NGHỊ QUYẾT Về việc bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

Căn cứ Nghị quyết số 22/2022/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn Bảng lương chức vụ, Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát; 

Căn cứ đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tại Tờ trình số 1951/TTr-VPQH ngày 19 tháng 8 năm 2024; Xét đề nghị của Trưởng Ban Công tác đại biểu tại Tờ trình số 649/TTr-BCTĐB ngày 21 tháng 8 năm 2024,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Bổ nhiệm lại ông Phạm Đình Toản, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2024 cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Điều 2. Trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Phạm Đình Toản được hưởng phụ cấp chức vụ hệ số 1,30.

Điều 3. Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu và ông Phạm Đình Toản theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Thị Thanh

Đưa Nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên
Đưa Nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống

Chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát

Một trong những giải pháp được nhấn mạnh tại Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, đó là đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành. Nghị quyết cũng nêu rõ, cần chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.