Bảo vệ trẻ em khỏi tác hại trực tuyến đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ các nước trên thế giới. Trong số các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này, Australia nổi bật với vai trò tiên phong, thiết lập mô hình bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo lực trực tuyến. Với Luật An toàn trực tuyến 2021 và các sáng kiến chủ động, Australia đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý và chiến lược mạnh mẽ để bảo vệ người dùng trẻ trong không gian kỹ thuật số.
Sau không ít lần thay đổi từ một viện sang hai viện và ngược lại theo Hiến pháp của từng thời kỳ lịch sử, hệ thống lưỡng viện của Philippines gồm Thượng viện và Hạ viện đã tồn tại hơn 20 năm qua và ngày càng phát huy hiệu quả.
Vào cuối năm 2021, các cơ quan thực thi chống tham nhũng của Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định nhằm áp dụng hình phạt nặng hơn đối với hành vi đưa hối lộ. Các hình phạt này bao gồm hệ thống danh sách đen hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của những đối tượng đưa hối lộ, cũng như giám sát của bên thứ ba đối với các công ty và cá nhân bị điều tra về hành vi tham nhũng. Những quy định đó đánh dấu sự thay đổi trong môi trường thực thi chống tham nhũng ở Trung Quốc, vốn nhiều năm qua chủ yếu tập trung vào người nhận hối lộ.
Mới đây, Trung Quốc đã thông qua "Luật Thanh tra chống tham nhũng", trong đó xác định tư cách của cán bộ thuộc các ủy ban chống tham nhũng. Cụ thể, luật về các cơ quan giám sát này được đưa ra tại Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) lần thứ 13 vào cuối tháng 8.2021 và có hiệu lực đầu năm 2022. Việc đưa luật vào cuộc sống là bước quan trọng nữa mà giới lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy nhằm hướng tới hệ thống thống nhất các cơ quan chức năng chống tham nhũng.
Trong thời gian qua, nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã thành lập các cơ sở đào tạo hoặc viện nghiên cứu về thanh tra kỷ luật, các chuyên gia tin rằng sẽ giúp đào tạo nhân tài cho nỗ lực chống tham nhũng mạnh mẽ của đất nước. Theo Global Times, ấn bản mới của danh mục môn học giáo dục sau đại học đã được phát hành vào tháng 9, trong đó kiểm tra, giám sát kỷ luật đã được thêm và trở thành môn học quan trọng bậc nhất trong chuyên ngành luật.
Điều chỉnh biên giới carbon được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm điều chỉnh carbon biên giới hoặc điều chỉnh thuế biên giới, nhưng tất cả đều nhằm đạt được những mục tiêu giống nhau. Đó là giải quyết sự khác biệt trong chính sách khí hậu trong nước và cường độ phát thải do sản xuất, giữa các đối tác thương mại.
Ngày 8.6.2022, Thượng nghị sĩ Mỹ Sheldon Whitehouse đã giới thiệu dự thảo Luật Cạnh tranh sạch (Clean Competition Act) nhằm mục đích tăng tính cạnh tranh cho các công ty Mỹ trên thị trường quốc tế và giải quyết các nguồn phát thải khí nhà kính làm nóng lên toàn cầu, bằng cách tạo ra một cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Được biết, đạo luật cũng được các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Brian Schatz và Martin Heinrich đồng bảo trợ.
Trước đại dịch Covid-19, nhiều công ty trên toàn cầu đã thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày, mô hình này đã trở nên thịnh hành khi thế giới chuyển sang làm việc từ xa. Hiện nay, số quốc gia đưa ra các chính sách rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động đang được nối dài thêm.
Mới đây, nhà kinh tế trưởng của Philippines đã kêu gọi thực hiện tuần làm việc ngắn hơn, bắt đầu từ các nhân viên Chính phủ, để tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong bối cảnh giá dầu thế giới đang ngày càng trở nên đắt đỏ.
Tháng 6.2018, nhờ sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế từ việc phát triển dự án đến cung cấp thiết bị và đào tạo thẩm phán, Chính phủ Madagascar đã thành lập tòa án chống tham nhũng mới độc lập và minh bạch hơn đặt tên là Pôles Anti-Corruption (PAC).
Tham nhũng ở Zimbabwe, cũng như ở nhiều quốc gia khác, vừa là vấn nạn mang tính đặc hữu vừa là vấn đề mang tính thể chế. Bao gồm cả tham nhũng vặt và tham nhũng chính trị, đây là một trong những thách thức phát triển lớn mà quốc gia này phải đối mặt. Trong nỗ lực tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, kể từ năm 2018, Chính phủ Zimbabwe đã thành lập một loạt tòa án chống tham nhũng chuyên biệt. Đây được coi là một bước tiến tích cực trong việc xét xử các vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả của các tòa án này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới để giải quyết các vấn đề lâu dài như sự phân chia nông thôn và thành thị, an ninh lương thực và đói nghèo với tên gọi “Tái sinh nông thôn”.
Chính quyền Trung Quốc đặt ra những mục tiêu cụ thể cho quá trình thúc đẩy "Tái sinh nông thôn", bao gồm phát triển nông thôn, bảo vệ đất trồng, an ninh lương thực. Và ở mỗi mục tiêu đều có những phương tiện chính sách, pháp luật để hiện thực hóa từng bước.
Trong Chương trình "Tái sinh nông thôn", con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, theo đó, ngoài các mục tiêu về nông thôn, cải thiện cuộc sống cho người nông dân cũng là một mục tiêu đặc biệt quan trọng.
Thư viện Quốc hội cùng với Ban Thư ký Quốc hội, Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Dịch vụ nghiên cứu Quốc hội có chức năng hỗ trợ cho công việc của Quốc hội, chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội. Với nguồn tài liệu chính thống dồi dào, cơ quan này là nguồn thông tin chính của các nghị sĩ.
Với một bộ sưu tập khiêm tốn chỉ với 3.604 cuốn sách và một đội ngũ nhân viên chỉ gồm 4 người, ngày 20.2.1952, Thư viện Quốc hội được thành lập tại Pusan, thủ đô tạm thời của Hàn Quốc khi khói súng vẫn chưa tan trên bán đảo Triều Tiên.
Từ năm 1995, Thư viện Quốc hội được chia làm các bộ phận: Phòng Nghiên cứu và phân tích thông tin lập pháp, Phòng Tiếp nhận và xử lý, Phòng Quản lý thông tin công nghệ, Phòng Kế hoạch, ngân sách và kiểm toán và Phòng Tổng hợp. Cơ cấu này thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi thời kỳ.
Trong một vài thập kỷ gần đây, sự thay đổi về chính trị - xã hội của Hàn Quốc cùng với sự thay đổi về công nghệ đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo của Thư viện Quốc hội xây dựng chiến lược và tầm nhìn cho sự phát triển của Thư viện Quốc hội như một tổ chức phi lợi nhuận có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước trong tương lai.
Lực lượng phòng vệ Dân sự Singapore (SCDF) là một dịch vụ khẩn cấp thuộc Bộ Nội vụ, cung cấp các dịch vụ chữa cháy, cứu hộ kỹ thuật và y tế khẩn cấp cũng như phối hợp phòng thủ dân sự quốc gia.
Hệ thống phòng thủ dân sự có tổ chức đầu tiên của New Zealand được thúc đẩy do những lo ngại về các cuộc không kích, tấn công bằng khí độc trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II hay tấn công hạt nhân vào những năm 1950. Kể từ năm 2004, thiên tai như lũ lụt, lở đất và động đất trở thành trọng tâm của các hoạt động và kế hoạch phòng thủ dân sự của đất nước kiwi.