Nghị định 168: Nâng cao ý thức pháp luật về an toàn giao thông

Sau hơn 10 ngày chính thức có hiệu lực, Nghị định 168 của Chính phủ đã và đang có những tác động nhất định đến ý thức và hành vi của người dân khi tham gia giao thông. Với những quy định nghiêm khắc của pháp luật sẽ giúp người tham gia giao thông tuân thủ nghiêm hơn nữa các quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Kinh tế - Xã hội

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Xã hội

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí ở trung tâm vùng Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Buôn Ma Thuột. Chứng kiến Buôn Ma Thuột đổi thay từng ngày, vươn lên thành đô thị hiện đại, đời sống người dân được nâng lên là niềm vui chung của cả Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân nơi đây. 

“Triển khai thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường hướng đến phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn”
Kinh tế - Xã hội

“Triển khai thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường hướng đến phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn”

Trong những năm gần đây, môi trường toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: Ô nhiễm không khí: Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thường xuyên nằm trong danh sách các thành phố có chất lượng không khí kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm nguồn nước: Nhiều con sông lớn và hồ tại Việt Nam đang bị đe dọa bởi rác thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý. Rác thải nhựa: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia thải rác nhựa ra biển nhiều nhất thế giới, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển. Biến đổi khí hậu: Hậu quả rõ rệt như nước biển dâng, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán và ngập lụt đang diễn ra ngày càng thường xuyên hơn.

Chú trọng ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Kinh tế - Xã hội

Chú trọng ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội ở nước ta hiện nay.

Đắk Lắk: Công an huyện Buôn Đôn ra quân bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Kinh tế - Xã hội

Đắk Lắk: Công an huyện Buôn Đôn ra quân bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Ngày 15.12, với mục tiêu trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an huyện Buôn Đôn cùng với công an toàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ ra quân các lực lượng, kiên quyết không để tội phạm lộng hành, không để diễn biến tình hình phức tạp.

Hành trình “biến rác thành vàng”
Kinh tế - Xã hội

Hành trình “biến rác thành vàng”

Những chậu hoa đua nhau khoe sắc, những vật dụng, bàn ghế hữu dụng thiết thực hay nhiều cảnh quan đô thị và nông thôn xanh, sạch, đẹp. Câu chuyện về những nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, phòng chống rác thải nhựa của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai sâu rộng tới các cấp ủy, chính quyền địa phương, thu hút được sự hưởng ứng của nhiều tổ chức đoàn thể xã hội và đông đảo nhân dân tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đây là một hành trình biến rác thành vàng đã và đang thực sự phát huy hiệu quả và lan tỏa ý nghĩa nhân văn trong cộng đồng.

EPR - con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Kinh tế - Xã hội

EPR - con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp

“Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất” (EPR) đã được luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày mùng 01.01.2024, đã và ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong cộng đồng doanh nghiệp và giới truyền thông. Điều này cho thấy sự quan trọng trong việc thực hiện EPR chính là con đường phát triển bền vững, mang lại những lợi ích căn bản cho doanh nghiệp, hướng tới bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh
Kinh tế - Xã hội

Phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh

Phát triển kinh tế tuần hoàn là một chiến lược thúc đẩy tăng trưởng xanh bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải, và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là cơ hội để thúc đẩy một nền kinh tế bền vững, không chỉ giúp các doanh nghiệp đi tắt đón đầu, mà còn góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. 

Xử lý rác thải để hiện thực hóa cho kinh tế tuần hoàn
Kinh tế - Xã hội

Xử lý rác thải để hiện thực hóa cho kinh tế tuần hoàn

Xử lý rác thải theo hướng hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn là vấn đề mới, quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. Để làm tốt công việc này cần áp dụng các giải pháp có tính chiến lược lâu dài và cả những biện pháp cấp bách tối ưu hóa việc tái sử dụng và tái chế tài nguyên, trên các mặt như: Giảm thiểu rác thải tại nguồn; Tái sử dụng sản phẩm; Tái chế; Sử dụng tài nguyên tái tạo; Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn; Hợp tác và chính sách hỗ trợ.

Tràng An Ninh Bình hướng đến Đô thị trung tâm thiên niên kỷ
Kinh tế - Xã hội

Tràng An Ninh Bình hướng đến Đô thị trung tâm thiên niên kỷ

Dấu tích của Cố đô Hoa Lư huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là 1 trong 4 vùng lõi thuộc Quần thể danh thắng Tràng An với hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Đây cũng là Di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Nam Á. Hiện tỉnh Ninh Bình cùng với UNESCO và các đơn vị đang triển khai Đề án nghiên cứu: Phát triển thành phố Hoa Lư từ cội nguồn của di sản Tràng An trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ - là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035.

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm
Kinh tế - Xã hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, QH Khóa XV, các đại biểu khẳng định dự án này quyết tâm hoàn thành để khởi đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình và cất cánh – đưa đất nước phát triển bền vững.

Nghiên cứu mô hình vay vốn theo chuỗi giá trị
Kinh tế - Xã hội

Nghiên cứu mô hình vay vốn theo chuỗi giá trị

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất giàu tiềm năng về tự nhiên và con người. Trải dài trên diện tích 40.577km2 với dân số trên 20 triệu người, đây là một vùng kinh tế trọng điểm là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh của cả nước. Nơi đây chiếm tới 60% sản lượng lúa, 40% sản phẩm thủy sản đồng thời là địa bàn cung cấp nguồn nhân lực chính cho vùng Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh.

Cần hoàn thiện hệ thống thông tin dự báo về thị trường nông sản, đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp
Kinh tế - Xã hội

Cần hoàn thiện hệ thống thông tin dự báo về thị trường nông sản, đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp

Tại đồng bằng sông Cửu Long, khu vực chủ lực về sản xuất nông nghiệp của cả nước dư nợ tín dụng vùng đến tháng 9. 2024 đạt 1,18 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ nông nghiệp nông thôn chiếm 54%. Dù tín dụng ngành lúa gạo tại ĐBSCL tăng 18% so với cuối năm 2023 nhưng mức tăng trưởng đầu tư vào nông nghiệp vẫn thấp hơn so với nhiều ngành khác. Theo Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, cần hoàn thiện hệ thống thông tin dự báo về thị trường nông sản, giá cả để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp định hướng sản xuất hiệu quả; đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp; xây dựng thương hiệu và tận dụng các FTA thế hệ mới; triển khai hiệu quả các chính sách bảo hiểm nông nghiệp.

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, kết nối chuỗi sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm
Kinh tế - Xã hội

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, kết nối chuỗi sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm

Chia sẻ tại hội thảo ''Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững'' do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử cho biết, thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận lợi, lãi suất ưu đãi, đáp ứng nhu cầu tín dụng phục vụ sản xuất và xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng vùng nguyên liệu, kết nối chuỗi sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm.

Tháo gỡ các vướng mắc, bất cập cho ngành hàng nông sản, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững
Kinh tế - Xã hội

Tháo gỡ các vướng mắc, bất cập cho ngành hàng nông sản, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Thống kê 3 quý của năm nay, tổng dư nợ của vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm ngoái. Đây là khu vực có tín dụng tăng trưởng khá tốt so với cả nước. Khi nguồn vốn bơm mạnh, bà con nông dân và các doanh nghiệp tại vựa nông sản tiếp cận kịp thời sẽ phát huy được hiệu quả, tạo sự chuyển động tích cực cho nền kinh tế. Để thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững thì cần phải tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ các vướng mắc, bất cập từ cả 2 phía: 1 bên là doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân và 1 bên là các ngân hàng.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú: Nguồn vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không bao giờ thiếu
Kinh tế - Xã hội

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú: Nguồn vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không bao giờ thiếu

Sáng 18.11, tại TP. Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo ''Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững''. Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL từ trước đến nay không bao giờ thiếu.