NGHỊ QUYẾT Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2023 - 2025

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật số 47/2019/QH14, Luật số 31/2024/QH15, Luật số 34/2024/QH15 và Luật số 43/2024/QH15;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 553/TTr-CP ngày 27 tháng 9 năm 2024 và Báo cáo thẩm tra số 3386/BC-UBPL15 ngày 23 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Pháp luật,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn

1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tràng Định như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 29,64 km2, quy mô dân số là 636 người của xã Vĩnh Tiến vào xã Khánh Long. Sau khi nhập, xã Khánh Long có diện tích tự nhiên là 75,20 km2 và quy mô dân số là 1.520 người.

Xã Khánh Long giáp các xã Chí Minh, Đoàn Kết, Tân Tiến và tỉnh Cao Bằng;

b) Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 18,61 km2, quy mô dân số là 8.527 người của xã Đại Đồng để nhập v ào thị trấn Thất Khê. Sau khi điều chỉnh, thị trấn Thất Khê có diện tích tự nhiên là 19,48 km2 và quy mô dân số 13.776 người.

Thị trấn Thất Khê giáp các xã Chi Lăng, Đề Thám, Đội Cấn, Hùng Sơn, Kháng Chiến và Tri Phương;

c) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,00 km2, quy mô dân số là 470 người của xã Đại Đồng sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản này vào xã Đội Cấn. Sau khi nhập, xã Đội Cấn có diện tích tự nhiên là 54,92 km2 và quy mô dân số 1.333 người.

Xã Đội Cấn giáp các xã Kháng Chiến, Tân Minh, Tri Phương, Trung Thành, Quốc Khánh, thị trấn Thất Khê và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

d) Sau khi sắp xếp, huyện Tràng Định có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.

2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Văn Quan như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 18,50 km2, quy mô dân số là 2.747 người của xã Đồng Giáp và toàn bộ diện tích tự nhiên là 18,37 km2, quy mô dân số là 2.439 người của xã Tràng Các vào xã Khánh Khê. Sau khi nhập, xã Khánh Khê có diện tích tự nhiên là 46,44 km2 và quy mô dân số là 7.126 người.

Xã Khánh Khê giáp các xã An Sơn, Điềm He, Tân Đoàn; huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn;

b) Sau khi sắp xếp, huyện Văn Quan có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 01 thị trấn.

3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Lộc Bình như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 48,79 km2, quy mô dân số là 1.752 người của xã Tĩnh Bắc vào xã Tam Gia. Sau khi nhập, xã Tam Gia có diện tích tự nhiên là 97,56 km2 và quy mô dân số là 3.831 người.

Xã Tam Gia giáp các xã Khuất Xá, Tú Mịch, Sàn Viên; huyện Đình Lập và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

b) Sau khi sắp xếp, huyện Lộc Bình có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 18 xã và 02 thị trấn.

4. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hữu Lũng như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,05 km2, quy mô dân số là 5.172 người của xã Hà Sơn vào thị trấn Hữu Lũng. Sau khi nhập, thị trấn Hữu Lũng có diện tích tự nhiên là 10,87 km2 và quy mô dân số là 16.858 người.

Thị trấn Hữu Lũng giáp các xã Đồng Tân, Hồ Sơn, Minh Hòa, Minh Sơn và Nhật Tiến;

b) Sau khi sắp xếp, huyện Hữu Lũng có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 01 thị trấn.

5. Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 10 huyện và 01 thành phố; 194 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 175 xã, 05 phường và 14 thị trấn.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2024.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

2. Chính phủ chỉ đạo các Bộ có liên quan và chính quyền tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu, xây dựng phương án sắp xếp phù hợp đối với các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp mà chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, xác định lộ trình hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện sắp xếp trong những năm tiếp theo theo đúng quy định.

3. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.


Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại phiên họp ngày 24 tháng 10 năm 2024.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Trần Thanh Mẫn

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 21 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái. 

Quốc hội thảo luận tại hội trường sáng 1.11
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm thông thoáng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, một số đại biểu Quốc hội đề nghị hoàn thiện quy định về phòng cháy đối với nhà ở và nhà ở kết hợp với sản xuất, thẩm định thiết kế phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi, thông thoáng hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Quang cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Giao nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, bố trí nguồn lực phù hợp, tránh dàn trải

Tán thành với việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, để văn hóa đi vào cuộc sống, vào từng gia đình, trở thành nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh thì nhận thức và sự đồng thuận của người dân là rất quan trọng. Do đó, cần xác định và giao nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, nguồn lực phù hợp, tránh dàn trải, đánh giá kỹ lưỡng yếu tố vùng miền của từng địa phương và có sự phối hợp đồng bộ từ các cấp, các ngành.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Nhiệm vụ cần triển khai sớm nhất là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Trong đó lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần được triển khai sớm nhất là nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý văn hóa trong cơ chế thị trường, khả năng thích ứng với những thay đổi của công nghệ thông tin và sự giao thoa, du nhập văn hóa…