Nghệ An phát huy tinh thần trách nhiệm trong thẩm tra về lồng ghép giới

Để nâng cao hiệu quả lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), UBND tỉnh, các ngành và địa phương quán triệt các văn bản luật, nghị định, thông tư của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về lồng ghép giới; tạo điều kiện để HĐND có đủ hồ sơ thẩm tra, đánh giá việc lồng ghép giới, bình đẳng giới trong quá trình xây dựng VBQPPL; các Ban HĐND cần phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt các quy định trong quá trình thẩm tra về lồng ghép giới...

Nhiều vấn đề đánh giá tác động chính sách liên quan bình đẳng giới được chỉ rõ

Theo quy định của pháp luật, Luật Bình đẳng giới năm 2006, mục tiêu lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL là nhằm xây dựng các chính sách pháp luật và VBQPPL bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp phù hợp với đặc thù của mỗi giới, tạo cơ hội, điều kiện, năng lực phát triển bình đẳng cho nam, nữ trong lĩnh vực quan hệ xã hội thuộc phạm vi dự kiến điều chỉnh của VBQPPL; Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 quy định việc đánh giá tác động chính sách về giới đối với tất cả các văn bản quy phạm đều phải được đánh giá tác động trên tất cả các mặt: kinh tế - xã hội, giới (nếu có), và tác động đối với hệ thống pháp luật. Theo đó, đối với mỗi chỉ tiêu tác động về kinh tế như chỉ tiêu về thu, chi ngân sách, lợi ích đầu tư hay mỗi chỉ tiêu tác động về xã hội như vấn đề việc làm, thu nhập từ việc làm... của một giải pháp đều cần đánh giá tác động của các chỉ tiêu đó đối với nam và nữ, phân tích các tác động có tạo nên sự khác biệt lớn giữa hai giới không (trên các tiêu chí cơ hội, năng lực, điều kiện và thụ hưởng lợi ích từ việc thực thi giải pháp chính sách).

Như vậy, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL được hiểu là cách thức mà các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tiến hành, nhằm xác định rõ các vấn đề giới cần phải giải quyết, trên cơ sở đó, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với nội dung các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới để đạt được mục tiêu bình đẳng giới.

z5999527177116-9418675c5efe621c1567abe779196c70.jpg
Hội thảo nâng cao chất lượng thực hiện lồng ghép giới trong tham gia xây dựng VBQPPL của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An. Ảnh: H.P

Tại Điều 28, Luật Bình đẳng giới, trách nhiệm của UBND các cấp: Trình HĐND ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền. Thông tư số 17/2014/TT-BTP tiếp tục quy định rõ quy trình, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong các bước thực hiện lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL, trong đó quy định nhiệm vụ thẩm tra của HĐND. Nội dung thẩm tra vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo VBQPPL, gồm: Việc xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết vấn đề giới trong dự thảo văn bản; việc bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới trong dự thảo văn bản bao gồm cả việc đề xuất các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với các dự thảo văn bản là luật, pháp lệnh, nghị định; tính khả thi của dự thảo văn bản để bảo đảm vấn đề bình đẳng giới; việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự thảo văn bản của cơ quan chủ trì soạn thảo.

Đối với Nghệ An, từ năm 2016 đến hết năm 2023, HĐND tỉnh đã ban hành 591 nghị quyết. Cụ thể, nhiệm kỳ 2016-2021 đã ban hành 306 nghị quyết, trong đó có 54 nghị quyết về cơ chế chính sách; nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến hết năm 2023, ban hành 285 nghị quyết, trong đó 25 nghị quyết về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội… Các nghị quyết này được ban hành đúng pháp luật, kịp thời cụ thể hóa vấn đề được giao trong VBQPPL của cấp trên; đề ra các biện pháp, giải pháp phát triển trên các lĩnh vực ở địa phương, tạo động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Tại mỗi kỳ họp, theo phân công cụ thể của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND luôn nêu cao vai trò trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các quy trình thẩm tra, trong đó có nội dung xem xét tác động chính sách đối với các dự thảo nghị quyết về kế hoạch kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách có liên quan đến yếu tố giới, bình đẳng giới… Bám sát quy định, các nghị quyết được ban hành luôn bảo đảm xem xét lồng ghép bình đẳng giới. Các báo cáo thẩm tra thể hiện rõ chính kiến, có tính phản biện cao và tính thuyết phục, được UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn đồng tình, tiếp thu.

Qua thẩm tra, nhiều vấn đề đánh giá tác động chính sách có liên quan đến bình đẳng giới đã được các Ban HĐND tỉnh Nghệ An chỉ rõ. Đơn cử, ở dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND ngày 7.7.2023), Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh xem xét kỹ lưỡng các nội dung hỗ trợ thủ tục hành chính để bảo đảm thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng; xem xét vấn đề tác động về giới…

Còn với dự thảo Nghị quyết về số lượng, chức danh, mức phụ cấp, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản (Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND, ngày 7.12.2023), Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã đề nghị sửa nâng mức phụ cấp Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm, khối, bản cao hơn mức phụ cấp Trưởng ban công tác mặt trận; điều chỉnh mức phụ cấp giữa các loại xóm, khối, bản để bảo đảm tương quan hợp lý giữa các xóm, khối, bản; đồng thời cũng yêu cầu làm rõ vấn đề tác động về bình đẳng giới trong chính sách, việc kiêm nhiệm của các chức danh bán chuyên trách ở các đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở.

Hay như, dự thảo Nghị quyết hỗ trợ kinh phí để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú tại các trường mầm non công lập thuộc các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Nghệ An (Nghị quyết số 25/2019/NQ-HĐND, ngày 12.12.2019), Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh cũng đã đề nghị UBND tỉnh xem xét tăng định mức hỗ trợ từ 100% lên 135% mức lương cơ sở/1 tháng/35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo và đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu… Bởi, có thể nói đây là một Nghị quyết chính sách thể hiện rõ nét nhất có yếu tố về giới vì đối tượng thuê khoán nấu ăn tại các trường cơ bản là nữ. Do đó, quá trình thẩm tra về báo cáo đánh giá tác động cũng như chính sách liên quan đã được Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh cùng các Ban HĐND tỉnh rà soát thẩm tra rất kỹ lưỡng.

z6001018452761-ee56b5e13d0b7dc6dc7ef8b826828830.jpg
Đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An biểu quyết thông qua các Nghị quyết tại Kỳ họp. Ảnh: HP

Đối với dự thảo Nghị quyết về quy định một số chế độ hỗ trợ công tác cai nghiện ma tuý bắt buộc, cai nghiện ma tuý tự nguyện và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 7.7.2023), qua thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chế độ chính sách, như: đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chế độ hỗ trợ tiền ăn hàng năm của người nghiện ma túy trong thời gian quản lý tại các cơ sở cai nghiện đối với nam và đối với nữ; đồng thời, xem xét kỹ lưỡng bảo đảm chính sách liên quan đến bình đẳng giới, bảo vệ đối tượng là nữ, trẻ em vị thành niên trong phạm vi nghị quyết…

Ngoài ra, hàng năm HĐND cũng giao các Ban HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo về công tác giảm nghèo, chỉ tiêu đề ra tại báo cáo kinh tế - xã hội, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết cơ chế chính sách đã ban hành, các kết luận sau giám sát và chất vấn của HĐND, giải trình của Thường trực HĐND liên quan đến vấn đề bình đẳng giới... Tại các cuộc thẩm tra, các Ban đều mời thành phần MTTQ Việt Nam, đại diện các tổ chức chính trị tỉnh (thành viên các Ban HĐND) tham gia, phát huy vai trò trong xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến lồng ghép bình đẳng giới.

Tăng cường kiểm tra thực hiện lồng ghép giới trong các quy trình xây dựng VBQPPL

Tuy nhiên, việc lồng ghép giới trong xây dựng VBQPPL nói chung và tại địa phương vẫn còn một số bất cập, vướng mắc như: chồng chéo giữa các quy định, thiếu căn cứ để xác định số liệu, tính đồng bộ về thực hiện lồng ghép giới giữa các khâu của quy trình xây dựng VBQPPL; chưa có quy định cụ thể về lồng ghép giới ở các bước của quy trình xây dựng VBQPPL, hay quy định chi tiết về tỷ lệ giới trong quá trình thu thập thông tin dữ liệu để đánh giá tác động của xã hội và tác động giới, đặc biệt là báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành chính sách, pháp luật liên quan để nhận diện, xác định các vấn đề nguyên nhân của bất cập và đưa ra phương án giải quyết…

z6001018456740-22d0847fff84113b6a2e67cf075bddbf.jpg
Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh Nghệ An thẩm tra một số dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực văn hoá – xã hội để trình kỳ họp. Ảnh: HP

Từ thực tiễn trên, để nâng cao hiệu quả lồng ghép giới trong xây dựng VBQPPL nói chung, xin đề xuất một số nội dung sau:

Thứ nhất, đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành nghiên cứu quy định thống nhất trong các văn bản luật, việc lồng ghép giới đối với VBQPPL; quy định lồng ghép giới trong xây dựng các chính sách, kế hoạch, chương trình ở các cấp, xác định rõ việc thống kê số liệu về giới, tỷ lệ quy định bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL để có cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích và triển khai đồng bộ, hiệu quả…

Thứ hai, UBND tỉnh, các ngành và địa phương quán triệt các văn bản luật, nghị định, thông tư của Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về lồng ghép giới; bảo đảm quyền của mỗi giới trong trình tự xây dựng VBQPPL; bảo đảm sự tham gia của cơ quan LĐ, TB và XH, Hội Liên hiệp phụ nữ, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng VBQPPL theo quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BTP của Bộ tư pháp (Điều 11,12,13,16) và các quy định hiện hành… Đồng thời, tạo điều kiện để HĐND có đủ hồ sơ để thẩm tra, đánh giá về việc lồng ghép giới, bình đẳng giới trong quá trình xây dựng VBQPPL; tăng cường kiểm tra việc thực hiện lồng ghép giới trong các quy trình xây dựng VBQPPL.

z6001028470239-c00e7034fd245ae0026f5102e4a9774b.jpg
Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Lục Thị Liên phát biểu tại Hội thảo nâng cao chất lượng thực hiện lồng ghép giới. Ảnh: HP

Thứ ba, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; chủ động phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong việc cho ý kiến, tham gia vào quy trình xây dựng và thẩm tra dự thảo VBQPPL; biểu quyết thông qua các nghị quyết, VBQPPL của địa phương (nếu là đại biểu HĐND)…

Thứ tư, các Ban HĐND cần phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt các quy định của pháp luật và quy định tại Điều 20, 21 Thông tư số 17/2014/TT-BT ngày 13.8.20214 của Bộ Tư Pháp trong quá trình thẩm tra về lồng ghép giới; rà soát và xem xét kỹ lưỡng các nội dung trong quá trình thẩm tra, nhất là những nội dung về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới…

Thứ năm, trong giai đoạn chuẩn bị các bước cho Đại hội Đảng nhiệm kỳ mới, đề nghị Trung ương, Đảng bộ, HĐND các cấp quan tâm việc xây dựng cơ cấu, đề xuất, bố trí và bảo vệ tỷ lệ nữ tham gia vào cấp ủy (nhiệm kỳ 2025-2030); tỷ lệ nữ tham gia vào Quốc hội, HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2026-2031) để bảo đảm thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhiệm kỳ 2016-2021, tỉnh Nghệ An có 3/13 ĐBQH nữ; 25/91 đại biểu HĐND tỉnh nữ; 18 đại biểu nữ thuộc khối MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội… Nhiệm kỳ 2021-2026, có 4/13 ĐBQH nữ; 23/83 đại biểu HĐND tỉnh nữ; có 17 đại biểu nữ thuộc khối MTTQ Việt Nam và tổ chức thành viên… Đây là Nghị quyết thể hiện rõ việc bảo đảm tỷ lệ nữ và các thành phần tham gia, là minh chứng đầu tiên cho việc thực hiện tốt bình đẳng giới và cũng là cơ sở cho quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của đại biểu, nhất là khối MTTQ và đoàn thể chính trị trong quá trình xây dựng VBQPPL sau này.

Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ
Chính trị

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần khẳng định. Cử tri và nhân dân tin tưởng, kỳ vọng, với truyền thống kế thừa, khát khao đổi mới và cống hiến, tiếp nối mạch nguồn của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/... Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có.” (Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo) - những người đại biểu của nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu luôn lắng nghe tiếng nói từ TRÁI TIM mình, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước đã lựa chọn.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim
Chính trị

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim

Trong vai trò người đại biểu dân cử, những phát biểu của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều rất khúc chiết với những tư tưởng mang tầm định hướng ngắn gọn, giản dị và sâu sắc, thể hiện chiều sâu trí tuệ và sự chân thành. Một trong những thông điệp rõ nét và xuyên suốt, đó là các đại biểu dân cử - trung tâm mọi hoạt động, đổi mới của cơ quan dân cử phải thực sự dốc lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc” như Bác Hồ đã dạy. Đó chính là LỜI HIỆU TRIỆU TỪ TRÁI TIM.

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
Diễn đàn

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn

Từ Chương trình bố trí sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm theo hình thức tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ, tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời di chuyển các hộ ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, giúp ổn định dân cư từ các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Đoàn Giám sát làm việc với Trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế)
Diễn đàn

Xây dựng lộ trình, giải pháp với chỉ tiêu trường đạt chuẩn

Giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng cơ sở vật chất trường học bậc THPT trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục rà soát, đề xuất với HĐND, UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường còn thiếu; xây dựng lộ trình, giải pháp đạt chỉ tiêu đề ra về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc THPT. Đồng thời, có định hướng đầu tư xây dựng, sửa chữa hợp lý, bảo đảm các tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định...

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân
Chính trị

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Khóa XII, nhiệm kỳ 2007 - 2011, ngày 15.3.2011, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân thì nhất định hoạt động của Quốc hội sẽ sinh động và hiệu quả”. Đó cũng chính là “sợi chỉ đỏ” gắn kết mối liên hệ “máu thịt” giữa đại biểu với cử tri - mạch nguồn hoạt động dân cử, góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước mà ở đó “bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.