Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch

Sáng 1.11, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ trì phiên giải trình.

Dự phiên giải trình có: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan…

z5987852836768-82c5ba0a26ac0aac1cd5135b2ca6a95c.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ trì phiên giải trình. Ảnh: H.Hoa

Thường xuyên đấu nối, kiểm soát chất lượng nước

Theo báo cáo của UBND tỉnh, thời gian qua, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng cấp nước đô thị được định hướng vị trí, quy mô trong các đồ án quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị; “Đề án cấp nước sạch nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030” được phê duyệt đã đưa quy hoạch cấp nước nông thôn tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

z5987852820343-316629b04a547b9b5cca711551c27971.jpg
Giám đốc Sở NN và PTNT Phùng Thành Vinh báo cáo nội dung hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ảnh: H.Hoa

Hiện, trên địa bàn có 20/21 đô thị đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung, với 7 đơn vị cấp nước quản lý và vận hành các hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị trên địa bàn. Tổng công suất cấp nước của các đô thị đạt 183.800 m3/ngày đêm. Tổng số người dân đô thị được sử dụng nước sạch khoảng 522.610 người. Tỷ lệ người dân đô thị được sử dụng nước sạch tính đến tháng 8.2024 tại các đô thị loại IV trở lên đạt khoảng 82,25% và đô thị loại V đạt khoảng 90,75%.

Cùng đó, toàn tỉnh có 561 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, trong đó, 492 công trình tự chảy ở miền núi, 69 công trình bơm dẫn động lực ở đồng bằng, trung du, với tổng công suất thiết kế khoảng 80.000 m3/ngày đêm, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 115.000 hộ dân của 160 xã/tổng 411 xã.

z5987852800575-0056f8c21c8de48429fa651329862974.jpg
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi phát biểu. Ảnh: H.Hoa

Theo đó, công tác quản lý phát triển cấp nước tại đô thị được quan tâm, cơ bản mạng lưới đường ống cấp nước được đầu tư xây dựng; hệ thống đường ống cấp I, cấp II và cấp III đã từng bước thay thế bằng các loại ống nhựa UPVC, HDPE bảo đảm nâng cao chất lượng nước, chống thất thoát; các nhà máy nước sạch đã thực hiện nâng công suất, phục vụ nhu cầu nước sạch của người dân... Đối với các các công trình cấp nước tập trung ở nông thôn, trong giai đoạn 2020- 2024 không được đầu tư xây dựng mới, mà chỉ bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp một số công trình cấp nước sạch.

Công tác đấu nối, kiểm soát chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thực hiện thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật; công tác bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước, quản lý rủi ro và giải pháp khắc phục sự cố được quan tâm;… Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đơn thư, khiếu nại của các tổ chức, cá nhân có đề cập nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch trên địa bàn được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan xác minh, xử lý kịp thời…

Người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn còn thấp

z5987852812892-378adff3af12c28983c6d99d02f0d8c7.jpg
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Văn Hải báo cáo tình hình quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh. Ảnh: H.Hoa

Tuy nhiên, công tác quy hoạch, triển khai thực hiện một số công trình cấp nước sạch còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Hiện trạng các công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh hầu hết đã qua nhiều năm sử dụng nay đã xuống cấp, hư hỏng; các công trình cấp nước sạch vùng nông thôn quy mô nhỏ, manh mún, phân tán. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch cấp nước vẫn còn hạn chế, hầu hết chính quyền địa phương chưa hoàn thành việc lập kế hoạch cấp nước và ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với các đơn vị cấp nước theo quy định.

Việc đầu tư phát triển thêm mạng lưới đường ống cấp nước tại một số đô thị còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; nguồn lực bố trí cho việc đầu tư, phát triển hệ thống cấp nước còn hạn chế;... Bên cạnh đó, một số vùng đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, chưa được tiếp cận và chưa được sử dụng nước sạch thường xuyên theo nhu cầu; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn còn thấp so với bình quân chung cả nước. Tại khu vực đô thị, vẫn còn một số vùng chưa được tiếp cận và chưa được sử dụng nước sạch thường xuyên theo nhu cầu.

z5987852816988-4554e6e39ddbceedbc4d915a69be4e66.jpg
z5987852849748-baa3789c06f80496a8eee28877b7f524.jpg
z5987852836770-2de2e1836ff923cc75b0def5ffb3f894.jpg
Các đại biểu tham dự phiên giải trình. Ảnh: H.Hoa

Công tác quản lý, kiểm soát chất lượng nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nhất là chất lượng nước của các công trình cấp nước khu vực nông thôn... Nguồn lực đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước còn hạn chế, nhất là các công trình nước sạch nông thôn. Các công trình đã được Nhà nước đầu tư hiện có đã qua trên 10 năm sử dụng nhưng chưa được đầu tư để cải tạo nâng cấp, đặc biệt là những công trình do UBND cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý vận hành. Một số công trình thực hiện dở dang, kéo dài, có công trình đã hoàn thành nhưng chưa thực hiện thủ tục quyết toán theo quy định. Việc thực hiện xã hội hóa, thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện các công trình cấp nước nông thôn vẫn còn khó khăn.

Tại phiên giải trình, lãnh đạo các Sở, ngành liên quan đã tập trung giải trình, làm rõ các nội dung gồm: Những bất cập, khó khăn và nguyên nhân trong việc triển khai thực hiện bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cấp nước trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; giải pháp để thực hiện tốt hơn quy hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; giải pháp trong thời gian tới về thực hiện rà soát, phân loại, bàn giao, xử lý, khai thác kết cấu hạ tầng nước sạch theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP.

z5988299104488-76ff0e2092e31c3d860af6ea5f63fa6f.jpg
Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Chu Đức Thái phát biểu. Ảnh: H.Hoa
z5988299143893-8933be24ef050fc9bfdd785ac2c8dbee.jpg
Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lô Thị Kim Ngân phát biểu. Ảnh: H.Hoa

Bên cạnh đó, một số nội dung cũng đã được giải trình, làm rõ như: Một số vùng đô thị, khu dân cư tập trung nông thôn vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn còn thấp so với bình quân chung cả nước; hiện chính quyền địa phương chưa hoàn thành việc lập kế hoạch cấp nước và ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với các đơn vị cấp nước theo quy định dẫn đến thiếu tính pháp lý, ràng buộc trong việc đề xuất, kiến nghị đối với đơn vị cấp nước…

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo hạ tầng cấp nước; đặc biệt, các nhà máy nước đang dở dang, phấn đấu trong giai đoạn 2026-2030 sẽ hoàn thành… Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát lại quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh; cải thiện công tác quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước theo hướng tách bạch công - tư. Khuyến khích xã hội hóa công tác cấp nước sạch nông thôn; có giải pháp hỗ trợ trong công tác cấp nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá nguồn nước đầu vào và đầu ra để bảo đảm chất lượng nước cấp cho người dân.

img-4731.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ phát biểu. Ảnh: H.Hoa

Xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước

Kết luận phiên giải trình, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình nêu rõ: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 7 phiên giải trình. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện; rà soát cập nhật các quy định để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với nội dung công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung hệ thống các văn bản, đặc biệt, trong quy hoạch để phù hợp với các quy định pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh… Đồng thời, tiếp tục rà soát việc quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước nói chung và tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch có nguồn gốc do Nhà nước đầu tư theo Nghị định số 43 ngày 24.6.2022 của Chính phủ.

img-4745.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình phát biểu. Ảnh: H.Hoa

“Hiện, còn nhiều dự án chưa hoàn thành, chưa nghiệm thu, chưa tiến hành thanh- quyết toán, nhiều dự án đi vào hoạt động nhưng trong quá trình vận hành đã xuống cấp, công nghệ lạc hậu, nhất là hệ thống đường ống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, gây thất thoát lớn…”, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình nêu rõ.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền các cấp ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với đơn vị được giao, đặc biệt là hợp đồng cấp nước giữa doanh nghiệp, bán buôn, bán lẻ, thủ tục đấu nối, cung cấp nước cho khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư…

Đồng thời, chỉ đạo ngành Tài chính đề nghị các đơn vị cấp nước xây dựng khung giá nước theo Luật Giá năm 2023; bố trí lồng ghép các nguồn lực của Nhà nước, gắn với kêu gọi đầu tư, huy động nguồn lực xã hội để đầu tư cho hệ thống sản xuất, cung cấp nước sạch bảo đảm cung ứng đầy đủ.

z5987854876486-95a02df3a1788c3d185a2b6b2162d3bb.jpg
Toàn cảnh phiên giải trình. Ảnh: H.Hoa

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng đề nghị các doanh nghiệp, đơn vị cấp nước đổi mới mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới trong quản lý, vận hành, giám sát hệ thống sản xuất, cung cấp nước sạch bảo đảm chất lượng… Mặt khác, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước đầu vào và đầu ra; tăng cường thông tin tuyên truyền để thay đổi, nâng cao ý thức, nhận thức của người dùng nước.

Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp tốt với các địa phương, đơn vị để tham mưu quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch trên địa bàn tỉnh… “Cùng đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch; xử lý nghiêm các hành vi của các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nguồn nước sạch và xả nước thải không bảo đảm quy định vào nguồn nước”, ông Nguyễn Nam Đình nhấn mạnh.

Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc triển khai các dự án phát triển kinh tế biển, khu vực ven biển phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; tạo đổi thay thực sự đời sống người dân vùng biển.

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm

Tiếp tục phát triển kinh tế biển Ninh Thuận theo 3 Khu vực đã được phê duyệt. Trong đó, tập trung phát triển khu vực ven biển phía Bắc với chức năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm, đô thị du lịch, du lịch sinh thái gắn với khai thác hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; phát triển khu vực ven biển trung tâm gắn với khai thác quy hoạch và khai thác hiệu quả khu du lịch quốc gia Ninh Chữ gắn với động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách
Hội đồng nhân dân

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách

Phát biểu kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu... Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Diễn đàn

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến quan trọng, kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển; tiềm năng du lịch biển được nhiều nhà đầu tư quan tâm; tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đạt kết quả tích cực, chuyển dịch theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường…

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tặng bức ảnh thắng cảnh thác 50 (huyện Kbang) cho Thường trực HĐND tỉnh Salavan. Ảnh: Đ.T
Hội đồng nhân dân

Trao đổi kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa đoàn đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai và tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) vừa diễn ra, các đại biểu HĐND 2 tỉnh đã trao đổi nhiều kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển, gắn kết sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa 2 tỉnh Gia Lai-Salavan nói riêng và 2 nước Việt Nam - Lào nói chung.

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều
Diễn đàn

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều

Theo Ban Dân tộc HĐND tỉnh Đắk Lắk, quá trình giám sát cần đi sâu, tìm hiểu kỹ tình hình thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương; yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết. Bên cạnh tổ chức các cuộc làm việc chính thức, cần tăng cường sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: thảo luận nhóm, phỏng vấn, phát phiếu bảng hỏi, khảo sát thực tế … để có được thông tin đa dạng, nhiều chiều.

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Diễn đàn

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý rác thải.

Quan tâm đầu tư phòng, chống sạt lở bờ sông
Diễn đàn

Quan tâm đầu tư phòng, chống sạt lở bờ sông

Khảo sát công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát, cân đối, bố trí nguồn lực từng bước khắc phục các đoạn bờ sông, khu vực đô thị đã sạt lở tại các địa phương; đầu tư các công trình, dự án phòng, chống và thực hiện hỗ trợ di dời, ổn định nơi ở cho các hộ dân ven sông có nguy cơ sạt lở. Cùng với đó, tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản trên các tuyến sông, kênh rạch, kiên quyết xử lý các vi phạm...

Bài cuối: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long, các cơ quan chức năng của tỉnh cần phối hợp, tổ chức khảo sát, quan trắc, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu địa hình, địa chất, thủy văn và bản đồ hiện trạng, cảnh báo các khu vực trọng điểm sạt lở bờ sông, kênh rạch trong tỉnh… Đồng thời, đưa ra những dự báo, cảnh báo, ngăn chặn các tác động bất lợi đến sự ổn định của bờ sông, giảm thiểu tình trạng sạt lở trên địa bàn.

Toàn cảnh hội nghị
Hội đồng nhân dân

Gỡ “điểm nghẽn” về chính sách vì mục tiêu phát triển bền vững

Đánh giá cao các ý kiến tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa với Thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố lần thứ 3 vừa được tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam nhấn mạnh: Hoạt động của HĐND hai cấp cần nhất quán phương châm “Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả”. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ các "điểm nghẽn" về chính sách, nhất là đối với các huyện, thị, thành phố đang thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm khơi thông các nguồn lực, xử lý hiệu quả vướng mắc để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải
Diễn đàn

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, với GRDP tăng 6,45% so với cùng kỳ. Tỉnh đã phê duyệt 12 dự án đầu tư mới, tổng vốn 2,239,3 tỷ đồng, đồng thời phát triển đô thị, cung cấp thương mại điện tử và kết nối quốc tế. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về các hoạt động của HĐND tỉnh trong việc ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và phân bổ ngân sách năm 2024.

Đối thoại với người phụ trách dự án để bàn thảo, tranh luận
Diễn đàn

Đối thoại với người phụ trách dự án để bàn thảo, tranh luận

Theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang, đối với giám sát đầu tư công, báo cáo phục vụ giám sát chỉ đáp ứng được một phần (đối tượng chịu sự giám sát không tự chỉ ra lỗi sai của mình), cần nghiên cứu hồ sơ của dự án và xem xét, đối chiếu với quy định của pháp luật. Sau đó, đoàn giám sát tổ chức đối thoại, trao đổi với người phụ trách dự án để bàn thảo, thống nhất nêu ra các hạn chế và lỗi phạm, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát để tổ chức hội nghị giám sát với chủ đầu tư, cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan...

Hội thảo "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp"
Địa phương

Đúng trọng tâm và hiệu quả thiết thực

Tại Hội thảo "Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp" do Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và sớm khắc phục những hạn chế tồn tại; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật chưa phù hợp với hoạt động giám sát của HĐND.

Toàn cảnh buổi giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh Bắc Ninh tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Quế Võ.
Địa phương

Tạo chuyển biến về năng lực giám sát

Những năm qua, hoạt động giám sát của Ban Pháp chế HĐND cấp huyện đã được đổi mới về hình thức giám sát theo hướng thiết thực, chất lượng và hiệu quả. Nội dung giám sát được lựa chọn, mang tính bao quát, tập trung vào những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, những vấn đề lớn, có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Chất vấn tại Kỳ họp thứ Mười hai, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX nhiệm kỳ 2021 - 2026
Diễn đàn

Đổi mới hình thức và nội dung chất vấn

Chất vấn là hình thức giám sát đặc biệt, thông qua đó, những nội dung lớn, quan trọng, những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương được giải quyết, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri, tạo sự đồng thuận và lòng tin của nhân dân. Thời gian qua, hoạt động chất vấn tại các kỳ họp được HĐND tỉnh và HĐND các huyện quan tâm, chú trọng đổi mới về hình thức, nội dung; thu hút sự quan tâm, theo dõi của cử tri và nhân dân trong tỉnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước, tăng hiệu lực, hiệu quả giám sát.

Thời gian qua, hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND thành phố Hà Nội có nhiều đổi mới, được cử tri, dư luận đánh giá cao
Hội đồng nhân dân

Tái giám sát khi không thực hiện đúng cam kết

Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND thành phố Hà Nội với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị quý III.2024 vừa qua, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, HĐND các cấp thành phố khi chọn vấn đề chất vấn, giải trình phải "đúng" và "trúng", sát thực tiễn, được dư luận quan tâm. Đặc biệt, cần tái chất vấn những nội dung khi các cơ quan chịu sự giám sát không thực hiện như đã hứa, cam kết, vì mục tiêu phát triển của thành phố, địa phương.

Liên hệ thực tế với nội dung cần giám sát
Diễn đàn

Liên hệ thực tế với nội dung cần giám sát

Để phát hiện vấn đề qua giám sát, quá trình nghiên cứu tài liệu, cần luôn đặt ra các câu hỏi và đối chiếu giữa thực tế với báo cáo. Theo đó, các yếu tố đối tượng chịu sự giám sát chưa nêu hoặc không muốn nêu trong tài liệu, báo cáo như: trong báo cáo lập chủ trương đầu tư, báo cáo thẩm định không nêu sự phù hợp với quy hoạch, khả năng cân đối nguồn vốn; tiến độ giải ngân vốn... Liên hệ thực tế với nội dung cần giám sát để thấy được sự phù hợp, khả thi hay mâu thuẫn giữa thực tế và tài liệu, báo cáo của đối tượng giám sát cung cấp.

Cần chỉ ra vi phạm về thẩm quyền, trình tự thủ tục
Diễn đàn

Cần chỉ ra vi phạm về thẩm quyền, trình tự thủ tục

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang với Thường trực HĐND các huyện, thành phố lần thứ 7, cùng với giải đáp băn khoăn, vướng mắc của các địa phương liên quan đến việc quyết định và giám sát thực hiện pháp luật về đầu tư công, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thế Toản lưu ý: Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của một số đơn vị, nội dung chưa phải là giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, về xây dựng, đất đai, môi trường... Báo cáo kết quả giám sát ít chỉ ra vi phạm về thẩm quyền, trình tự thủ tục, chỉ ra sai sót trong hồ sơ...

Bám sát, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công
Diễn đàn

Bám sát, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công

Đầu tư công có vai trò quan trọng, chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội; là “vốn mồi” dẫn dắt đầu tư của các địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ của HĐND từ cấp tỉnh đến các huyện, thị, thành phố vẫn còn có những nội dung, khâu, công đoạn, làm chưa chuẩn, chưa hết, thậm chí chưa đúng quy định (còn sai sót)... Do đó, sau hội nghị, các đại biểu cần tiếp tục nghiên cứu, bám sát các quy định của Luật Đầu tư công, các luật liên quan để thực hiện cho đúng thẩm quyền, thời gian, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Một điểm sạt lở trên tuyến sông Cái Cam, thuộc địa bàn ấp Tân An, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ. Ảnh: Hữu Tài
Hội đồng nhân dân

Vĩnh Long nỗ lực ứng phó với sạt lở bờ sông

Qua khảo sát về công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát, quan tâm cân đối, bố trí nguồn lực từng bước đầu tư khắc phục các đoạn bờ sông, khu vực đô thị đã sạt lở trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương… Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản đất, cát trên các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn; kiên quyết xử lý các vi phạm ảnh hưởng sạt lở bờ sông.