ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật số 47/2019/QH14, Luật số 31/2024/QH15, Luật số 34/2024/QH15 và Luật số 43/2024/QH15;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 50/2024/UBTVQH15 ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 557/TTr-CP ngày 27 tháng 9 năm 2024 và Báo cáo số 699/BC-CP ngày 23 tháng 10 năm 2024, Báo cáo thẩm tra số 3388/BC-UBPL15 ngày 23 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Pháp luật,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương
1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hải Dương như sau:
a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,83 km2, quy mô dân số là 16.440 người của phường Phạm Ngũ Lão vào phường Lê Thanh Nghị. Sau khi nhập, phường Lê Thanh Nghị có diện tích tự nhiên là 2,10 km2 và quy mô dân số là 26.743 người.
Phường Lê Thanh Nghị giáp các phường Bình Hàn, Hải Tân, Nguyễn Trãi, Tân Bình, Thanh Bình và Trần Phú;
b) Sau khi sắp xếp, thành phố Hải Dương có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 18 phường và 06 xã.
2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Kinh Môn như sau:
a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,18 km2, quy mô dân số là 3.924 người của xã Hoành Sơn vào phường Duy Tân. Sau khi nhập, phường Duy Tân có diện tích tự nhiên là 11,87 km2 và quy mô dân số là 11.811 người.
Phường Duy Tân giáp các phường Hiệp Sơn, Phạm Thái, Phú Thứ, Tân Dân, Thất Hùng và tỉnh Quảng Ninh;
b) Sau khi sắp xếp, thị xã Kinh Môn có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường và 08 xã.
3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bình Giang như sau:
a) Thành lập xã Thái Minh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,18 km2, quy mô dân số là 5.484 người của xã Bình Minh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,21 km2, quy mô dân số là 10.355 người của xã Thái Học. Sau khi thành lập, xã Thái Minh có diện tích tự nhiên là 10,39 km2 và quy mô dân số là 15.839 người.
Xã Thái Minh giáp các xã Bình Xuyên, Hồng Khê, Nhân Quyền, Tân Hồng, Tân Việt, Thái Hòa và Vĩnh Hồng;
b) Sau khi sắp xếp, huyện Bình Giang có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 01 thị trấn.
4. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thanh Hà như sau:
a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,76 km2, quy mô dân số là 6.721 người của xã Thanh Khê vào thị trấn Thanh Hà. Sau khi nhập, thị trấn Thanh Hà có diện tích tự nhiên là 9,03 km2 và quy mô dân số là 16.412 người.
Thị trấn Thanh Hà giáp các xã An Phượng, Cẩm Việt, Liên Mạc, Tân An, Tân Việt, Thanh Hải, Thanh Sơn và Thanh Tân;
b) Thành lập xã Cẩm Việt trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,79 km2, quy mô dân số là 5.130 người của xã Việt Hồng và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,25 km2, quy mô dân số là 8.737 người của xã Cẩm Chế. Sau khi thành lập, xã Cẩm Việt có diện tích tự nhiên là 12,04 km2 và quy mô dân số là 13.867 người.
Xã Cẩm Việt giáp các xã Hồng Lạc, Liên Mạc, Tân Việt, Thanh An, thị trấn Thanh Hà và huyện Kim Thành;
c) Thành lập xã Thanh Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,91 km2, quy mô dân số là 4.671 người của xã Thanh Xá và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,35 km2, quy mô dân số là 5.577 người của xã Thanh Thủy. Sau khi thành lập, xã Thanh Tân có diện tích tự nhiên là 10,26 km2 và quy mô dân số là 10.248 người.
Xã Thanh Tân giáp các xã Liên Mạc, Thanh Quang, Thanh Sơn, Thanh Xuân và thị trấn Thanh Hà;
d) Thành lập xã Vĩnh Cường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,49 km2, quy mô dân số là 5.424 người của xã Vĩnh Lập và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,72 km2, quy mô dân số là 6.313 người của xã Thanh Cường. Sau khi thành lập, xã Vĩnh Cường có diện tích tự nhiên là 12,20 km2 và quy mô dân số là 11.737 người.
Xã Vĩnh Cường giáp xã Thanh Hồng, xã Thanh Quang; huyện Tứ Kỳ và thành phố Hải Phòng;
đ) Sau khi sắp xếp, huyện Thanh Hà có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 01 thị trấn.
5. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Cẩm Giàng như sau:
a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,96 km2, quy mô dân số là 4.260 người của xã Thạch Lỗi vào thị trấn Cẩm Giang. Sau khi nhập, thị trấn Cẩm Giang có diện tích tự nhiên là 10,53 km2 và quy mô dân số là 13.895 người.
Thị trấn Cẩm Giang giáp các xã Cẩm Hoàng, Định Sơn, Lương Điền, Ngọc Liên, Phúc Điền, Tân Trường và tỉnh Bắc Ninh;
b) Thành lập xã Phúc Điền trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,10 km2, quy mô dân số là 6.550 người của xã Cẩm Điền và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,74 km2, quy mô dân số là 14.101 người của xã Cẩm Phúc. Sau khi thành lập, xã Phúc Điền có diện tích tự nhiên là 9,84 km2 và quy mô dân số là 20.651 người.
Xã Phúc Điền giáp các xã Cẩm Đông, Lương Điền, Tân Trường, thị trấn Cẩm Giang và huyện Bình Giang;
c) Sau khi sắp xếp, huyện Cẩm Giàng có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 02 thị trấn.
6. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Kim Thành như sau:
a) Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,51 km2, quy mô dân số là 757 người của xã Kim Xuyên và toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,68 km2, quy mô dân số là 4.684 người của xã Phúc Thành để nhập vào thị trấn Phú Thái. Sau khi sắp xếp, thị trấn Phú Thái có diện tích tự nhiên là 6,51 km2 và quy mô dân số là 11.901 người.
Thị trấn Phú Thái giáp các xã Kim Anh, Kim Liên, Kim Xuyên, Ngũ Phúc và thị xã Kinh Môn;
b) Sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này, xã Kim Xuyên có diện tích tự nhiên là 8,18 km2 và quy mô dân số là 9.771 người.
Xã Kim Xuyên giáp xã Ngũ Phúc, xã Tuấn Việt, thị trấn Phú Thái; huyện Thanh Hà và thị xã Kinh Môn;
c) Thành lập xã Lai Khê trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,86 km2, quy mô dân số là 6.744 người của xã Cộng Hòa và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,02 km2, quy mô dân số là 6.171 người của xã Lai Vu. Sau khi thành lập, xã Lai Khê có diện tích tự nhiên là 8,88 km2 và quy mô dân số là 12.915 người.
Xã Lai Khê giáp xã Vũ Dũng; huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà và thành phố Hải Dương;
d) Thành lập xã Vũ Dũng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,11 km2, quy mô dân số là 7.373 người của xã Cổ Dũng và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,36 km2, quy mô dân số là 7.615 người của xã Thượng Vũ. Sau khi thành lập, xã Vũ Dũng có diện tích tự nhiên là 9,47 km2 và quy mô dân số là 14.988 người.
Xã Vũ Dũng giáp xã Lai Khê, xã Tuấn Việt; huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà và thị xã Kinh Môn;
đ) Thành lập xã Hòa Bình trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,36 km2, quy mô dân số là 5.264 người của xã Bình Dân và toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,43 km2, quy mô dân số là 7.576 người của xã Liên Hòa. Sau khi thành lập, xã Hòa Bình có diện tích tự nhiên là 11,79 km2 và quy mô dân số là 12.840 người.
Xã Hòa Bình giáp các xã Đại Đức, Đồng Cẩm, Kim Đính, Kim Tân; huyện Thanh Hà và thành phố Hải Phòng;
e) Sau khi sắp xếp, huyện Kim Thành có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn.
7. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ninh Giang như sau:
a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,06 km2, quy mô dân số là 6.847 người của xã Đồng Tâm vào thị trấn Ninh Giang. Sau khi nhập, thị trấn Ninh Giang có diện tích tự nhiên là 6,77 km2 và quy mô dân số là 14.948 người.
Thị trấn Ninh Giang giáp các xã Hiệp Lực, Hồng Dụ, Tân Hương, Vĩnh Hòa; huyện Tứ Kỳ; tỉnh Thái Bình và thành phố Hải Phòng;
b) Thành lập xã Kiến Phúc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,98 km2, quy mô dân số là 5.226 người của xã Hồng Phúc và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,60 km2, quy mô dân số là 7.937 người của xã Kiến Quốc. Sau khi thành lập, xã Kiến Phúc có diện tích tự nhiên là 10,58 km2 và quy mô dân số là 13.163 người.
Xã Kiến Phúc giáp các xã Bình Xuyên, Hồng Phong, Hưng Long, Tân Phong và tỉnh Thái Bình;
c) Thành lập xã Đức Phúc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,96 km2, quy mô dân số là 4.963 người của xã Vạn Phúc và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,18 km2, quy mô dân số là 7.350 người của xã Hồng Đức. Sau khi thành lập, xã Đức Phúc có diện tích tự nhiên là 11,14 km2 và quy mô dân số là 12.313 người.
Xã Đức Phúc giáp các xã An Đức, Bình Xuyên, Nghĩa An, Tân Phong, Ứng Hòe; huyện Gia Lộc và huyện Tứ Kỳ;
d) Thành lập xã Bình Xuyên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,02 km2, quy mô dân số là 5.539 người của xã Đông Xuyên và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,44 km2, quy mô dân số là 7.136 người của xã Ninh Hải. Sau khi thành lập, xã Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 11,46 km2 và quy mô dân số là 12.675 người.
Xã Bình Xuyên giáp các xã Đức Phúc, Hồng Dụ, Hồng Phong, Kiến Phúc, Nghĩa An, Tân Hương và Tân Phong;
đ) Sau khi sắp xếp, huyện Ninh Giang có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 01 thị trấn.
8. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tứ Kỳ như sau:
a) Thành lập xã Kỳ Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,52 km2, quy mô dân số là 4.668 người của xã Ngọc Kỳ và toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,54 km2, quy mô dân số là 4.369 người của xã Tái Sơn. Sau khi thành lập, xã Kỳ Sơn có diện tích tự nhiên là 7,06 km2 và quy mô dân số là 9.037 người.
Xã Kỳ Sơn giáp các xã Bình Lãng, Hưng Đạo, Quang Phục, Tân Kỳ và huyện Gia Lộc;
b) Thành lập xã Dân An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,69 km2, quy mô dân số là 4.918 người của xã Quảng Nghiệp và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,15 km2, quy mô dân số là 6.048 người của xã Dân Chủ. Sau khi thành lập, xã Dân An có diện tích tự nhiên là 8,84 km2 và quy mô dân số là 10.966 người.
Xã Dân An giáp xã Đại Hợp, xã Tân Kỳ; huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang;
c) Thành lập xã Lạc Phượng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,74 km2, quy mô dân số là 4.931 người của xã Phượng Kỳ và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,71 km2, quy mô dân số là 5.907 người của xã Cộng Lạc. Sau khi thành lập, xã Lạc Phượng có diện tích tự nhiên là 10,45 km2 và quy mô dân số là 10.838 người.
Xã Lạc Phượng giáp các xã An Thanh, Hà Kỳ, Minh Đức, Quang Trung, Tiên Động và Văn Tố;
d) Sau khi sắp xếp, huyện Tứ Kỳ có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.
9. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Nam Sách như sau:
a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,59 km2, quy mô dân số là 6.556 người của xã Nam Hồng vào thị trấn Nam Sách. Sau khi nhập, thị trấn Nam Sách có diện tích tự nhiên là 8,27 km2 và quy mô dân số là 20.148 người.
Thị trấn Nam Sách giáp các xã An Phú, An Sơn, Đồng Lạc, Hồng Phong, Thái Tân, Trần Phú và thành phố Hải Dương;
b) Thành lập xã Trần Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,97 km2, quy mô dân số là 7.012 người của xã Nam Trung và toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,28 km2, quy mô dân số là 4.938 người của xã Nam Chính. Sau khi thành lập, xã Trần Phú có diện tích tự nhiên là 8,25 km2 và quy mô dân số là 11.950 người.
Xã Trần Phú giáp các xã An Phú, An Sơn, Hiệp Cát, Hợp Tiến, Quốc Tuấn và thị trấn Nam Sách;
c) Thành lập xã An Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,15 km2, quy mô dân số là 5.079 người của xã Phú Điền và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,16 km2, quy mô dân số là 8.407 người của xã An Lâm. Sau khi thành lập, xã An Phú có diện tích tự nhiên là 10,31 km2 và quy mô dân số là 13.486 người.
Xã An Phú giáp các xã An Bình, Cộng Hoà, Đồng Lạc, Quốc Tuấn, Trần Phú, thị trấn Nam Sách và thành phố Hải Dương;
d) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,77 km2, quy mô dân số 5.969 người của xã Thanh Quang vào xã Quốc Tuấn. Sau khi nhập, xã Quốc Tuấn có diện tích tự nhiên là 9,95 km2 và quy mô dân số là 15.488 người.
Xã Quốc Tuấn giáp các xã An Bình, An Phú, Hợp Tiến, Nam Tân, Trần Phú và thành phố Chí Linh;
đ) Sau khi sắp xếp, huyện Nam Sách có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 01 thị trấn.
10. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Gia Lộc như sau:
a) Thành lập xã Gia Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 2,68 km2, quy mô dân số là 4.730 người của xã Tân Tiến và toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,50 km2, quy mô dân số là 6.026 người của xã Gia Lương. Sau khi thành lập, xã Gia Tiến có diện tích tự nhiên là 6,19 km2 và quy mô dân số là 10.756 người.
Xã Gia Tiến giáp xã Gia Phúc, xã Hoàng Diệu; huyện Tứ Kỳ và thành phố Hải Dương;
b) Thành lập xã Gia Phúc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,51 km2, quy mô dân số là 6.128 người của xã Gia Tân và toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,63 km2, quy mô dân số là 6.688 người của xã Gia Khánh. Sau khi thành lập, xã Gia Phúc có diện tích tự nhiên là 8,13 km2 và quy mô dân số là 12.816 người.
Xã Gia Phúc giáp xã Gia Tiến, xã Hoàng Diệu, thị trấn Gia Lộc và thành phố Hải Dương;
c) Thành lập xã Nhật Quang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,63 km2, quy mô dân số là 5.060 người của xã Nhật Tân và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,21 km2, quy mô dân số là 6.679 người của xã Đồng Quang. Sau khi thành lập, xã Nhật Quang có diện tích tự nhiên là 8,84 km2 và quy mô dân số là 11.739 người.
Xã Nhật Quang giáp các xã Đoàn Thượng, Phạm Trấn, Quang Đức và huyện Thanh Miện;
d) Thành lập xã Quang Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,98 km2, quy mô dân số là 6.734 người của xã Quang Minh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,55 km2, quy mô dân số là 6.042 người của xã Đức Xương. Sau khi thành lập, xã Quang Đức có diện tích tự nhiên là 9,53 km2 và quy mô dân số là 12.776 người.
Xã Quang Đức giáp các xã Đoàn Thượng, Nhật Quang, Thống Kênh; huyện Ninh Giang và huyện Thanh Miện;
đ) Sau khi sắp xếp, huyện Gia Lộc có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn.
11. Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 09 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 207 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 151 xã, 46 phường và 10 thị trấn.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2024.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
2. Chính phủ chỉ đạo các Bộ có liên quan và chính quyền tỉnh Hải Dương nghiên cứu, xây dựng phương án sắp xếp phù hợp đối với các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp mà chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, xác định lộ trình hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện sắp xếp trong những năm tiếp theo theo đúng quy định.
3. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại phiên họp ngày 24 tháng 10 năm 2024.
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Trần Thanh Mẫn