NGHỊ QUYẾT Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Nam Định

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14;

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết                số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ                Quốc hội;

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 354/TTr-CP ngày 06 tháng 7 năm 2024, Tòa án nhân dân tối cao tại Tờ trình số 618/TTr-TANDTC ngày 11 tháng 7 năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Tờ trình số 1109/TTr-VKSTC ngày 18 tháng 6 năm 2024, Báo cáo tham gia thẩm tra số 3845/BC-UBTP15 ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban Tư pháp và Báo cáo thẩm tra số 3023/BC-UBPL15 ngày 22 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban Pháp luật,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Nam Định

1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 74,49 km2, quy mô dân số là 84.045 người của huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Sau khi nhập, thành phố Nam Định có diện tích tự nhiên là 120,90 km2 và quy mô dân số là 364.181 người.

Thành phố Nam Định giáp các huyện Nam Trực, Vụ Bản; tỉnh Hà Nam và tỉnh Thái Bình.

2. Thành lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Nam Định như sau:

a) Thành lập phường Nam Phong trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,58 km2 và quy mô dân số là 9.160 người của xã Nam Phong.

Phường Nam Phong giáp các phường Cửa Nam, Lộc Hạ, Nam Vân, Trần Hưng Đạo, Vị Xuyên và xã Mỹ Tân; huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình;

b) Thành lập phường Nam Vân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,62 km2 và quy mô dân số là 7.637 người của xã Nam Vân. 

Phường Nam Vân giáp các phường Cửa Nam, Nam Phong, Năng Tĩnh và huyện Nam Trực;

c) Thành lập phường Hưng Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,25 km2, quy mô dân số là 8.071 người của xã Mỹ Hưng và toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,72 km2, quy mô dân số là 5.886 người của thị trấn Mỹ Lộc. Sau khi thành lập, phường Hưng Lộc có diện tích tự nhiên là 9,97 km2 và quy mô dân số là 13.957 người.

Phường Hưng Lộc giáp phường Lộc Hòa và các xã Mỹ Lộc, Mỹ Thắng; 

d) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,33 km2, quy mô dân số là 7.674 ngườicủa xã Lộc An và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,43 km2, quy mô dân số là 11.967 người của phường Văn Miếu vào phường Trường Thi. Sau khi nhập, phường Trường Thi có diện tích tự nhiên là 4,44 km2 và quy mô dân số là 37.409 người.

Phường Trường Thi giáp các phường Cửa Bắc, Lộc Hòa, Mỹ Xá, Năng Tĩnh và huyện Vụ Bản;

đ) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,59 km2, quy mô dân số là 20.391 người của phường Hạ Long và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,68 km2, quy mô dân số là 9.556 người của phường Thống Nhất vào phường Quang Trung. Sau khi nhập, phường Quang Trung có diện tích tự nhiên là 1,57 km2 và quy mô dân số là 41.215 người.

Phường Quang Trung giáp các phường Cửa Bắc, Lộc Hạ, Lộc Vượng, Trần Hưng Đạo, Vị Xuyên và xã Mỹ Phúc;

e) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,73 km2, quy mô dân số là 13.064 người của phường Trần Tế Xương và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,64 km2, quy mô dân số là 7.638 người của phường Vị Hoàng vào phường Vị Xuyên. Sau khi nhập, phường Vị Xuyên có diện tích tự nhiên là 1,89 km2 và quy mô dân số là 31.254 người.

Phường Vị Xuyên giáp các phường Lộc Hạ, Nam Phong, Quang Trung, Trần Hưng Đạo;

g) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,39 km2, quy mô dân số là 8.520 người của phường Phan Đình Phùng và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,21 km2, quy mô dân số là 6.362 người của phường Nguyễn Du vào phường Trần Hưng Đạo. Sau khi nhập, phường Trần Hưng Đạo có diện tích tự nhiên là 0,96 km2 và quy mô dân số là 21.595 người.

Phường Trần Hưng Đạo giáp các phường Cửa Bắc, Cửa Nam, Nam Phong, Năng Tĩnh, Quang Trung, Vị Xuyên;

h) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,36 km2, quy mô dân số là 5.477 người của phường Ngô Quyền và diện tích tự nhiên là 0,91 km2, quy mô dân số là 12.702 người của phường Trần Quang Khải vào phường Năng Tĩnh. Sau khi nhập, phường Năng Tĩnh có diện tích tự nhiên là 2,06 km2 và quy mô dân số là 31.126 người.

Phường Năng Tĩnh giáp các phường Cửa Bắc, Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Trường Thi; huyện Nam Trực và huyện Vụ Bản;

i) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,27 km2, quy mô dân số là 7.399 ngườicủa phường Bà Triệu và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,46 km2, quy mô dân số là 9.286 người của phường Trần Đăng Ninh vào phường Cửa Bắc. Sau khi nhập, phường Cửa Bắc có diện tích tự nhiên là 1,37 km2 và quy mô dân số là 31.323 người.

Phường Cửa Bắc giáp các phường Lộc Hòa, Lộc Vượng, Năng Tĩnh, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trường Thi;

k) Thành lập xã Mỹ Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,79 km2, quy mô dân số là 4.985 người của xã Mỹ Thành; toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,31 km2, quy mô dân số là 4.887 người của xã Mỹ Thịnh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,82 km2, quy mô dân số là 6.037 người của xã Mỹ Tiến. Sau khi thành lập, xã Mỹ Lộc có diện tích tự nhiên là 16,92 km2 và quy mô dân số là 15.909 người.

Xã Mỹ Lộc giáp các xã Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thuận và các phường Hưng Lộc, Lộc Hòa; huyện Vụ Bản và tỉnh Hà Nam.

3. Sau khi sắp xếp, thành phố Nam Định có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường: Cửa Bắc, Cửa Nam, Hưng Lộc, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Nam Phong, Nam Vân, Năng Tĩnh, Mỹ Xá, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trường Thi, Vị Xuyên và 07 xã: Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thắng, Mỹ Thuận, Mỹ Trung.

Điều 2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nam Định

1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Vụ Bản như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,55 km2, quy mô dân số là 7.226 người của xã Tân Khánh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,34 km2, quy mô dân số là 10.566 người của xã Minh Thuận vào xã Minh Tân. Sau khi nhập, xã Minh Tân có diện tích tự nhiên là 25,84 km2 và quy mô dân số là 23.257 người.

Xã Minh Tân giáp các xã Cộng Hòa, Hiển Khánh, Kim Thái; huyện Ý Yên, thành phố Nam Địnhtỉnh Hà Nam;

b) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,27 km2, quy mô dân số là 5.385 ngườicủa xã Tân Thành và toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,39 km2, quy mô dân số là 10.421 người của xã Liên Bảo vào xã Thành Lợi. Sau khi nhập, xã Thành Lợi có diện tích tự nhiên là 27,06 km2 và quy mô dân số là 32.609 người.

Xã Thành Lợi giáp các xã Đại An, Đại Thắng, Kim Thái, Liên Minh, Quang Trung; huyện Nam Trực và thành phố Nam Định;

c) Sau khi sắp xếp, huyện Vụ Bản có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn.

2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ý Yên như sau:

a) Thành lập xã Trung Nghĩa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,68 km2, quy mô dân số là 4.185 người của xã Yên Thành; toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,08 km2, quy mô dân số là 5.445 người của xã Yên Nghĩa và toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,99 km2, quy mô dân số là 7.017 người của xã Yên Trung. Sau khi thành lập, xã Trung Nghĩa có diện tích tự nhiên là 20,75 km2 và quy mô dân số là 16.647 người.

Xã Trung Nghĩa giáp các xã Phú Hưng, Tân Minh, Yên Chính, Yên Thọ và tỉnh Hà Nam;

b) Thành lập xã Phú Hưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,91 km2, quy mô dân số là 4.937 người của xã Yên Hưng; toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,17 km2, quy mô dân số là 8.187 người của xã Yên Phú và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,11 km2, quy mô dân số là 6.725 người của xã Yên Phương. Sau khi thành lập, xã Phú Hưng có diện tích tự nhiên là 19,19 km2 và quy mô dân số là 19.849 người.

Xã Phú Hưng giáp các xã Trung Nghĩa, Yên Chính, Yên Khánh, Yên Phong, Yên Thọ và tỉnh Ninh Bình;

c) Thành lập xã Tân Minh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,44 km2, quy mô dân số là 4.961 người của xã Yên Minh; toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,14 km2, quy mô dân số là 7.026 người của xã Yên Lợi và toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,32 km2, quy mô dân số là 6.754 người của xã Yên Tân. Sau khi thành lập, xã Tân Minh có diện tích tự nhiên là 23,90 km2 và quy mô dân số là 18.741 người.

Xã Tân Minh giáp các xã Trung Nghĩa, Yên Bình, Yên Chính, Yên Dương, Yên Mỹ; huyện Vụ Bản và tỉnh Hà Nam;

d) Thành lập xã Hồng Quang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,02 km2, quy mô dân số là 5.272 người của xã Yên Quang; toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,15 km2, quy mô dân số là 6.712 người của xã Yên Hồng và toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,75 km2, quy mô dân số là 10.519 người của xã Yên Bằng. Sau khi thành lập, xã Hồng Quang có diện tích tự nhiên là 24,92 km2 và quy mô dân số là 22.503 người.

Xã Hồng Quang giáp các xã Yên Khang, Yên Phong, Yên Tiến, thị trấn Lâm và tỉnh Ninh Bình;

đ) Sau khi sắp xếp, huyện Ý Yên có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 01 thị trấn.

3. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Nam Trực như sau:

a) Thành lập xã Nam Điền trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,95 km2, quy mô dân số là 4.937 người của xã Nam Toàn; toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,33 km2, quy mô dân số là 7.456 người của xã Nam Mỹ và toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,41 km2, quy mô dân số là 14.347 người của xã Điền Xá. Sau khi thành lập, xã Nam Điền có diện tích tự nhiên là 18,69 km2 và quy mô dân số là 26.740 người.

Xã Nam Điền giáp các xã Hồng Quang, Nam Cường, Nam Thắng, Nghĩa An, Tân Thịnh; thành phố Nam Định và tỉnh Thái Bình;

b) Sau khi sắp xếp, huyện Nam Trực có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 01 thị trấn.

4. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Xuân Trường như sau:

a) Thành lập xã Xuân Giang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,27 km2, quy mô dân số là 8.461 người của xã Xuân Đài; toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,94 km2, quy mô dân số là 11.080 người của xã Xuân Phong và toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,58 km2, quy mô dân số là 5.783 người của xã Xuân Thuỷ. Sau khi thành lập, xã Xuân Giang có diện tích tự nhiên là 14,79 km2 và quy mô dân số là 25.324 người.

Xã Xuân Giang giáp các xã Thọ Nghiệp, Trà Lũ, Xuân Hồng, Xuân Ngọc, Xuân Phú, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thượng;

b) Thành lập xã Xuân Phúc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,41 km2, quy mô dân số là 10.712 người của xã Xuân Hoà; toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,53 km2, quy mô dân số là 9.693 người của xã Xuân Kiên và toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,53 km2, quy mô dân số là 14.170 người của xã Xuân Tiến. Sau khi thành lập, xã Xuân Phúc có diện tích tự nhiên là 12,47 km2 và quy mô dân số là 34.575 người.

Xã Xuân Phúc giáp các xã Xuân Ninh, Xuân Vinh, thị trấn Xuân Trường và huyện Hải Hậu;

c) Thành lập xã Trà Lũ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,18 km2, quy mô dân số là 8.843 người của xã Xuân Bắc; toàn bộ diện tích tự nhiên là 2,21 km2, quy mô dân số là 9.497 người của xã Xuân Trung và toàn bộ diện tích tự nhiên là 2,84 km2, quy mô dân số là 7.286 người của xã Xuân Phương. Sau khi thành lập, xã Trà Lũ có diện tích tự nhiên là 8,23 km2 và quy mô dân số là 25.626 người.

Xã Trà Lũ giáp các xã Thọ Nghiệp, Xuân Giang, Xuân Ngọc, Xuân Vinh và thị trấn Xuân Trường;

d) Sau khi sắp xếp, huyện Xuân Trường có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn.

5. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Nghĩa Hưng như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,15 km2, quy mô dân số là 5.306 ngườicủa xã Nghĩa Bình và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,28 km2, quy mô dân số là 6.223 người của xã Nghĩa Tân vào thị trấn Quỹ Nhất. Sau khi nhập, thị trấn Quỹ Nhất có diện tích tự nhiên là 19,98 km2 và quy mô dân số là 18.499 người.

Thị trấn Quỹ Nhất giáp các xã Nghĩa Hùng, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phong, Nghĩa Phú, Nghĩa Thành, Phúc Thắng; huyện Hải Hậu và tỉnh Ninh Bình;

b) Thành lập xã Đồng Thịnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,34 km2, quy mô dân số là 5.580 người của xã Nghĩa Minh; toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,03 km2, quy mô dân số là 7.350 người của xã Nghĩa Đồng và toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,63 km2, quy mô dân số là 8.456 người của xã Nghĩa Thịnh. Sau khi thành lập, xã Đồng Thịnh có diện tích tự nhiên là 20,00 km2 và quy mô dân số là 21.386 người.

Xã Đồng Thịnh giáp các xã Hoàng Nam, Nghĩa Châu, Nghĩa Thái và các huyện Nam Trực, Vụ Bản, Ý Yên;

c) Sau khi sắp xếp, huyện Nghĩa Hưng có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 03 thị trấn.

6. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hải Hậu như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,08 km2, quy mô dân số là 7.765 ngườicủa xã Hải Bắc và toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,97 km2, quy mô dân số là 8.505 người của xã Hải Phương vào thị trấn Yên Định. Sau khi nhập, thị trấn Yên Định có diện tích tự nhiên là 10,82 km2 và quy mô dân số là 23.244 người.

Thị trấn Yên Định giáp các xã Hải Hưng, Hải Long, Hải Quang, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Trung và huyện Xuân Trường;

b) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,47 km2, quy mô dân số là 6.279 ngườicủa xã Hải Chính và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,94 km2, quy mô dân số là 12.773 người của xã Hải Lý vào thị trấn Cồn. Sau khi nhập, thị trấn Cồn có diện tích tự nhiên là 11,58 km2 và quy mô dân số là 27.896 người.

Thị trấn Cồn giápcác xã Hải Đông, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Tây, Hải Xuân và Biển Đông;

c) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,06 km2, quy mô dân số là 7.479 ngườicủa xã Hải Hà và toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,90 km2, quy mô dân số là 7.514 người của xã Hải Thanh vào xã Hải Hưng. Sau khi nhập, xã Hải Hưng có diện tích tự nhiên là 15,03 km2 và quy mô dân số là 28.205 người.

Xã Hải Hưng giáp các xã Hải Lộc, Hải Nam, Hải Quang, thị trấn Yên Định và huyện Xuân Trường;

d) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 2,91 km2, quy mô dân số là 6.039 người của xã Hải Triều và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,77 km2, quy mô dân số là 7.538 người của xã Hải Cường vào xã Hải Xuân. Sau khi nhập, xã Hải Xuân có diện tích tự nhiên là 15,12 km2 và quy mô dân số là 23.263 người.

Xã Hải Xuân giáp các xã Hải Châu, Hải Hòa, Hải Phú, Hải Sơn, thị trấn Cồn và Biển Đông;

đ) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,19 km2, quy mô dân số là 11.566 ngườicủa xã Hải Vân và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,74 km2, quy mô dân số là 7.556 người của xã Hải Phúc vào xã Hải Nam. Sau khi nhập, xã Hải Nam có diện tích tự nhiên là 17,67 km2 và quy mô dân số là 28.436 người.  

Xã Hải Nam giáp các xã Hải Hưng, Hải Lộc và các huyện Giao Thủy, Xuân Trường;

e) Sau khi sắp xếp, huyện Hải Hậu có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 03 thị trấn.

7. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Giao Thuỷ như sau:

a) Thành lập thị trấn Giao Thuỷ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,81 km2, quy mô dân số là 10.480 người của xã Hoành Sơn; toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,74 km2, quy mô dân số là 18.544 người của xã Giao Tiến và toàn bộ diện tích tự nhiên là 2,78 km2, quy mô dân số là 7.857 người của thị trấn Ngô Đồng. Sau khi thành lập, thị trấn Giao Thủy có diện tích tự nhiên là 17,33 km2 và quy mô dân số là 36.881 người.

Thị trấn Giao Thuỷ giáp các xã Bình Hòa, Giao Châu, Giao Hà, Giao Nhân, Giao Tân, Giao Yến, Hồng Thuận; huyện Xuân Trường và tỉnh Thái Bình;

b) Sau khi sắp xếp, huyện Giao Thuỷ có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 18 xã và 02 thị trấn.

Điều 3. Giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định để nhập vào Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

1. Giải thể Tòa án nhân dân huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định để nhập vào Tòa án nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

2. Giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định để nhập vào Viện kiểm sát nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

3. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2024.

2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Nam Định có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố và 08 huyện; 175 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 146 xã, 14 phường và 15 thị trấn.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động; sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán, Kiểm sát viên, công chức khác, người lao động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định theo quy định của pháp luật.

3. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

________________

Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại phiên họp ngày 23 tháng 7 năm 2024.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

Trần Thanh Mẫn

Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng)
Thời sự Quốc hội

Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt

Tiếp tục phiên thảo luận chiều nay, 4.11, các đại biểu Quốc hội cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là "anh cả đỏ", là "đầu đàn", nhưng vướng nhiều về mặt cơ chế, thủ tục, rất cần được “cởi trói” để có đường ray tốt, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt.

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)
Thời sự Quốc hội

Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phân luồng học sinh

Tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 4.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết và một số nội dung khác.

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sáng 3.11, tại TP. Nha Trang, Đoàn khảo sát thực tế Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam của Ủy ban Kinh tế do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn chủ trì đã làm việc với UBND các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Ngăn chặn tình trạng thu gom, đầu cơ đất đai

Tiếp tục Phiên họp sáng nay, 3.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc

"Muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc. Trong đó, cái gốc là tại gia đình, gia đình phải quản lý con em mình; nhà trường quản lý học sinh, sinh viên; xã hội có các biện pháp để ngăn chặn", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 3.11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số nội dung chuẩn bị trình Quốc hội. Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.