Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi, viết chữ bằng miệng

Dù phải nằm học, viết chữ bằng miệng vì bị liệt tứ chi nhưng cậu bé Nguyễn Thế Phong vẫn luôn tích cực, tiếp thu bài nhanh và nhận được nhiều lời khen ngợi từ thầy cô, sự yêu quý từ bạn bè và người thân.

Số phận thiệt thòi của cậu học trò nhỏ

Nguyễn Thế Phong (SN 2012) là con trai lớn của anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1982) và chị Nguyễn Thị Trúc Phương (SN 1989), trú xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi -0
Cậu học trò Nguyễn Thế Phong từ lúc chào đời đã bị liệt tứ chi, không thể tự đi lại

Sinh ra không may mắn như bạn bè đồng trang lứa, Phong phải mang trên mình căn bệnh đa xương khớp, bại não vận động dẫn tới chân tay co quắp. Mặc dù đã được gia đình cho chạy chữa khắp các bệnh viện trên cả nước, trải qua nhiều cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, nhưng tình trạng của em vẫn không khả quan. 

Chia sẻ thêm về câu chuyện của Phong, chị Phương - mẹ của em cho biết, khi chị mang bầu được 4 tháng, bác sĩ có phát hiện dị tật trong thai và khuyên không nên giữ con. Thế nhưng với suy nghĩ “con cái là lộc trời cho” nên chị Phương vẫn nhất quyết sinh em ra, cho em một cuộc đời thật trọn vẹn.

“Tuy cuộc sống của Phong là những chuỗi ngày dài nằm một chỗ, chân tay không thể vận động, thế nhưng con lại tỏ ra rất thông minh, lém lỉnh. Từ ngày biết nói cháu đã luôn khao khát được tới trường, đòi mẹ xin cho đi học như bạn bè. Nhìn con như vậy cũng chạnh lòng lắm”, chị Phương tâm sự.

Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi -0
Thế Phong luôn nỗ lực mỗi ngày để thực hiện ước mơ được đến trường

Chị Phương xúc động chia sẻ thêm, dù không thể viết bằng tay như những đứa trẻ khác, nhưng Phong lại có trí nhớ tốt, mỗi lần nhìn qua các mặt chữ em đều cố gắng ghi nhớ và từ từ luyện viết. Phong đã quyết chí tập ngậm bút ở miệng, luồn vào giữa 2 ngón tay co quắp để nắn nót từng nét chữ. Khi viết qua chữ khác hay xuống dòng, em phải lắc cả người để dịch chuyển.

Trải qua những khó khăn, vất vả, Phong dần “cầm” bút chắc hơn, tự tin viết chữ hơn. Dù nhiều lần các ngón tay “làm việc quá sức” bị đau nhức nhưng chưa bao giờ Phong muốn bỏ cuộc. 

Niềm khao khát được đến trường

Nhìn thấy được nỗ lực và khát khao của con, năm 2019, khi đứa con thứ hai bước vào lớp 1, chị Phương đã đánh liều tới trường xin cho Phong được đi học cùng với em.

Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi -0
Để viết chữ, Phong ngậm bút ở miệng, luồn vào giữa 2 ngón tay co quắp để nắn nót từng nét

Được sự đồng ý của nhà trường,  bố mẹ Phong đã đóng cho em một chiếc giường gỗ đặt ở cuối lớp, đầu chiếc giường có thành cao bằng ván để làm giá kê sách vở. Dù phải nằm học và chân tay không cử động được nhưng em rất hăng say học, tiếp thu bài nhanh, luôn được cô giáo khen ngợi.

Đây cũng là lần đầu tiên trường tiểu học số 1 Xuân Trạch (Quảng Bình) tiếp nhận, nuôi dạy một học trò khuyết tật tay chân như Phong. Trong giờ học, Thế Phong nhờ cô giáo, bạn bè soạn sửa sách vở, bút, thước rồi đến khi chép bài, cậu bé lại cúi đầu ngậm lấy ngòi bút, kê lên tay rồi dùng cằm đưa bút viết từng nét chữ. Đáng nể hơn Phong còn là học sinh tiêu biểu trong lớp, đạt danh hiệu học sinh giỏi trong nhiều năm học liền.

Chia sẻ với chúng tôi, cô Đinh Thanh Trang, giáo viên chủ nhiệm của em Phong tâm sự: “Mặc dù em đi học muộn hơn các bạn 1 tháng nhưng qua sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo nhà trường cùng với sự nỗ lực của bản thân nên em đã tiếp thu bài kịp các bạn. Phong cũng là học sinh hòa đồng, cởi mở nên rất được bạn bè yêu mến, giúp đỡ trong mỗi giờ học”. 

Nghị lực “thép” của cậu học trò liệt tứ chi -0
Phong là học sinh hòa đồng, cởi mở nên rất được bạn bè yêu mến, giúp đỡ trong mỗi giờ học

Về phần Thế Phong cũng như bố mẹ của em vẫn luôn vững tin, khi nền y học ngày càng phát triển, việc chạy chữa để Phong có thể đi lại sẽ trở thành hiện thực. Thế Phong cũng chia sẻ rằng, ước mơ sau này em là được trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho tất cả mọi người, để ai cũng có sức khỏe tốt và đặc biệt, Phong muốn tìm cách điều trị cho chính mình.

Dẫu biết chặng đường phía trước của Phong còn rất nhiều chông gai chờ đón, thế nhưng chúng ta hãy tin rằng với nghị lực phi thường, niềm khao khát mãnh liệt của bản thân, Phong sẽ vượt qua tất cả và thực hiện ước mơ của bản thân. Hi vọng rằng em sẽ luôn mạnh mẽ và vững vàng trong mỗi bước chân của mình ở tương lai!

Giáo dục

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".