: khmertimeskh

CLV là từ viết tắt chữ cái đầu của 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam xếp theo thứ tự bảng chữ cái, gọi tắt cho “Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam” (CLV Development Triangle Area). Được Thủ tướng ba nước quyết định thành lập năm 1999, khu vực này bao gồm 10 tỉnh biên giới giữa 3 quốc gia thành viên. Cuối năm 2009, các thành viên quyết định đưa thêm 3 địa phương từ mỗi nước vào danh sách những tỉnh thuộc Khu vực phát triển này. Tại Hội nghị cấp cao năm 2018, Thủ tướng 3 nước đã nhất trí đồng ý mở rộng để tam giác phát triển bao trùm toàn bộ lãnh thổ của các nước Đông Dương.

Website Hội nghị Cấp cao Quốc hội CLV

Ngày 20.11 vừa qua, Quốc hội Lào đã ra mắt trang web Hội nghị Cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV) đầu tiên với địa chỉ: www.na-dtaclv.gov.la. Trang web này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về Hội nghị Cấp cao Quốc hội CLV và phổ biến thông tin để công chúng biết về hoạt động của các thành viên quốc hội CLV. Trang web bao gồm hai ngôn ngữ tiếng Lào và tiếng Anh.

Mục tiêu của việc hình thành CLV là nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác giữa ba nước, đảm bảo an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Hợp tác CLV tập trung vào các lĩnh vực: an ninh - đối ngoại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường…

Về cơ chế hoạt động, bên cạnh các Hội nghị Cấp cao được tổ chức, ba nước CLV đã nhất trí thành lập Ủy ban Điều phối chung (với bốn Tiểu ban: kinh tế, xã hội - môi trường, địa phương, an ninh - đối ngoại). Mỗi nước cử một bộ trưởng làm đồng Chủ tịch Ủy ban và ủy viên Ủy ban Điều phối gồm đại diện các bộ, ngành liên quan và các tỉnh trong Tam giác. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam giữ vai trò đồng Chủ tịch Ủy ban.

Những kết quả chính của các kỳ Hội nghị Cấp cao

Cho đến nay, ba nước đã tiến hành 11 kỳ Hội nghị Cấp cao. Trong số đó, một số văn kiện quan trọng đã được thông qua như: Tuyên bố Vientiane về xây dựng Tam giác phát triển được Thủ tướng ba nước ký nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 10 năm 2004; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác phát triển CLV được ba nước thông qua năm 2004; Bản điều chỉnh Quy hoạch tổng thể đến năm 2020; Chính sách Ưu đãi đặc biệt cho Khu vực Tam giác phát triển CLV năm 2008…

Vào tháng 3.2018, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Cấp cao CLV lần thứ 10 do Thủ tướng ba nước đồng chủ trì. Tại đây, các nhà lãnh đạo đã thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối ba nền kinh tế CLV đến năm 2030. Kế hoạch bao gồm những định hướng lớn thúc đẩy hợp tác kết nối về hạ tầng cơ sở, kết nối về thể chế và kinh tế, và giao lưu Nhân dân.

Bước tiến lớn từ cơ chế hợp tác của Chính phủ đến Hội nghị Cấp cao của Quốc hội -0
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam bày tỏ tình đoàn kết tại Hội nghị Tham vấn diễn ra vào tháng 10.2023 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp Chủ tịch Quốc hội ba nước vào đầu tháng 12. Ảnh: TTXVN

Vào tháng 9.2020, Thủ tướng ba nước đã tham dự Hội nghị Cấp cao CLV lần thứ 11 theo hình thức trực tuyến do những hạn chế do đại dịch Covid-19. Tại hội nghị, các Thủ tướng đã chỉ đạo Ủy ban Điều phối chung tích cực triển khai một số nội dung cụ thể như: xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác phát triển CLV giai đoạn 2021 - 2030; Xây dựng các chương trình, kế hoạch và dự án cụ thể để thực hiện Kế hoạch kết nối ba nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam đến 2030; thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển CLV giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030 được thông qua tại Hội nghị, nâng cao hiểu biết về mô hình “Ba quốc gia, một điểm đến” và thúc đẩy du lịch bền vững; xây dựng chương trình hoạt động cụ thể để triển khai Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp cao su bền vững được thông qua tại Hội nghị; tăng cường các hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên; các chương trình đào tạo nghề và giao lưu nhân dân; phối hợp cùng các đối tác phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế trong việc thực hiện các kế hoạch đã được phê duyệt…

Sau hơn một thập kỷ được thành lập, tất cả các quốc gia thành viên của Tam giác phát triển CLV đều đã chứng kiến sự chuyển mình nhanh chóng. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Lào, Campuchia và Việt Nam đã tạo thuận lợi cho dòng vốn đầu tư qua lại giữa những quốc gia này. Việt Nam đã đầu tư vào 113 dự án trị giá khoảng 3.56 tỷ USD tại các tỉnh dọc biên giới Lào và Campuchia (65 dự án ở Lào và 48 dự án tại Campuchia). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hỗ trợ hai quốc gia láng giềng thông qua việc cung cấp tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng. 5 tỉnh của Việt Nam nằm trong tam giác phát triển đã thu hút 233 dự án đầu tư từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký là 2.3 tỷ USD.

Phối hợp giữa các ủy ban của Quốc hội 3 nước

Cùng với sự hợp tác chặt chẽ giữa ba Chính phủ, từ năm 2009, thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng trong quan hệ với Campuchia và Lào, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng đoàn Quốc hội, các cơ chế hợp tác cấp Ủy ban ba bên giữa ba Quốc hội đã được hình thành và tổ chức định kỳ 2 năm/lần theo hình thức luân phiên gồm: Hội nghị giữa ba Ủy ban Đối ngoại nhằm giám sát, thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác giữa ba nước; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác vì sự phát triển chung khu vực Tam giác phát triển; Hội nghị giữa ba Ủy ban Quốc phòng - An ninh nhằm giám sát, thúc đẩy, bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực Tam giác phát triển; Hội nghị giữa ba Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Vào tháng 3.2022, cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại 3 Quốc hội CLV đã thảo luận về khả năng nâng cấp cơ chế hiện tại ở cấp Ủy ban lên Hội nghị Cấp cao Quốc hội CLV, phù hợp với cơ chế phối hợp của Chính phủ.

Thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước

Ngày 20.11.2022, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đã ký Tuyên bố chung lần đầu thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV.

Theo đó, ba Chủ tịch Quốc hội nhất trí nâng cấp cơ chế Hội nghị hiện nay giữa các Ủy ban của Quốc hội ba nước CLV thành “Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV Parliamentary Summit) được tổ chức hai năm một lần do 3 Chủ tịch Quốc hội chủ trì trên cơ sở luân phiên theo thứ tự bảng chữ cái; đồng thời thông qua Quy trình Thủ tục của Hội nghị cấp cao Quốc hội CLV. Việc thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội CLV phù hợp với tầm nhìn của nhiều thế hệ Chủ tịch Quốc hội ba nước.

Tuyên bố chung khẳng định, việc thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV nhằm: Tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chặt chẽ và hợp tác toàn diện, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác quốc phòng - an ninh, giao lưu nhân dân vì sự phát triển bền vững của ba nước và của khu vực;  Thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các thỏa thuận, chương trình hành động và các dự án hợp tác mà Chính phủ ba nước đã thống nhất cũng như các thỏa thuận đa phương mà ba nước là thành viên; Thúc đẩy việc trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong thực thi các chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội CLV; Phân bổ ngân sách và trao đổi các cách thức huy động vốn từ các đối tác trong và ngoài khu vực CLV để thực hiện các chương trình và dự án trong khu vực Tam giác phát triển và các lĩnh vực hợp tác khác.

Hội nghị Cấp cao Quốc hội CLV lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7.12, tại Thủ đô Vientiane, Lào. Với chủ đề: “Tăng cường vai trò của Quốc hội trong thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Campuchia, Lào và Việt Nam”, Hội nghị nhằm tăng cường vai trò giám sát và theo dõi sự phát triển và tiến độ thực hiện các thỏa thuận đã được Chính phủ CLV ký kết bao gồm Kế hoạch hành động và các Chương trình hợp tác phát triển chung trong khu vực Tam giác phát triển, cũng như các thỏa thuận đa phương mà cả ba nước đã ký kết.

Nghị viện thế giới

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri
Nghị viện thế giới

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri

Nền dân chủ và Nghị viện của Nam Phi đã phát triển và trưởng thành rõ rệt kể từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1994. Tính đến nay, đã có 7 cuộc bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử gần đây nhất vào tháng 5.2024. Trong giai đoạn này, Quốc hội không ngừng đổi mới, cải tổ thủ tục để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm, củng cố chức năng giám sát và tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

“Mài sắc” công cụ giám sát
Nghị viện thế giới

“Mài sắc” công cụ giám sát

Vào năm 1999, sau khi Quốc hội dân chủ khóa thứ hai được bầu, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu về nhiệm vụ, thủ tục, thông lệ giám sát và trách nhiệm giải trình. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến báo cáo về “Mô hình giám sát và trách nhiệm giải trình”, trong đó khẳng định vai trò giám sát của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân chủ; đồng thời đưa ra những quy định và cơ chế mới để “mài sắc” công cụ giám sát.

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận
Nghị viện thế giới

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận

Quốc hội Nam Phi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi sang một cơ quan lập pháp dân chủ công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật và các quy định nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền.

Thích ứng với tương lai
Quốc tế

Thích ứng với tương lai

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất nước mặt trời mọc ngày càng nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thế kỷ XXI.

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học
Quốc tế

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học

Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ toàn diện, sáng tạo và hòa nhập toàn cầu, Nhật Bản chú trọng đưa ra nhiều biện pháp cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho toàn xã hội. Trong đó, tiếng Anh và lập trình sớm được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học.

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới
Quốc tế

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới

Giáo dục tiếng Nhật tại đất nước mặt trời mọc đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi đáng kể với việc giới thiệu hệ thống công nhận quốc gia mới. Theo Luật Công nhận các cơ sở giáo dục tiếng Nhật, có hiệu lực từ tháng 4.2024, việc giảng dạy tiếng Nhật sẽ được nâng cao tiêu chuẩn, bảo đảm tính phù hợp, đáng tin cậy, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nước ngoài đang cư trú và học tập tại quốc gia này.

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế
Quốc tế

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế

Nhà triết học nổi tiếng của thế kỷ XIII Thomas Aquinas từng nói: “Luật pháp là một sắc lệnh có lý trí vì lợi ích chung, được thực hiện bởi những người quan tâm đến cộng đồng”. Thật không may, câu nói nổi tiếng này không phù hợp với luật pháp quốc tế về không gian mạng. Cho đến nay, thế giới vẫn thiếu các công cụ pháp lý quốc tế hiệu quả để điều chỉnh lĩnh vực ngày càng quan trọng và phức tạp này.

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?
Quốc tế

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?

Trải qua nhiều năm chuẩn bị, dự thảo Công ước chung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về tội phạm công nghệ thông tin cuối cùng đã không thể đạt được sự đồng thuận tại cuộc họp cuối cùng của Liên Hợp Quốc vào tháng 2.2024, bỏ lỡ cơ hội trở thành văn bản pháp luật quốc tế toàn diện đầu tiên điều chỉnh lĩnh vực này.

titlecolor:4
Quốc tế

Canada: Chế tài mạnh mẽ đối với quảng cáo không chính xác

Nhằm hạn chế những quảng cáo sai lệch về môi trường của doanh nghiệp, tháng 6 vừa qua, Nghị viện Canada đã thông qua một loạt quy định mới nghiêm cấm những quảng cáo, tuyên truyền gây hiểu lầm về môi trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng và những doanh nghiệp thật sự phát triển các sản phẩm bền vững.

titlecolor:4
Quốc tế

"Tẩy xanh" - chiêu trò mới trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhân loại đang hướng tới phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm cách xây dựng thương hiệu gần gũi, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp cố tình xây dựng hình ảnh xanh không thực chất. Hành vi "tẩy xanh" này gây rất nhiều mối lo ngại về pháp lý lẫn uy tín, buộc nhiều cơ quan quản lý trên thế giới phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết mạnh tay.