NGHỊ QUYẾT Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 - 2025

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật số 47/2019/QH14, Luật số 31/2024/QH15, Luật số 34/2024/QH15 và Luật số 43/2024/QH15;

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15;

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 50/2024/UBTVQH15 ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 430/TTr-CP ngày 13 tháng 9 năm 2024, Tòa án nhân dân tối cao tại Tờ trình số 857/TTr-TANDTC ngày 19 tháng 9 năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Tờ trình số 19/TTr-VKSTC ngày 20 tháng 9 năm 2024, Báo cáo tham gia thẩm tra số 4149/BC-UBTP15 ngày 23 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban Tư pháp và Báo cáo thẩm tra số 3257/BC-UBPL15 ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban Pháp luật,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Đông Triều như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,62km2, quy mô dân số là 4.043 người của xã Tân Việt vào xã Việt Dân. Sau khi nhập, xã Việt Dân có diện tích tự nhiên là 12,63km2 và quy mô dân số là 8.830 người.

Xã Việt Dân giáp xã An Sinh và các phường Bình Dương, Đức Chính, Hồng Phong, Thủy An;

b) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,77km2, quy mô dân số là 8.592 người của phường Đông Triều vào phường Đức Chính. Sau khi nhập, phường Đức Chính có diện tích tự nhiên là 6,86km2 và quy mô dân số là 18.762 người.

Phường Đức Chính giáp các phường Hồng Phong, Hưng Đạo, Tràng An, Xuân Sơn, xã An Sinh và xã Việt Dân;

c) Thành lập phường Bình Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,22km2 và quy mô dân số là 10.031 người của xã Bình Dương.

Phường Bình Dương giáp phường Thủy An, các xã An Sinh, Nguyễn Huệ, Việt Dân và tỉnh Hải Dương;

d) Thành lập phường Thủy An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,90 km2 và quy mô dân số là 7.156 người của xã Thủy An.

Phường Thủy An giáp phường Bình Dương, phường Hồng Phong, xã Nguyễn Huệ, xã Việt Dân và tỉnh Hải Dương;

đ) Thành lập phường Bình Khê trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 56,79km2 và quy mô dân số là 13.222 người của xã Bình Khê.

Phường Bình Khê giáp các phường Mạo Khê, Kim Sơn, Tràng An, Xuân Sơn, xã An Sinh, xã Tràng Lương và tỉnh Bắc Giang;

e) Thành lập phường Yên Đức trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,31km2 và quy mô dân số là 7.295 người của xã Yên Đức.

Phường Yên Đức giáp phường Hoàng Quế, phường Yên Thọ; tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng.

2. Thành lập thành phố Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 395,95km2 và quy mô dân số là 248.896 người của thị xã Đông Triều.

Thành phố Đông Triều giáp thành phố Uông Bí; thành phố Hải Phòng;tỉnh Hải Dươngtỉnh Bắc Giang.

3. Sau khi thành lập, thành phố Đông Triều có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường: Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hoàng Quế, Hồng Phong, Hưng Đạo, Kim Sơn, Mạo Khê, Thủy An, Tràng An, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ và 06 xã: An Sinh, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Nguyễn Huệ, Tràng Lương, Việt Dân.

Điều 2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh

1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ba Chẽ như sau:

a) Thành lập xã Lương Minh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 33,16km2, quy mô dân số là 633 người của xã Minh Cầm và toàn bộ diện tích tự nhiên là 65,12km2, quy mô dân số là 1.677 người của xã Lương Mông. Sau khi thành lập, xã Lương Minh có diện tích tự nhiên là 98,28km2 và quy mô dân số là 2.310 người.

Xã Lương Minh giáp xã Đạp Thanh; thành phố Hạ Long và tỉnh Bắc Giang;

b) Sau khi sắp xếp, huyện Ba Chẽ có 07 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 xã và 01 thị trấn.

2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Cẩm Phả như sau:

a) Thành lập xã Hải Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 15,81km2, quy mô dân số là 1.738 người của xã Cẩm Hải và toàn bộ diện tích tự nhiên là 80,30km2, quy mô dân số là 3.868 người của xã Cộng Hòa. Sau khi thành lập, xã Hải Hòa có diện tích tự nhiên là 96,11km2 và quy mô dân số là 5.606 người.

Xã Hải Hòa giáp phường Mông Dương và các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Vân Đồn;

b) Sau khi sắp xếp, thành phố Cẩm Phả có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường và 02 xã.

3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Móng Cái như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,72km2, quy mô dân số là 6.643 người của phường Hòa Lạc vào phường Trần Phú. Sau khi nhập, phường Trần Phú có diện tích tự nhiên là 1,74km2 và quy mô dân số là 11.830 người.

Phường Trần Phú giáp phường Hải Hòa, phường Ka Long, xã Hải Xuân và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

b) Sau khi sắp xếp, thành phố Móng Cái có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 09 xã.

4. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hạ Long như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,65km2, quy mô dân số là 12.578 người của phường Yết Kiêu vào phường Trần Hưng Đạo. Sau khi nhập, phường Trần Hưng Đạo có diện tích tự nhiên là 2,3 km2 và quy mô dân số là 28.204 người.

Phường Trần Hưng Đạo giáp các phường Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Thắng, Cao Xanh và Hồng Gai;

b) Sau khi sắp xếp, thành phố Hạ Long có 32 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 phường và 12 xã.

Điều 3. Thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

1. Thành lập Tòa án nhân dân thành phố Đông Triều trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

2. Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đông Triều trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2024.

2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 07 huyện, 01 thị xã và 05 thành phố; 171 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 91 xã, 73 phường và 07 thị trấn.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

2. Chính phủ chỉ đạo các Bộ có liên quan và chính quyền tỉnh Quảng Ninh tiếp tục rà soát, thống kê cụ thể số lượng các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp mà chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, xây dựng phương án và lộ trình hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện sắp xếp trong những năm tiếp theo theo đúng quy định.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán, Kiểm sát viên, công chức khác và người lao động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo quy định của pháp luật.

4. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.


Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 37, thông qua ngày 28 tháng 9 năm 2024.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

Trần Thanh Mẫn

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).