Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nông nghiệp thông minh

Tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu cho rằng, phát triển nông nghiệp thông minh là xu thế tất yếu, nhất là khi nước ta có diện tích đất canh tác bình quân thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội (Nghị quyết 193) với nhiều chính sách đột phá sẽ thúc đẩy nông nghiệp thông minh phát triển mạnh mẽ.

Hai nghị quyết đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc

Theo GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, nông nghiệp thông minh là yêu cầu tất yếu, nhiều nước ứng dụng công nghệ thông minh trong nông nghiệp từ lâu và đã đạt rất nhiều thành tựu.

Với Việt Nam, phát triển nông nghiệp thông minh càng quan trọng bởi tuy là nước nông nghiệp song diện tích đất canh tác bình quân đầu người thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Đất đai đã bị khai thác quá mức - chủ yếu ở vùng đồng bằng, trong khi vùng trung du, miền núi chưa được khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, nước ta có đường bờ biển dài, chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn. Từ trận bão số 3 vừa qua có thể thấy rõ tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp.

GS.TS. Lê Huy Hàm cho biết, tại Đài Loan, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), nông dân chỉ cần nhìn vào bản đồ nông nghiệp sẽ biết chính xác ở vị trí này nên trồng giống cây gì, chế độ phân bón ra sao, bảo vệ thực vật thế nào… “Nếu chúng ta hỗ trợ được người nông dân với cách làm đó ở vùng sâu, vùng xa thì sẽ rất hiệu quả”, GS.TS. Lê Huy Hàm nói.

g1-4019.jpg
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền với các đại biểu, đại diện doanh nghiệp dự tọa đàm. Ảnh: Nguyễn Thông

Trên thực tế, nông nghiệp thông minh đã dần được định hình ở nước ta, với việc ứng dụng khoa học, công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu phát triển, cải tạo nguồn giống, quá trình canh tác, thu hoạch và chế biến.

Tuy vậy, TS. Đỗ Tiến Phát, Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học cho biết, quá trình nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Đó là trang thiết bị, máy móc còn rất hạn chế và lạc hậu nên khó tiếp cận và phát triển những công nghệ cao, công nghệ chuyên sâu. Thủ tục hành chính cũng rất phức tạp. “Một báo cáo tổng kết có thể lên tới cả gang tay thủ tục, nhưng nội dung thực chất liên quan đến khoa học có khi chỉ là một đốt ngón tay. Chúng tôi vừa làm khoa học, vừa phải biết kinh doanh, đấu thầu... Có thể nói, những thủ tục hành chính đó chiếm phần rất lớn thời gian mà các nhà khoa học dành cho một dự án khoa học của mình". Chưa kể, sản phẩm cuối cùng nếu không đúng kết quả dự tính ban đầu thì nhà khoa học bị coi là không hoàn thành nhiệm vụ và phải trả lại kinh phí cho Nhà nước…

Trong lĩnh vực nông nghiệp, để tạo ra một giống có thể đưa vào sản xuất phải mất 10 - 20 năm, trong khi các chương trình, dự án khoa học thường kéo dài 5 - 10 năm. Sau 10 năm, các sản phẩm mới dừng ở dạng tiềm năng, tức là vẫn cần thêm thời gian và kinh phí để phát triển thành sản phẩm cuối cùng, nhưng các nhà khoa học không thể tự bỏ tiền túi để hoàn thiện. Vì thế, hầu hết các sản phẩm hiện nay vẫn chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng.

Trường hợp doanh nghiệp muốn hợp tác với nhà khoa học để nghiên cứu và phát triển sản phẩm cuối cùng, họ lại gặp vấn đề lớn là các sản phẩm này thuộc các đề tài nghiên cứu của Nhà nước và sở hữu trí tuệ cũng do Nhà nước quản lý. Điều này càng khiến việc hoàn thiện và đưa ra sản phẩm cuối cùng trở nên khó khăn hơn.

Từ thực tế đó, TS. Đỗ Tiến Phát cho rằng, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Quốc hội ban hành Nghị quyết 193 thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ tháo gỡ được các vướng mắc hiện nay. Các Nghị quyết nêu rõ: đầu tư vào các phòng thí nghiệm trọng điểm, vào công nghệ chiến lược; giúp các cơ sở khoa học có được nguồn lực để tiếp cận với các công nghệ mới; tối ưu các quy định pháp luật liên quan đến khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; giao cơ chế tự chủ cho các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu; đặc biệt là chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học…

Cùng quan điểm, GS.TS. Lê Huy Hàm cho rằng hai Nghị quyết này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng nông nghiệp thông minh. "Lần đầu tiên, khoa học, công nghệ được quan tâm một cách thấu đáo như thế từ cấp cao nhất của của Nhà nước là Bộ Chính trị, Đảng, Quốc hội và Chính phủ". Ông cũng rất tâm đắc khi Điều 16 Nghị quyết 193 của Quốc hội về điều khoản thi hành quy định: Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.

Chính phủ cần có đơn vị phản ứng nhanh để kịp thời xử lý vướng mắc

Tuy vậy, còn rất nhiều việc phải làm để đưa Nghị quyết 57 và Nghị quyết 193 thực sự đi vào cuộc sống.

Theo TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Nghị quyết 193 quy định nhiều nội dung chưa có tiền lệ và “rất khó có thể khẳng định Chính phủ và các bộ, ngành đã lường hết được tất cả các nội dung”. Chẳng hạn, với quy định miễn trách nhiệm dân sự khi gây ra thiệt hại cho Nhà nước nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định trong quá trình nghiên cứu, Chính phủ cần phải quy định rất chi tiết, cụ thể; trường hợp sai một phần hoặc sai toàn bộ thì như thế nào? Cần phải ban hành khẩn trương các hướng dẫn đó như việc khẩn trương ban hành Nghị quyết 193, bà Nguyên nhấn mạnh.

Cùng với đó, cần tiếp tục rà soát văn bản pháp luật có liên quan. Ngoài ra, do Nghị quyết 193 có những chính sách thí điểm, đặc thù nên quá trình thực hiện sẽ có vướng mắc, khó khăn, Chính phủ cần giao cho một đơn vị nào đó phản ứng nhanh, thường xuyên tổng hợp thông tin, báo cáo Chính phủ để kịp thời xử lý. Cuối cùng, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự thành công khi thực hiện Nghị quyết 57 và Nghị quyết 193; có chính sách thu hút nhân tài ở nước ngoài một cách linh hoạt hơn, để họ dù ở nước ngoài vẫn có thể cống hiến cho đất nước chứ không phải chỉ là thu hút họ về Việt Nam.

Đồng tình với ý kiến trên, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu, hiện các chính sách liên quan tới khoa học, công nghệ bị vướng cả ở luật và văn bản dưới luật. Về phía Chính phủ cần rà soát các nghị định, thông tư hiện hành để tháo gỡ. Ông mong muốn Chính phủ cần nghiên cứu kỹ Điều 16 liên quan đến các quy định khác nhau về cùng một vấn đề và Điều 17 về quy định chuyển tiếp của Nghị quyết 193, làm rõ để thể chế hóa thành các quy định cụ thể, tạo cơ sở minh bạch, rõ ràng trong áp dụng.

“Nghị quyết 193 đã có hiệu lực ngay khi Quốc hội bấm nút thông qua. Do vậy, Chính phủ cần tập trung quyết liệt để triển khai Nghị quyết hiệu quả nhất bằng nhiều giải pháp đồng bộ cùng với các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 57. Có như vậy mới rõ được về hiệu lực, tính khả thi của Nghị quyết”, ông Nguyễn Ngọc Sơn bày tỏ.

Khoa học - Công nghệ

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức sự kiện thường niên Viettel’s Stars để vinh danh các nhân sự, đơn vị có thành tích xuất sắc trong năm. Đây cũng là các nhân sự, đơn vị mà Viettel đánh giá là có đóng góp quan trọng vào các nhiệm vụ của quốc gia như ứng cứu thiên tai, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi trí tuệ nhân tạo, kinh doanh trong nước và nước ngoài.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giáo dục

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, hiệu ứng từ Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ tạo luồng gió mới và thời gian tới chắc chắn sẽ có chuyển động mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.