10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Ảnh chung toàn trang - Quốc hội Pháp - Ảnh Elysee
Quốc hội Pháp. Ảnh: Elysee

1. Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trên thế giới

Đã có nhiều cuộc tranh luận trong lịch sử về việc ai là người đầu tiên giữ chức vụ Chủ tịch Hạ viện trong cơ quan lập pháp lâu đời nhất thế giới - Nghị viện Anh. Tuy nhiên, Sổ bộ Nghị viện Anh đã ghi nhận một cách chính thức người đầu tiên giữ chức vụ này là Sir Thomas de Hungerford, được bổ nhiệm vào năm 1377. Mặc dù trước đó, người tiền nhiệm của ông là Peter de la Mare đã giữ chức vụ này vào năm 1376 mà không có danh hiệu.

1 - Sir Thomas de Hungerford của Hạ viện Anh là Chủ tịch đầu tiên trên thế giới. Ảnh wikidata
Sir Thomas de Hungerford của Hạ viện Anh là Chủ tịch đầu tiên trên thế giới. Ảnh: wikidata

Vào thời trung cổ, chức vụ Chủ tịch Hạ viện được gọi là “Parlour”,  “Prolocutor” (người phát ngôn) hoặc “Procurator” (người đại diện). Các thuật ngữ này đều chỉ một người đóng vai trò là người phát ngôn hoặc người người đại diện, thay mặt Hạ viện để truyền đạt nguyện vọng, quyết định của cơ quan đại diện tới Nhà vua hoặc Nữ hoàng.

2. Nhiệm vụ “nguy hiểm đến tính mạng”

Vào những ngày đầu thiết lập hệ thống nghị viện, vị trí Chủ tịch giống như một sứ giả truyền đạt nguyện vọng và thông điệp của Hạ viện (ý chí của thường dân) tới Nhà vua, do đó công việc này vô cùng nguy hiểm đối với cá nhân người giữ trọng trách. Đôi khi, một vị Vua hoặc Nữ hoàng cảm thấy tức giận trước ý kiến hoặc phàn nàn của người dân và họ có thể trút giận lên người đại diện đã mang những thông tin khó chịu đến cho họ, có thể bằng hình thức bỏ tù, trục xuất hoặc thậm chí hành quyết.

Trong lịch sử, đã có nhiều trường hợp Chủ tịch Hạ viện bị trừng phạt bởi nhà Vua. Sir Peter de la Mare, một Chủ tịch tạm quyền trong hai năm 1376 - 1377 đã từng bị bỏ tù. Tệ hơn nữa, từ năm 1394 đến năm 1535, đã có 7 Chủ tịch Hạ viện bị hành quyết, tử trận hoặc bị sát hại.

Cũng do tính chất nguy hiểm vốn có của vị trí Chủ tịch Hạ viện trong thời trung cổ, nên vào thời điểm đó, một nghị sĩ khi được bầu làm Chủ tịch Hạ viện sẽ có hành động bày tỏ thái độ phản kháng. Do đó, các nghị sĩ khác buộc phải “áp tải”, thậm chí là “lôi kéo” người được bầu đến ghế chủ tọa.

2 - Tân Chủ tịch Hạ viện Canada Greg Fergus được áp tải vào ghế Chủ tọa sau khi được bầu vào ngày 3.10.2023. Ảnh AP
Tân Chủ tịch Hạ viện Canada Greg Fergus được "áp tải" vào ghế Chủ tọa sau khi được bầu vào ngày 3.10.2023. Ảnh: AP

Mặc dù theo thời gian, vai trò, vị trí và vị thế của Chủ tịch Hạ viện đã thay đổi, song nghi lễ truyền thống này vẫn được duy trì như một nét văn hóa và thủ tục ở các hệ thống nghị viện theo mô hình Anh chẳng hạn như Canada, Australia... Chẳng hạn vào tháng 10.2023, khi ông Greg Fergus được Hạ viện Canada bầu làm tân Chủ tịch Hạ viện, ông đã thể hiện “sự phản kháng mang tính tượng trưng” với nụ cười tươi trên môi, khi được Thủ tướng Justin Trudeau và Lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre xốc hai bên, áp tải đến ghế Chủ tọa. Ông cũng là người Canada da màu đầu tiên được bầu giữ chức Chủ tịch Hạ viện.

3. Chủ tịch Quốc hội duy nhất được phong thánh

Thomas More (1477 - 1535) là một trong những Chủ tịch Hạ viện nổi tiếng và là biểu tượng lịch sử cao quý của nước Anh. Ông đồng thời là tác giả của tác phẩm triết học nổi tiếng Utopia (Địa đàng trần gian), nơi ông mô tả về một nhà nước lý tưởng. Với tác phẩm này, ông được các nhà cộng sản lỗi lạc như Karl Marx coi là “người sáng lập của chủ nghĩa xã hội không tưởng”.

3 - Bức tượng Sir Thomas More 2
Bức tượng Sir Thomas More. Ảnh: wikidata

Bị cáo buộc tội phản quốc do những mâu thuẫn với Nữ hoàng, ông đã bị hành quyết tại tháp London vào ngày 6.7.1535, trở thành Chủ tịch Hạ viện duy nhất bị hành quyết. Ông cũng là Chủ tịch Hạ viện đầu tiên và duy nhất được phong thánh, mặc dù điều này được tiến hành 400 năm sau đó (năm 1935).

Vào năm 1969, bức tượng chân dung của ông được khánh thành và đặt tại nơi trước đây từng là khu vườn của ông. Bức tượng được đặt hướng ra sông Thames, nơi ông có hành trình cuối cùng trước khi lên đoạn đầu đài. Bức tượng là sự nhắc nhở các Chủ tịch Hạ viện hiện tại và tương lai về tầm quan trọng và trách nhiệm của vai trò này.

4. Một vị trí quyền lực

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ quyền lực: ở 2/3 các quốc hội trên thế giới, vị trí Chủ tịch xếp thứ hai hoặc thứ ba trong hệ thống phân cấp quyền lực Nhà nước. Chẳng hạn tại Mỹ, vị trí Chủ tịch Hạ viện là nhân vật xếp thứ hai sau Phó tổng thống trong việc kế nhiệm hoặc thay thế Tổng thống trong trường hợp ông vắng mặt.

Ở hầu hết các nước (90%), vị trí Chủ tịch được bầu trong số các thành viên của Quốc hội. Tuy nhiên, ở một số nước, nguyên thủ quốc gia chịu trách nhiệm chỉ định một cá nhân, có thể là nghị sĩ hoặc không phải nghị sĩ, giữ chức Chủ tịch Quốc hội.

5. Vai trò đại diện, điều hành và giám sát

Chủ tịch Quốc hội có nhiệm vụ chính là chủ tọa điều hành các cuộc tranh luận tại Quốc hội, quyết định về thủ tục và công bố kết quả bỏ phiếu. Chủ tịch quyết định ai được phép phát biểu, theo Nội quy và có quyền kỷ luật các thành viên vi phạm thủ tục của Quốc hội. 

Với vai trò này, Chủ tịch Quốc hội giống như một vị nhạc trưởng, phải bảo đảm sự công bằng và trung lập, đồng thời là người thúc đẩy quyền tự do ngôn luận trong Quốc hội, một quyền mà các nhà lập pháp đã phải đấu tranh để giành được từ chế độ quân chủ.

Ngoài ra, một trong những chức năng của Chủ tịch là đại diện cho Quốc hội trong các sự kiện mang tính nghi lễ, tại các hội nghị quốc gia và quốc tế.

6. Chiếc búa chủ tọa 

Cùng với nhiệm vụ là chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, hình ảnh của Chủ tịch Hạ viện hoặc Thượng viện thường được gắn với chiếc búa chủ tọa. Đây vừa là công cụ để chủ tọa điều hành phiên họp vừa là biểu tượng quyền lực của Nghị viện.

Chiếc búa chủ tọa của nghị viện các nước thường được làm bằng loại gỗ cứng, có tay cầm, gõ xuống một khối gỗ khác để tăng âm lượng. Trong số các nước thì chiếc búa chủ tọa của Hạ viện Mỹ được đánh giá là “càng ngày càng to” vì đã bị gãy và phải thay nhiều lần. Các nghị sĩ thường nói đùa rằng do Hạ viện Mỹ “ồn ào” hơn so với Thượng viện nên Chủ tịch phải gõ búa mạnh hơn.

6- Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi trao chiếc búa chủ tọa cho người kế nhiệm, ông John Beohner. Ảnh NBC News
Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi trao chiếc búa chủ tọa cho người kế nhiệm, ông John Beohner. Ảnh: NBC News

Theo ghi chép của Văn phòng Thư ký Hạ viện, vào năm 1906, Chủ tịch Hạ viện khi đó là Joseph Cannon đã gõ chiếc búa chủ tọa mạnh đến nỗi làm vỡ búa. Nhiều năm sau, Chủ tịch Hạ viện Champ Clark đã làm gãy hai chiếc búa chỉ trong phiên khai mạc, và Chủ tịch Hạ viện Nance Garner đã làm gãy ba chiếc búa trong tuần đầu tiên của phiên họp Quốc hội năm 1931. Người ta nói rằng ông Garner sau đó đã ra lệnh làm một cái búa "không thể vỡ" bằng gỗ óc chó đen.

Còn búa chủ tọa của Thượng viện Mỹ vốn được làm bằng ngà. Từ năm 1952, tay cầm và đầu búa gắn với nhau bởi một dải kim loại bằng bạc. Nhưng đến năm 1954, trong một phiên tranh luận gay gắt về năng lượng hạt nhân kéo dài đến khuya, Phó Tổng thống Nixon lúc đó cũng là Chủ tịch Thượng viện đã làm gãy chiếc búa này. Không tìm được chất liệu qua các kênh thương mại, Thượng viện Mỹ đã đề nghị Đại sứ quán Ấn Độ giúp đỡ. Vào tháng 11.1954, Ấn Độ đã tặng Thượng viện Mỹ chiếc búa khác bằng ngà hiện vẫn đang được sử dụng.

Trong lịch sử Thượng viện Mỹ, có những vị chủ tọa như Chủ tịch Thượng viện John Adams vào cuối thế kỷ XVIII chỉ thích gõ bút chì vào thành cốc nước thay cho gõ búa. Còn Charles Fairbanks Chủ tịch Thượng viện (1905 - 1909) thì chỉ đứng dậy mỗi khi ồn quá, rồi gõ nhẹ vài cái lên mặt bàn, không đủ để gây sự chú ý của các thượng nghị sĩ.

Khác với truyền thống tại Mỹ và nhiều nước khác, Chủ tịch Hạ viện và Thượng viện Anh không sử dụng búa để duy trì trật tự, do biểu tượng quyền lực ở cơ quan lập pháp nước này là cây quyền trượng (Mace).

7. Số lượng Chủ tịch Quốc hội trên thế giới?

Với 190 Quốc hội/Nghị viện trên thế giới (79 trong số đó là lưỡng viện), có tổng cộng 276 vị trí Chủ tịch.

Thông thường, mỗi Quốc hội hoặc mỗi viện chỉ có một chủ tịch, nhưng cũng có trường hợp có tới 2 - 3 chủ tịch. Cụ thể, 264 viện có một chủ tịch, 3 viện có 2 chủ tịch và 2 viện có 3 chủ tịch.

Ba viện có 2 chủ tịch bao gồm: Thứ nhất là Đại hội đồng San Marino. Đây là cơ quan lập pháp đơn viện của quốc gia nhỏ bé ở châu Âu San Marino, nằm bên trong Italy. Cơ quan này bầu hai Chấp chính là người đứng đầu Đại hội đồng, đồng thời là người đứng đầu Nhà nước với nhiệm kỳ 6 tháng. Thứ hai là Thượng viện Hoa Kỳ. Cơ quan này hiện có một Chủ tịch Thượng viện, đồng thời là Phó tổng thống - bà Kamala Harris, và có một Chủ tịch Thượng viện lâm thời, bà Patty Murray, được bầu từ năm 2023. Thứ ba là Thượng viện Liberia, cũng có mô hình 2 Chủ tịch Thượng viện giống như Hoa Kỳ. Điều 51 của Hiến pháp Liberia quy định rằng Phó tổng thống "sẽ là Chủ tịch Thượng viện và chủ trì các cuộc thảo luận của Thượng viện mà không có quyền bỏ phiếu, ngoại trừ trường hợp số phiếu ngang nhau". Trên thực tế, phó tổng thống hiếm khi thực hiện vai trò này. Thay vào đó, Thượng viện bầu một Chủ tịch tạm quyền trong số các thượng nghị sĩ, chịu trách nhiệm chủ trì Thượng viện khi Phó tổng thống vắng mặt. Không giống như Chủ tịch tạm quyền của Thượng viện Hoa Kỳ, vốn đóng vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ theo truyền thống được trao cho thượng nghị sĩ cấp cao nhất từ ​​đảng chiếm đa số, chức vụ Chủ tịch Thượng viện tạm quyền ở Liberia rất có thực quyền, quá trình bỏ phiếu là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các thượng nghị sĩ. Chủ tịch tạm quyền cũng có thể bị cách chức nếu hai phần ba số thượng nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ.

Nước duy nhất trên thế giới nơi cơ quan lập pháp có 3 Chủ tịch là Bosnia-Herzegovina. Cả Hạ viện và Thượng viện của nước này đều bầu 3 người đại diện cho 3 sắc tộc lần lượt giữ chức Chủ tịch trong một nhiệm kỳ lập pháp. Chẳng hạn, Hội đồng Hạ viện được bầu vào ngày 1.12.2022, bao gồm 3 Chủ tịch là ông Denis Zvizdić, Marinko Čavara và Nebojša Radmanović. Trong nhiệm kỳ lập pháp, chức vụ Chủ tịch được luân phiên sau mỗi 8 tháng, bảo đảm cơ cấu về chủng tộc. Ông Zvizdić (người Bosnia) sẽ do ông Čavara (người Croatia) và ông Radmanović (người Serbia) lần lượt kế nhiệm, thời gian như sau:

- Ông Zvizdić: từ tháng 12.2022 - 7.2023; và từ tháng 12.2024 - 7.2025.

- Ông Čavara: tháng 8.2023 - 3.2024; và từ tháng 8.2025 - 3.2026.

- Ông Radmanović: từ tháng 4.2024 - 11.2024; và từ tháng 4.2026 cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của Hạ viện hiện tại.

8. Có bao nhiêu nữ Chủ tịch Quốc hội trên thế giới?

Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Áo là quốc gia duy nhất bầu một phụ nữ làm Chủ tịch Quốc hội.

Từ năm 1945 đến năm 1997, chỉ có 42 trong số 186 nước có cơ quan lập pháp bầu một phụ nữ làm chủ tịch quốc hội hoặc một viện quốc hội.

8 - Chủ tịch Quốc hội Turmenistan Dunyagozel Akmuhammedovna Gulmanova là nữ Chủ tịch Quốc hội trẻ nhất thế giới. Ảnh centralasia
Chủ tịch Quốc hội Turmenistan Dunyagozel Akmuhammedovna Gulmanova là nữ Chủ tịch Quốc hội trẻ nhất thế giới. Ảnh: centralasia

Hiện tại, trong số 190 nghị viện trên thế giới, chỉ có 64 nữ Chủ tịch, tương đương với 23,7%. Châu Mỹ là nơi có tỷ lệ nữ Chủ tịch Quốc hội cao nhất với 39,62% trong khi khu vực Trung Đông và Bắc Phi là nơi không có phụ nữ nào giữ chức vụ này.

Chủ tịch Quốc hội Turmenistan Dunyagozel Akmuhammedovna Gulmanova hiện là nữ Chủ tịch Quốc hội trẻ nhất trên thế giới. Cô được bầu vào vị trí này từ năm 2023 khi mới 34 tuổi.

9. Chủ tịch tại nhiệm lâu nhất và ngắn nhất?

Chủ tịch Quốc hội tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử thế giới là ông Cavayé Yéguié Djibril của Quốc hội Cameroon - người đã giữ chức vụ này kể từ tháng 3.1992, tính đến nay là 32 năm 5 tháng.

Trong khi đó, vị Chủ tịch có nhiệm kỳ ngắn nhất là Theodore Medad Pomeroy. Ông là Chủ tịch thứ 26 của Hạ viện Hoa Kỳ và nhiệm kỳ của ông kéo dài đúng 1 ngày, từ ngày 3.3.1869 đến ngày 4.3.1869.

Chủ tịch mới được bầu gần đây nhất là Chủ tịch Quốc hội Rwanda, Gertrude Kazarwa. Bà được bầu vào vị trí này vào ngày 14.8.2024, trở thành phụ nữ thứ 3 trong lịch sử Rwanda giữ chức vụ này.

10. Chủ tịch trẻ tuổi nhất và cao tuổi nhất?

Chủ tịch Quốc hội trẻ nhất hiện nay là Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Mauritius Adrien Charles Duval, sinh năm 1990, năm nay 34 tuổi. Ông vừa được bầu vào ngày 18.7.2024. Trong khi người lớn tuổi nhất là Chủ tịch Thượng viện Algeria Salah Goudjil, sinh năm 1931, năm nay 93 tuổi.

Vai trò của Chủ tịch Quốc hội ngày nay đã cho thấy quá trình đấu tranh và tiến bộ của tiến trình dân chủ qua nhiều thế kỷ, cũng như vai trò ngày càng không thể phủ nhận của cơ quan lập pháp trong các thiết chế dân chủ. Điều này được thể hiện rõ nét qua thủ tục bầu Chủ tịch. Nếu trước kia, các Chủ tịch Quốc hội đều do Quốc vương bổ nhiệm, thì giờ đây, hầu hết các nghị sĩ tự bầu Chủ tịch Quốc hội của mình và do vậy, người giữ vị trí Chủ tịch Quốc hội cũng là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân.

Nghị viện thế giới

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri
Nghị viện thế giới

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri

Nền dân chủ và Nghị viện của Nam Phi đã phát triển và trưởng thành rõ rệt kể từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1994. Tính đến nay, đã có 7 cuộc bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử gần đây nhất vào tháng 5.2024. Trong giai đoạn này, Quốc hội không ngừng đổi mới, cải tổ thủ tục để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm, củng cố chức năng giám sát và tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

“Mài sắc” công cụ giám sát
Nghị viện thế giới

“Mài sắc” công cụ giám sát

Vào năm 1999, sau khi Quốc hội dân chủ khóa thứ hai được bầu, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu về nhiệm vụ, thủ tục, thông lệ giám sát và trách nhiệm giải trình. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến báo cáo về “Mô hình giám sát và trách nhiệm giải trình”, trong đó khẳng định vai trò giám sát của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân chủ; đồng thời đưa ra những quy định và cơ chế mới để “mài sắc” công cụ giám sát.

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận
Nghị viện thế giới

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận

Quốc hội Nam Phi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi sang một cơ quan lập pháp dân chủ công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật và các quy định nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền.

Thích ứng với tương lai
Quốc tế

Thích ứng với tương lai

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất nước mặt trời mọc ngày càng nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thế kỷ XXI.

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học
Quốc tế

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học

Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ toàn diện, sáng tạo và hòa nhập toàn cầu, Nhật Bản chú trọng đưa ra nhiều biện pháp cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho toàn xã hội. Trong đó, tiếng Anh và lập trình sớm được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học.

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới
Quốc tế

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới

Giáo dục tiếng Nhật tại đất nước mặt trời mọc đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi đáng kể với việc giới thiệu hệ thống công nhận quốc gia mới. Theo Luật Công nhận các cơ sở giáo dục tiếng Nhật, có hiệu lực từ tháng 4.2024, việc giảng dạy tiếng Nhật sẽ được nâng cao tiêu chuẩn, bảo đảm tính phù hợp, đáng tin cậy, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nước ngoài đang cư trú và học tập tại quốc gia này.

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế
Quốc tế

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế

Nhà triết học nổi tiếng của thế kỷ XIII Thomas Aquinas từng nói: “Luật pháp là một sắc lệnh có lý trí vì lợi ích chung, được thực hiện bởi những người quan tâm đến cộng đồng”. Thật không may, câu nói nổi tiếng này không phù hợp với luật pháp quốc tế về không gian mạng. Cho đến nay, thế giới vẫn thiếu các công cụ pháp lý quốc tế hiệu quả để điều chỉnh lĩnh vực ngày càng quan trọng và phức tạp này.

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?
Quốc tế

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?

Trải qua nhiều năm chuẩn bị, dự thảo Công ước chung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về tội phạm công nghệ thông tin cuối cùng đã không thể đạt được sự đồng thuận tại cuộc họp cuối cùng của Liên Hợp Quốc vào tháng 2.2024, bỏ lỡ cơ hội trở thành văn bản pháp luật quốc tế toàn diện đầu tiên điều chỉnh lĩnh vực này.

titlecolor:4
Quốc tế

Canada: Chế tài mạnh mẽ đối với quảng cáo không chính xác

Nhằm hạn chế những quảng cáo sai lệch về môi trường của doanh nghiệp, tháng 6 vừa qua, Nghị viện Canada đã thông qua một loạt quy định mới nghiêm cấm những quảng cáo, tuyên truyền gây hiểu lầm về môi trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng và những doanh nghiệp thật sự phát triển các sản phẩm bền vững.

titlecolor:4
Quốc tế

"Tẩy xanh" - chiêu trò mới trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhân loại đang hướng tới phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm cách xây dựng thương hiệu gần gũi, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp cố tình xây dựng hình ảnh xanh không thực chất. Hành vi "tẩy xanh" này gây rất nhiều mối lo ngại về pháp lý lẫn uy tín, buộc nhiều cơ quan quản lý trên thế giới phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết mạnh tay.  

Vì một tương lai bền vững
Quốc tế

Vì một tương lai bền vững

Trong hệ thống an sinh xã hội, hệ thống bảo hiểm xã hội giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Chính vì tầm quan trọng của các chế độ BHXH trong suốt vòng đời của người lao động, nên hầu hết các quốc gia đều có chính sách hoặc quy định để hạn chế người lao động nhận BHXH một lần; đồng thời cũng có chính sách nhằm “giữ chân” người lao động gắn bó với BHXH.