NGHỊ QUYẾT Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2023 - 2025

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật số 47/2019/QH14, Luật số 31/2024/QH15, Luật số 34/2024/QH15 và Luật số 43/2024/QH15;

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 50/2024/UBTVQH15 ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 661/TTr-CP ngày 18 tháng 10 năm 2024 và Báo cáo số 781/BC-CP ngày 13 tháng 11 năm 2024, Tòa án nhân dân tối cao tại Tờ trình số 1013/TTr-TANDTC ngày 30 tháng 10 năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Tờ trình số 30/TTr-VKSTC ngày 30 tháng 10 năm 2024, Báo cáo tham gia thẩm tra số 4454/BC-UBTP15 ngày 04 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban Tư pháp và Báo cáo thẩm tra số 3454/BC-UBPL15 ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban Pháp luật,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thành lập thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Kim Bảng

1. Thành lập thị xã Kim Bảng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 175,40 km2 và quy mô dân số là 145.744 người của huyện Kim Bảng.

Thị xã Kim Bảng giáp thị xã Duy Tiên, thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm; thành phố Hà Nội tỉnh Hòa Bình.

2. Thành lập các phường thuộc thị xã Kim Bảng như sau:

a) Thành lập phường Quế trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,06 km2 và quy mô dân số là 7.287 người của thị trấn Quế.

Phường Quế giáp các phường Đồng Hóa, Ngọc Sơn, Thi Sơn, xã Văn Xá và thành phố Phủ Lý;

b) Thành lập phường Ba Sao trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 31,42 km2 và quy mô dân số là 5.866 người của thị trấn Ba Sao.

Phường Ba Sao giáp phường Tân Sơn, các xã Khả Phong, Liên Sơn, Thanh Sơn; thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình;

c) Thành lập phường Tượng Lĩnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,00 km2 và quy mô dân số là 7.594 người của xã Tượng Lĩnh.

Phường Tượng Lĩnh giáp phường Lê Hồ, phường Tân Sơn, xã Nguyễn Úy và thành phố Hà Nội;

d) Thành lập phường Thi Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,06 km2 và quy mô dân số là 10.724 người của xã Thi Sơn.

Phường Thi Sơn giáp phường Ngọc Sơn, phường Quế, xã Liên Sơn, xã Thanh Sơn và thành phố Phủ Lý;

đ) Thành lập phường Đồng Hóa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,09 km2 và quy mô dân số là 11.755 người của xã Đồng Hóa.

Phường Đồng Hóa giáp các phường Đại Cương, Lê Hồ, Ngọc Sơn, Quế, Tân Sơn, Tân Tựu, xã Thụy Lôi và xã Văn Xá;

e) Thành lập phường Ngọc Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,03 km2 và quy mô dân số là 6.272 người của xã Ngọc Sơn.

Phường Ngọc Sơn giáp các phường Đồng Hóa, Quế, Thi Sơn và các xã Khả Phong, Liên Sơn, Thụy Lôi;

g) Thành lập phường Đại Cương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,69 km2 và quy mô dân số là 8.824 người của xã Đại Cương.

Phường Đại Cương giáp các phường Đồng Hóa, Lê Hồ, Tân Tựu; thị xã Duy Tiên và thành phố Hà Nội;

h) Thành lập phường Lê Hồ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,49 km2 và quy mô dân số là 10.162 người của xã Lê Hồ.

Phường Lê Hồ giáp các phường Đại Cương, Đồng Hóa, Tân Sơn, Tượng Lĩnh, xã Nguyễn Úy và thành phố Hà Nội;

i) Thành lập phường Tân Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,34 km2 và quy mô dân số là 11.407 người của xã Tân Sơn.

Phường Tân Sơn giáp các phường Ba Sao, Đồng Hóa, Lê Hồ, Tượng Lĩnh, xã Khả Phong, xã Thụy Lôi và thành phố Hà Nội;

k) Thành lập phường Tân Tựu trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,69 km2, quy mô dân số là 12.463 người của xã Nhật Tân và toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,96 km2, quy mô dân số là 5.915 người của xã Nhật Tựu. Sau khi thành lập, phường Tân Tựu có diện tích tự nhiên là 8,65 km2 và quy mô dân số là 18.378 người.

Phường Tân Tựu giáp phường Đại Cương, phường Đồng Hóa, xã Hoàng Tây, xã Văn Xá và thị xã Duy Tiên.

3. Sau khi thành lập, thị xã Kim Bảng có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường: Ba Sao, Đại Cương, Đồng Hóa, Lê Hồ, Ngọc Sơn, Quế, Tân Sơn, Tân Tựu, Thi Sơn, Tượng Lĩnh và 07 xã: Hoàng Tây, Khả Phong, Liên Sơn, Nguyễn Úy, Thanh Sơn, Thụy Lôi, Văn Xá.

Điều 2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Nam

1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bình Lục như sau:

a) Thành lập xã Bình An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,90 km2, quy mô dân số là 5.331 người của xã Bối Cầu, toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,09 km2, quy mô dân số là 9.288 người của xã An Nội và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,75 km2, quy mô dân số là 7.742 người của xã Hưng Công. Sau khi thành lập, xã Bình An có diện tích tự nhiên là 23,73 km2 và quy mô dân số là 22.361 người.

Xã Bình An giáp các xã Bồ Đề, Đồng Du, Ngọc Lũ, Trung Lương, Vũ Bản, thị trấn Bình Mỹ; huyện Lý Nhân và tỉnh Nam Định;

b) Sau khi sắp xếp, huyện Bình Lục có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 01 thị trấn.

2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Duy Tiên như sau:

a) Thành lập xã Mộc Hoàn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,50 km2, quy mô dân số là 5.113 người của xã Mộc Nam và toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,93 km2, quy mô dân số là 7.016 người của xã Mộc Bắc. Sau khi thành lập, xã Mộc Hoàn có diện tích tự nhiên là 15,43 km2 và quy mô dân số là 12.129 người.

Xã Mộc Hoàn giáp xã Chuyên Ngoại, phường Châu Giang; thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên;

b) Sau khi sắp xếp, thị xã Duy Tiên có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 phường và 06 xã.

3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Phủ Lý như sau:

a) Thành lập phường Châu Cầu trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,36 km2, quy mô dân số là 12.439 người của phường Minh Khai, toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,30 km2, quy mô dân số là 7.043 người của phường Lương Khánh Thiện, toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,58 km2, quy mô dân số là 10.784 người của phường Hai Bà Trưng và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,19 km2, quy mô dân số là 11.644 người của phường Trần Hưng Đạo. Sau khi thành lập, phường Châu Cầu có diện tích tự nhiên là 1,42 km2 và quy mô dân số là 41.910 người.

Phường Châu Cầu giáp các phường Lam Hạ, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Quang Trung và Thanh Châu;

b) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,38 km2, quy mô dân số là 8.888 người của xã Liêm Chung vào phường Liêm Chính. Sau khi nhập, phường Liêm Chính có diện tích tự nhiên là 6,70 km2 và quy mô dân số là 17.015 người.

Phường Liêm Chính giáp các phường Châu Cầu, Lam Hạ, Tân Liêm, Thanh Châu và huyện Thanh Liêm;

c) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,14 km2, quy mô dân số là 5.188 người của xã Tiên Hải vào phường Lam Hạ. Sau khi nhập, phường Lam Hạ có diện tích tự nhiên là 10,41 km2 và quy mô dân số là 14.874 người.

Phường Lam Hạ giáp các phường Châu Cầu, Liêm Chính, Quang Trung, Tân Hiệp, Tân Liêm, xã Đinh Xá và thị xã Duy Tiên;

d) Thành lập phường Tân Liêm trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,31 km2, quy mô dân số là 5.433 người của xã Liêm Tuyền và toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,70 km2, quy mô dân số là 7.244 người của xã Liêm Tiết. Sau khi thành lập, phường Tân Liêm có diện tích tự nhiên là 9,01 km2 và quy mô dân số là 12.677 người.

Phường Tân Liêm giáp phường Lam Hạ, phường Liêm Chính, xã Đinh Xá, xã Trịnh Xá và huyện Thanh Liêm;

đ) Thành lập phường Tân Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,10 km2, quy mô dân số là 5.515 người của xã Tiên Hiệp và toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,48 km2, quy mô dân số là 6.793 người của xã Tiên Tân. Sau khi thành lập, phường Tân Hiệp có diện tích tự nhiên là 12,58 km2 và quy mô dân số là 12.308 người.

Phường Tân Hiệp giáp phường Lam Hạ, phường Quang Trung, xã Kim Bình; thị xã Duy Tiên và thị xã Kim Bảng;

e) Sau khi sắp xếp, thành phố Phủ Lý có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường và 04 xã.

Điều 3. Thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

1. Thành lập Tòa án nhân dân thị xã Kim Bảng trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

2. Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thị xã Kim Bảng trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Hà Nam có 06 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 03 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố; 98 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 65 xã, 29 phường và 04 thị trấn.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

2. Chính phủ chỉ đạo các Bộ có liên quan và chính quyền tỉnh Hà Nam tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phương án sắp xếp phù hợp đối với các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp mà chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, xác định lộ trình hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện sắp xếp trong những năm tiếp theo theo đúng quy định.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết thuộc trách nhiệm quản lý; sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán, Kiểm sát viên, công chức khác, người lao động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Kim Bảng và các nội dung khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.


Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 39 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2024.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Trần Thanh Mẫn

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 31.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Nỗ lực, quyết tâm cao nhất hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp

Cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Kỳ họp khai mạc sớm hơn thường lệ, do đó, Chính phủ và các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Chính trị

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia

* Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng

Sáng 30.3, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (22.1.1975 – 22.1.2025) và lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia chủ trì buổi lễ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển nguồn nhân lực
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chiều 29.3, tại TP. Bà Rịa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Thiếu cả thầy lẫn thợ
Thời sự Quốc hội

Thiếu cả thầy lẫn thợ

Theo Cục Thống kê, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hàng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phải có chiến lược đào tạo phù hợp, cả trình độ cao đẳng và đại học, để đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực
Thời sự Quốc hội

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực

So với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hưng Yên đề xuất nhu cầu điều chỉnh đất nông nghiệp giảm 10.990 ha; đất phi nông nghiệp tăng 10.990 ha. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên cần phân tích rõ hơn các chỉ tiêu, con số tăng giảm, lý do tại sao đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan để có sự lý giải thuyết phục hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam

Chiều 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam do Bộ Tài chính phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đồng chủ trì hội nghị.