NGHỊ QUYẾT Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023 - 2025

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật số 47/2019/QH14, Luật số 31/2024/QH15, Luật số 34/2024/QH15 và Luật số 43/2024/QH15;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 50/2024/UBTVQH15 ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 415/TTr-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 và Báo cáo thẩm tra số 3253/BC-UBPL15 ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban Pháp luật,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Đồng Nai

1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Biên Hòa như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,56 km2, quy mô dân số là 9.283 người của phường Hòa Bình và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,13 km2, quy mô dân số là 3.553 người của phường Tân Phong để nhập vào phường Quang Vinh. Sau khi sắp xếp, phường Quang Vinh có diện tích tự nhiên là 1,79 km2 và quy mô dân số là 33.894 người.

Phường Quang Vinh giáp các phường Bửu Long, Hóa An, Tân Phong, Trung Dũng;

b) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,37 km2, quy mô dân số là 6.234 người của phường Thanh Bình, toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,37 km2, quy mô dân số là 17.247 người của phường Quyết Thắng và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,03 km2, quy mô dân số là 1.037 người của phường Tân Phong để nhập vào phường Trung Dũng. Sau khi sắp xếp, phường Trung Dũng có diện tích tự nhiên là 2,58 km2 và quy mô dân số là 49.658 người.

Phường Trung Dũng giáp các phường Bửu Hòa, Hiệp Hòa, Hóa An, Quang Vinh, Tân Mai, Tân Phong, Thống Nhất;

c) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,31 km2, quy mô dân số là 16.236 người của phường Tân Tiến vào phường Tân Mai. Sau khi nhập, phường Tân Mai có diện tích tự nhiên là 2,67 km2 và quy mô dân số là 40.093 người.

Phường Tân Mai giáp các phường Hiệp Hòa, Tam Hiệp, Tân Hiệp, Tân Phong, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng;

d) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,21 km2, quy mô dân số là 19.160 người của phường Tam Hòa vào phường Bình Đa. Sau khi nhập, phường Bình Đa có diện tích tự nhiên là 2,48 km2 và quy mô dân số là 38.344 người.

Phường Bình Đa giáp các phường An Bình, Long Bình, Tam Hiệp, Tân Hiệp;

đ) Sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, phường Tân Phong có diện tích tự nhiên là 16,69 km2 và quy mô dân số là 53.498 người.

Phường Tân Phong giáp các phường Bửu Long, Quang Vinh, Tân Mai, Trảng Dài và huyện Vĩnh Cửu;

e) Sau khi sắp xếp, thành phố Biên Hòa có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 phường và 01 xã.

2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Long Khánh như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,00 km2, quy mô dân số là 12.969 người của phường Xuân Trung và toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,39 km2, quy mô dân số là 11.575 người của phường Xuân Thanh vào phường Xuân An. Sau khi nhập, phường Xuân An có diện tích tự nhiên là 3,81 km2 và quy mô dân số là 41.163 người.

Phường Xuân An giáp các phường Bảo Vinh, Xuân Bình, Xuân Hòa và xã Bàu Trâm;

b) Sau khi sắp xếp, thành phố Long Khánh có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 phường và 04 xã.

3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tân Phú như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 15,48 km2, quy mô dân số là 9.610 người của xã Phú Trung vào xã Phú Sơn. Sau khi nhập, xã Phú Sơn có diện tích tự nhiên là 29,83 km2 và quy mô dân số là 21.282 người.

Xã Phú Sơn giáp các xã Phú An, Phú Bình và Thanh Sơn; tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận;

b) Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 15,26 km2, quy mô dân số là 3.686 người của xã Núi Tượng để nhập vào xã Phú Lập. Sau khi điều chỉnh, xã Phú Lập có diện tích tự nhiên là 29,55 km2 và quy mô dân số là 12.055 người.

Xã Phú Lập giáp các xã Nam Cát Tiên, Phú An, Phú Thịnh, Phú Xuân và Tà Lài;

c) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,18 km2, quy mô dân số là 3.235 người của xã Núi Tượng sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản này vào xã Nam Cát Tiên. Sau khi nhập, xã Nam Cát Tiên có diện tích tự nhiên là 30,58 km2 và quy mô dân số là 10.331 người.

Xã Nam Cát Tiên giáp các xã Đak Lua, Phú An, Phú Lập và tỉnh Lâm Đồng;

d) Sau khi sắp xếp, huyện Tân Phú có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 01 thị trấn.

4. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Vĩnh Cửu như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 209,50 km2, quy mô dân số là 5.358 người của xã Hiếu Liêm vào xã Trị An. Sau khi nhập, xã Trị An có diện tích tự nhiên là 227,98 km2 và quy mô dân số là 10.422 người.

Xã Trị An giáp các xã Mã Đà, Tân An, Vĩnh Tân, thị trấn Vĩnh An; tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương;

b) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,72 km2, quy mô dân số là 6.902 người của xã Bình Hòa vào xã Tân Bình. Sau khi nhập, xã Tân Bình có diện tích tự nhiên là 17,80 km2 và quy mô dân số là 21.483 người.

Xã Tân Bình giáp xã Bình Lợi, xã Thạnh Phú; thành phố Biên Hòa và tỉnh Bình Dương;

c) Sau khi sắp xếp, huyện Vĩnh Cửu có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 xã và 01 thị trấn.

5. Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 09 huyện và 02 thành phố; 159 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 117 xã, 33 phường và 09 thị trấn.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2024.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

2. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.


Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 37, thông qua ngày 28 tháng 9 năm 2024.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

Trần Thanh Mẫn

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Không còn tài sản bảo đảm, nhưng phương án kinh doanh khả thi, chứng minh được khả năng trả nợ thì vẫn cho vay

Đối với doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do cơn bão số 3, không còn tài sản bảo đảm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải sát thực tiễn, khảo sát và phối hợp với từng xã, từng địa phương để rà soát. Nếu không còn tài sản bảo đảm mà có phương án kinh doanh khả thi, chứng minh được khả năng trả nợ thì các tổ chức tín dụng vẫn cho vay.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc để tiếp cận các nguồn vốn phù hợp

Trả lời chất vấn của các ĐBQH về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, doanh nghiệp và người dân cần cân nhắc để có thể tiếp cận các nguồn vốn phù hợp. Khi tiếp cận nguồn vốn của hệ thống ngân hàng thì các tổ chức và cá nhân phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn được vay và quan trọng nhất là khách hàng đó phải có khả năng trả nợ, có phương án kinh doanh khả thi.

toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc chỉ bán vàng miếng mà không mua vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện giải pháp tăng cung vàng. Hiện nay đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân thì có thể vì một vài lý do nào đó, có thể vì cân đối tiền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực cao nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 nhóm lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, phát biểu khai mạc và điều hành phiên chất vấn. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với các giải pháp hiệu quả nhất
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với các giải pháp hiệu quả nhất

Sáng nay, 11.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 3 nhóm lĩnh vực: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội đánh giá khách quan, xem xét kỹ những khó khăn, thách thức của tình hình trong nước và bối cảnh khu vực, thế giới; phân tích, đánh giá đúng mức những mặt được, những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ sát thực tế, khả thi, hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.