Nghị viện Indonesia: Bản sắc văn hóa trong chính trị

Lê Anh 05/03/2010 00:00

Để tìm hiểu nền chính trị Indonesia nói chung và Nghị viện Indonesia nói riêng, theo một nhà nghiên cứu, cần lưu ý đến những đặc điểm xuất phát từ tính đa sắc tộc của xã hội Indonesia như: tính vùng miền, sự thống trị của đảo chính Java, và sự phân hóa trong các cộng đồng người theo đạo Hồi, nhất là ở đảo Java. Những đặc điểm này đã tồn tại từ nhiều đời nay, nhưng trong vài chục năm gần đây, đã có sự biến đổi nhất định. Chẳng hạn, ảnh hưởng của Java càng rõ dưới chế độ độc tài, do chính quyền trung ương thường sử dụng các phương tiện quân sự để tập trung quyền lực dẫn đến sự phân cực giữa Java và các đảo khác.

05-nghi-vien-6410-300.jpg

Bên cạnh yếu tố sắc tộc và tính vùng miền, yếu tố tôn giáo càng làm cho bối cảnh thêm phức tạp. Mặc dù có gần 90% dân số theo đạo Hồi, nhưng Indonesia không phải là nhà nước Hồi giáo, vì đạo Hồi không được coi là quốc giáo ở đảo quốc này. Cuối cùng, cuộc đối đầu giữa abangan (chủ nghĩa dân tộc thế tục) và santri (chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo) dẫn đến sự ra đời của hệ tư tưởng Pancasila được quy định trong Hiến pháp. “Panca” nghĩa là 5, “sila” nghĩa là nguyên tắc. Pancasila là 5 nguyên tắc có sự liên hệ chặt chẽ và không thể chia rời được xem là cơ sở triết lý cho nhà nước Indonesia. Những nguyên tắc này bao gồm: 1) Chỉ tin duy nhất vào đức chúa trời, 2) Sự nhân đạo văn minh và công bằng, 3) Sự thống nhất của Indonesia, 4) Nền dân chủ được hướng dẫn bởi trí tuệ nội tại và sự đồng thuận qua tranh luận giữa những người đại diện, và 5) Công bằng xã hội cho toàn thể nhân dân Indonesia.

Tiếp theo, những khuôn mẫu truyền thống gắn chặt vào văn hóa của quần đảo này có tác động lớn hơn các yếu tố hữu hình tới khả năng của nghị viện trong việc giám sát việc thi hành các đạo luật; và điều đó - ở chừng mực cũng là một phần của quy trình lập pháp – đã làm cho các quy trình và định chế chính thức trở nên ít quan trọng hơn. Khuôn mẫu chung về văn hóa – tôn giáo bao trùm các hoạt động chính trị trong một mạng lưới tổng quát hơn của các quan hệ xã hội. Ở phần lớn các khu vực nông thôn và một vài khu vực lân cận các thành phố lớn, cử tri thường có xu hướng bỏ phiếu theo nhau dựa trên những định hướng về xã hội, tôn giáo.

Một yếu tố khác, có phần mang tính đặc thù của xã hội Indonesia nhưng có nhiều điểm chung với các nước khác, là sự thiếu vắng của một xã hội dân sự tự trị. Bị chế độ Soeharto kìm nén, nên trong xã hội, ngoài nhà thờ và quân đội, có rất ít các nhóm có tổ chức thành viên riêng. Sự phổ biến của các tổ chức phi chính phủ, với nhiều nguồn tài chính từ bên ngoài, đôi khi làm nảy sinh những lo ngại về sự hình thành của một chủ nghĩa đa nguyên ở Jakarta, tuy nhiên, đó chỉ là ảo tưởng. Việc thiếu một xã hội dân sự làm cho các yếu tố của mô hình giám sát trở nên mờ nhạt hơn. Bởi lẽ, hình thức giám sát “chuông cứu hỏa” lại phụ thuộc vào mạng lưới những người có khả năng và có ý chí trong việc rung quả chuông này, và cũng phụ thuộc vào việc các hồi chuông đó có được cơ quan cứu hỏa phản ứng tích cực hay không. Ví dụ, trong trường hợp khai thác rừng bất hợp pháp, những người rung hồi chuông cảnh tỉnh phần lớn là những người nước ngoài, hay các Tổ chức phi chính phủ do nước ngoài tài trợ hoạt động, là những lực lượng không có đại diện chính trị ở Hội đồng Đại diện nhân dân (DPR) nên những khuyến cáo của họ trên thực tế bị xem như những hồi chuông lạc điệu.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Nghị viện Indonesia: Bản sắc văn hóa trong chính trị
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO