Nghẽn mạng đăng ký thi Đánh giá năng lực HSA: ĐH Quốc gia Hà Nội giải thích lý do

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đơn vị tổ chức thi đã khuyến nghị thí sinh nên lập tài khoản thi trước ngày chọn ca thi nhưng nhiều thí sinh vẫn đợi đến hôm nay mới lập tài khoản. 

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ngày 23.2, Viện Đào tạo số và Khảo thí trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội mở cổng tiếp nhận hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025.

Thời gian mở cổng nhận đăng ký trực tuyến từ 9h ngày 23.2 đến 16h30' ngày 2.3 cho 6 đợt thi diễn ra tại 10 tỉnh thành, 16 địa điểm thi. Số chỗ thiết kế phục vụ thí sinh năm 2025 dự kiến là 85.000 chỗ thi.

Ngay từ khi mở cổng đăng ký, số lượng tài khoản truy cập trang chủ đăng ký thi rất lớn. Hệ thống giám sát ghi nhận từ lúc 9h đến 10h47' luôn có trên 250.000 người dùng truy cập trang chủ https://hsa.edu.vn và 121.055 tài khoản thí sinh đăng nhập chọn ca thi.

Một lượng lớn thí sinh đăng nhập và truy vấn dẫn đến ùn nghẽn, thí sinh phải đợi khoảng 30 đến 60 phút để lựa chọn được địa điểm thi, ca thi.

"Số lượng chỗ giới hạn, nhiều thí sinh đăng nhập mới tạo tài khoản thi dẫn đến truy vấn tăng. Đơn vị tổ chức thi đã khuyến nghị thí sinh nên lập tài khoản thi trước ngày chọn ca thi nhưng nhiều thí sinh vẫn đợi đến hôm nay mới lập tài khoản thi", GS.TS Nguyễn Tiến Thảo thông tin.

picture2.png
picture3.png
Tổng quan tài khoản truy cập ghi nhận lúc 10h25' sáng 23.2

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, năm 2025, hệ thống đăng ký thi chỉ cho phép thí sinh lựa chọn 1 ca thi trong khung thời gian từ ngày 23.2 đến 2.3 để tạo cơ hội cho nhiều thí sinh tiếp cận với kỳ thi HSA. Thí sinh có thể chọn ca thi thứ hai sau ngày 3.3 nếu còn chỗ trống và đảm bảo nguyên tắc 2 ca thi phải cách nhau tối thiểu 28 ngày.

Đến 11h50' ngày 23.2, Hội đồng thi đánh giá năng lực thống kê đã nhận được 89.196 lượt đăng ký thi, đạt 99,8% quy mô kỳ thi (90.000 chỗ thi năm 2025). Hầu hết các địa điểm thi, ca thi đã đủ chỗ ngay từ ngày mở cổng đăng ký đầu tiên và xác suất để lựa chọn ca thi thứ hai còn lại rất thấp.

Thí sinh có 96 giờ để hoàn thành việc nộp lệ phí thi. Sau khoảng thời gian trên, ca thi đã đăng ký sẽ bị hủy tự động nếu thí sinh không nộp lệ phí. Thí sinh cũng có thể hủy ca thi để chọn lại nếu muốn. Tuy nhiên, sau khi hủy ca thi, thí sinh phải đợi 1 giờ để chọn lại ca thi (nếu còn chỗ trống), hủy lần thứ hai phải đợi 4 ngày để chọn lại ca thi mới, hủy lần thứ ba phải đợi 7 ngày mới có thể chọn ca thi mới.

Hội đồng thi sẽ rà soát dữ liệu thí sinh sau 96 giờ để chuẩn bị dữ liệu cho đợt thi đầu tiên diễn ra ngày 15 và 16.3. Phiếu báo dự thi đợt thi đầu tiên sẽ được gửi tới thí sinh qua email đăng ký trước 7 ngày thi.

Thí sinh cũng có thể kiểm tra thông tin về tình trạng nộp lệ phí, số báo danh, phòng thi, địa điểm thi trên tài khoản HSA trước 5 ngày thi.

picture4.jpg
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2024

Trước đó, sáng 23.2, trên các diễn đàn, nhiều thí sinh lo lắng vì gặp tình trạng nghẽn mạng khi đăng nhập, đăng ký trên cổng tiếp nhận hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực (HSA).

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự chuẩn bị để giảm thiểu tối đa khả năng nghẽn mạng như điều chỉnh về mặt hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống đường truyền, thuê hệ thống Cloud của những đơn vị, nhà cung cấp lớn để đảm bảo cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, việc cung cấp hạ tầng dù cố gắng bao nhiêu nhưng nếu người dùng không hiểu thì vẫn có thể xảy ra hiện tượng nghẽn mạng cục bộ.

Nhiều thí sinh tới ngày đăng ký ca thi mới vào đăng ký lập tài khoản, hoàn thiện hồ sơ. Những trường hợp này sẽ mất ít nhất 15-20 phút nếu đầy đủ thông tin, nếu không đầy đủ thông tin có thể chậm hơn. Trong khoảng thời gian đó, lượng truy cập rất lớn. Thí sinh càng truy vấn, càng lập hồ sơ vào thời gian này thì càng làm nghẽn mạng, dẫn đến chậm cơ hội đăng ký ca thi.

Ngoài ra, nhiều trường hợp vì lo lắng không chọn được ca thi nên nhờ người thân, bạn bè vào tài khoản đăng ký trên 5 - 6 máy tính cùng một lúc. Trong khi đó, đăng ký truy cập tài khoản thứ nhất bằng một thiết bị thì tất cả tài khoản khác dù có vào rồi cũng bị đẩy ra khỏi hệ thống. Như vậy, ca thi mong muốn, đã đăng ký rồi có thể bị tài khoản đang đăng nhập trên máy của bạn bè hay người thân đẩy ra, cuối cùng gây hiện tượng nghẽn mạng và không đăng ký được.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu

Sáng 23.2, dự lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (27.1.1995 – 27.1.2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một biểu trưng của sự nỗ lực vượt bậc, đổi mới toàn diện và phát triển không ngừng của nền giáo dục đại học Việt Nam với nhiều thành tích xuất sắc, rất đáng tự hào.

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ
Giáo dục

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 16 của Hiệp hội các Đại học Sức khỏe Toàn cầu (CUGH) diễn ra từ ngày 20-23.2.2025 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ, GS. TS. Trần Xuân Bách (Giảng viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã vinh dự nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025.

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học
Nghị viện thế giới

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học

Kỳ thi vào đại học ở Hàn Quốc càng trở nên được quan tâm nhiều hơn khi có những nghi ngờ về hiệu quả của kỳ thi gia tăng vì một số nội dung trọng tâm của bài thi nằm ngoài chương trình học chính khóa. Có những ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi là “bài kiểm tra sự giàu có” bởi chỉ những gia đình có điều kiện cho con học luyện thi thêm mới có thể vượt qua; trước tình hình đó, tháng 7.2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố nội dung cải cách mạnh mẽ đối với kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm mang lại những kỳ thi đại học công bằng.

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?
Nghị viện thế giới

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?

Vào tháng 11 hàng năm, có khoảng nửa triệu học sinh Hàn Quốc tham dự thi tuyển sinh đại học, được gọi là "Suneung" theo tiếng Hàn hoặc tên gọi tiếng Anh là CSAT. Thi vào các trường top đầu là một áp lực khó khăn nhất đối với các gia đình và học sinh. Mọi hy vọng của xã hội, gia đình và bản thân các học sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học với quan niệm cho rằng, kết quả thi quyết định thu nhập và thậm chí cả cuộc đời sau này của một người.

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm
Nghị viện thế giới

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm

Ở một số trường học, ngay trên các lớp học chính khóa, đã có những học sinh cuối cấp mang bài tập của lớp học thêm đến làm hoặc ngủ thiếp do phải tham gia lớp học thêm vào ban đêm; nguyên nhân là bởi nếu không tham gia học thêm ngoài thời gian học chính khóa, các sĩ tử sẽ khó lòng vượt qua được kỳ thi đại học mang tính "sống còn" với những đề thi không có trong chương trình chính khóa. Thực tế này đã tạo nên cuộc đua chi tiêu mạnh của các bậc phụ huynh cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là các lò luyện thi, dẫn đến tình trạng bất công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật
Kinh tế - Xã hội

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận trái chiều không chỉ giáo viên, phụ huynh học sinh mà thậm chí cả quản lý nhà trường, bởi đây là một thay đổi lớn trong hoạt động dạy học hiện nay. Để hiểu đúng về Thông tư 29 và không phạm luật, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm: "Thông tư 29 và năng lực tự học trong môi trường AI", với sự tham dự của các khách mời: Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT - TS Thái Văn Tài; Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội - PGS.TS Trần Thành Nam và Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) Nguyễn Như Tùng. Mời độc giả đón xem!