NGHỊ QUYẾT Về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 và Luật số 62/2025/QH15;

Căn cứ Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV;

Sau khi xem xét Tờ trình số 74/TTr-CP ngày 08 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ, Báo cáo số 3247/BC-UBKHCNMT15 ngày 13 tháng 02 năm 2025 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và ý kiến các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần (sau đây gọi là Dự án) và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện Dự án.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước, tỉnh Ninh Thuận;

2. Chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án;

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Các cơ chế, chính sách đặc biệt

Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt sau đây:

1. Triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã ký kết điều ước quốc tế hoặc với các đối tác khác để ký kết điều ước quốc tế về hợp tác xây dựng, cấp tín dụng cho thực hiện Dự án, song song với quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.

2. Lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu

a) Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án;

b) Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong điều ước quốc tế. Phạm vi công việc của hợp đồng chìa khóa trao tay bao gồm các công việc theo quy định của pháp luật về xây dựng và các công việc lập hồ sơ phê duyệt địa điểm, mua bảo hiểm cho toàn bộ phạm vi thực hiện của hợp đồng (được phép mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không có chi nhánh được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam), cung cấp nhiên liệu hạt nhân, vận hành, bảo dưỡng nhà máy trong thời gian 05 năm kể từ ngày dự án nghiệm thu đưa vào sử dụng;

c) Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bao gồm: lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; tư vấn trợ giúp chủ đầu tư đàm phán, ký kết, quản lý thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay; thẩm tra hồ sơ phê duyệt địa điểm; thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các báo cáo chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan; tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công;

d) Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn để thẩm định công nghệ, an toàn, an ninh, kiểm tra pháp quy hạt nhân trong các giai đoạn đầu tư xây dựng Dự án trên cơ sở sử dụng hiệu quả các chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế;

đ) Trình tự, thủ tục chỉ định thầu theo quy trình rút gọn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

3. Trình tự thực hiện

a) Thực hiện song song với quá trình đàm phán điều ước quốc tế và đàm phán hợp đồng chìa khóa trao tay, bao gồm:

i) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

ii) Khảo sát, rà soát, cập nhật, hoàn thiện hồ sơ phê duyệt địa điểm, hồ sơ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình và các báo cáo chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan;

b) Thực hiện các công việc trước khi quyết định đầu tư xây dựng Dự án, bao gồm:

i) Khảo sát, lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình và các báo cáo chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan;

ii) Rà phá bom mìn, vật nổ, xử lý chất độc hóa học;

iii) Thực hiện hạng mục đào đắp san nền trong khu vực nhà máy chính bao gồm: khảo sát, lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công theo hình thức thiết kế một bước và dự toán xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu, triển khai thi công xây dựng. Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;

iv) Xây dựng hạ tầng điện thi công, nước thi công và khu nhà quản lý điều hành của chủ đầu tư tại công trường; hệ thống quan trắc, đo đạc, thông tin liên lạc và đường giao thông kết nối vào nhà máy.

4. Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm và hướng dẫn kỹ thuật do đối tác thực hiện đề xuất áp dụng cho Dự án và phải bảo đảm nội dung áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam, không thấp hơn quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam (nếu có) và phù hợp với tiêu chuẩn về an toàn và hướng dẫn về an ninh của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép áp dụng các định mức, đơn giá trên cơ sở đàm phán với đối tác thực hiện Dự án.

6. Chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thông qua, phê duyệt nội dung liên quan đến dự án đầu tư, phương án huy động vốn, thế chấp tài sản để vay vốn theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

7. Phương án tài chính và thu xếp vốn

a) Đàm phán với Chính phủ các đối tác thực hiện để thu xếp vốn cho Dự án theo nhu cầu vốn của Dự án và theo cam kết của nhà tài trợ nước ngoài; được phép áp dụng quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài; chủ đầu tư được vay và đủ điều kiện vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, không phải thực hiện thủ tục lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. Trong quá trình thực hiện Dự án, Thủ tướng Chính phủ được quyết định sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho Dự án trong trường hợp đàm phán hiệp định vay không thành công hoặc quy mô khoản vay không đủ;

b) Chủ đầu tư được phép thu xếp vốn đối ứng từ nguồn vốn vay, vốn trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay lại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình do Chính phủ phát hành, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh với các điều kiện vay lại theo điều kiện vay của khoản phát hành trái phiếu, khả năng trả nợ của Dự án và theo quy định của Luật Quản lý nợ công;

c) Các ngân hàng thương mại trong nước được miễn áp dụng quy định về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với chủ đầu tư, chủ đầu tư và người có liên quan tại khoản 1 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng để cho vay vượt giới hạn thực hiện phần vốn đối ứng; khoản vay này không tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng của các ngân hàng đối với chủ đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng để không ảnh hưởng đến việc thu xếp vốn cho các công trình, dự án khác của chủ đầu tư;

d) Không tính số dư nợ vay, nợ trái phiếu liên quan đến Dự án (bao gồm giai đoạn đầu tư xây dựng và giai đoạn vận hành) khi tính toán hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư để không ảnh hưởng đến việc thu xếp vốn cho các công trình, dự án đầu tư khác của chủ đầu tư;

đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương tăng vốn điều lệ của chủ đầu tư từ nguồn đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao của các nhà máy điện BOT đã nhận bàn giao và các nhà máy thủy điện đa mục tiêu để thực hiện Dự án với mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia;

e) Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền cho vay lại không phải thực hiện thủ tục thẩm định điều kiện được vay lại của chủ đầu tư khi cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Quản lý nợ công;

g) Cho phép miễn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

8. Không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng phải bảo đảm nguyên tắc hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp, đặc biệt là rừng tự nhiên.

9. Tỉnh Ninh Thuận

a) Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh 70% số tăng thu từ triển khai Dự án nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu;

b) Được vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

c) Phân bổ thêm 40% số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước;

d) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền được quyết định áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, phi tư vấn, mua sắm, xây lắp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện Dự án. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

đ) Cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án:

- Được cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đối với các mỏ vật liệu xây dựng thông thường đã được đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản được điều chỉnh, đưa ra khỏi kế hoạch đấu giá để cấp giấy phép khai thác mà không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

- Đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông) đã cấp phép khai thác, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, được nâng công suất khai thác không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương dự án đầu tư điều chỉnh, thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường nhưng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác. Sau khi đã cung cấp đủ nguồn vật liệu cho thi công Dự án thì các doanh nghiệp được cấp phép tiếp tục khai thác với công suất ghi trong Giấy phép khai thác đã cấp trước đó;

- Đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trường hợp phải cấp phép khai thác mỏ mới để đáp ứng nhu cầu cho Dự án thì được áp dụng cơ chế đặc thù cấp phép tương tự việc khai thác khoáng sản nhóm IV (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 72 và điểm c, d khoản 2 Điều 73 Luật Địa chất và khoáng sản);

e) Cho phép nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon là nguồn thu ngân sách tỉnh được hưởng 100%; các khoản thu này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh;

g) Được áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện Dự án ở mức cao nhất theo quy định nhân (x) với 1,5 lần;

h) Được áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án đối với người đang sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như đối với người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

i) Được phép triển khai đồng thời công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư song song với việc điều chỉnh dự án đầu tư dự án di dân, tái định cư của Dự án.

10. Không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia và thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành trong trường hợp diện tích thực hiện Dự án chồng lấn lên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.

11. Trong giai đoạn chuẩn bị Dự án, thực hiện Dự án, trường hợp phát sinh chồng lấn quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, việc triển khai Dự án được thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và được cập nhật, bảo đảm tính đồng bộ trong các quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

12. Cơ chế, chính sách bảo đảm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực:

a) Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác gồm đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước và các bộ, ngành liên quan để theo dõi, giám sát thường xuyên quá trình thực hiện các gói thầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này;

b) Chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 có trách nhiệm gửi dự thảo hợp đồng chìa khoá trao tay xây dựng nhà máy chính cho Kiểm toán nhà nước để thực hiện kiểm toán làm cơ sở ký hợp đồng. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gửi kết quả kiểm toán cho cấp có thẩm quyền ký hợp đồng chìa khoá trao tay trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm toán kèm theo hợp đồng, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến tiến độ Dự án;

c) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết này được xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật.

13. Tổng thầu, nhà thầu ưu tiên sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nước có thể sản xuất, cung cấp đáp ứng yêu cầu của gói thầu; đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, hồ sơ mời thầu phải có yêu cầu tổng thầu, nhà thầu nước ngoài về việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho đối tác Việt Nam để làm chủ công tác quản lý, vận hành; từng bước làm chủ công nghệ.

14. Trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

a) Xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, trừ trường hợp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của Dự án;

b) Bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách đặc biệt cho các dự án.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc:

a) Tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư các dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm các dự án đúng tiến độ, chất lượng; báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; đồng thời khẩn trương triển khai Dự án;

b) Quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực, quản lý các hoạt động khác có liên quan bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn phóng xạ, môi trường theo quy định của Nghị quyết này và các quy định của pháp luật có liên quan; thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư Dự án;

c) Tổ chức thực hiện đàm phán điều ước quốc tế với các đối tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

d) Chỉ đạo tổ chức việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì bảo đảm an toàn, hiệu quả;

đ) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện Nghị quyết này; sơ kết 03 năm việc thực hiện Nghị quyết và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2028; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất sau khi đưa Dự án vào vận hành.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách hoặc cơ chế, chính sách chưa phù hợp, Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Tỉnh Ninh Thuận, chủ đầu tư Dự án chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án được giao thực hiện.

4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận chủ trương đầu tư Dự án, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

6. Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm toán việc thực hiện Dự án theo Nghị quyết này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Quốc hội thông qua.


Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 02 năm 2025.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Trần Thanh Mẫn

Chính trị

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Warburg Pincus mở rộng đầu tư, thúc đẩy thương mại bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Warburg Pincus mở rộng đầu tư, thúc đẩy thương mại bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ

Sáng 18.4, tiếp ông Jefferey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ (USABC), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam; có tiếng nói với chính quyền Hoa Kỳ có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy thương mại song phương công bằng, bền vững như tinh thần trao đổi gần đây giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp - Ảnh H. Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 17.4, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân Zinash Tayachew rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14 - 17.4, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân.

Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu
Chính trị

Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu

Chiều 17.4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17.4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

Ngày 17.4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội.