Ngày này 105 năm trước, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước

Thanh Bình 05/06/2016 09:57

(ĐBNDO) - Cách đây 105 năm, ngày 5.6.1911, tại bến cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc.

Hành trình khảo sát đầy gian khổ của người thanh niên trẻ đã vượt qua 3 đại dương, 4 lục địa và gần 30 quốc gia, hòa mình vào cuộc sống, đấu tranh của giai cấp vô sản, vừa lao động, quan sát, học tập trong thực tế vô cùng phong phú, đã đem lại cho Người sự lựa chọn đúng đắn về con đường cứu nước, cứu dân, đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Đó là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nguồn gốc được bắt đầu từ hành trình lịch sử tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn một thế kỷ đã trôi qua nhưng sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân vẫn còn nguyên ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc.

Tái hện chỗ ngồi bên cửa sổ tại Pháp Ảnh: Thanh Bình
Tái hện chỗ ngồi bên cửa sổ tại Pháp   Ảnh: Thanh Bình

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đã đoàn kết một lòng tiến hành thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân ta đã gian khổ phấn đấu, giữ vững nền độc lập dân tộc, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vững bước trên con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, sau 30 năm đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế - văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, quốc phòng - an ninh, hội nhập quốc tế và đang từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết sự kiện ngày 5.6.1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ cảng Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên người không có gì cả chỉ với hành trang chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam. Khác với những nhà yêu nước trước như hai cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh; Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn tìm hiểu giá trị thật của cái mới và cả cái ẩn giấu về sự tự do bình đẳng tại các quốc gia khác.

Cuộc hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tiến hành trong gần một thập kỷ ở nước ngoài không chỉ để biết thế giới mà chính là quá trình học tập, khảo sát, nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm thấu hiểu để chọn lọc và tiếp thu những giá trị văn hóa-văn minh của nhân loại.

Bằng trực tiếp khảo sát tại quê hương của các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Anh và Mỹ), của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện và tiếp nhận những giá trị chung của nhân loại về quyền dân tộc và quyền con người được ghi trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Viết Thư Ảnh: Thanh Bình
Nhà nghiên cứu Nguyễn Viết Thư   Ảnh: Thanh Bình

Với những gì đã được đúc kết trong chặng đường bôn ba trên thế giới, Người đã cảm nhận được và phác thảo ra con đường cứu nước. Người chủ trương cách mạng bắt đầu bằng sự giác ngộ nhân dân, làm cho nhân dân hiểu rõ các quy luật phát triển của xã hội, nhận rõ mục đích đấu tranh và con đường giải phóng, tin chắc vào sự thắng lợi mà kiên quyết tự đứng lên làm cách mạng và xây dựng xã hội mới xóa bỏ áp bức, bóc lột và tạo ra những điều kiện phát triển toàn diện đối với con người. Người cho rằng: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia xây dựng nước nhà.”

Theo Nhà nghiên cứu tuyên truyền Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Viết Thư cho biết điểm nhấn của sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch của Việt Nam. Bởi vì từ đây, những đường lối đúng đắn đã bắt đầu được hình thành. Đặc biệt là sự xuất hiện của Bản Yêu sách của Người. Bản Yêu sách ra đời kịp thời trong lúc đang có sự phân chia lại các nước thực dân. Đây là lần đầu tiên một nước thuộc địa đòi hỏi sự công bằng. Đây cũng là sự mở ra cuộc thắng lợi sau đó của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Nguyễn Thúy Đức cho biết so với các năm trước, năm nay kỷ niệm 105 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng triển lãm trước hết điểm nhấn nhằm khắc họa lại tất cả từng giai đoạn Người vòng quanh thế giới, qua 3 lục địa, 4 đại dương cùng gần 30 nước. Đó là hành trình có thể nói mang theo hành trang Người sãn có, đó là lòng yêu nước, truyền thống của cách mạng Việt Nam, sự chăm sóc bồi dưỡng của gia đình, quê hương, đất nước.

Qua từng quốc gia mà Bác đi qua, có một chi tiết ấn tượng tới nhiều người xem đó là góc bàn làm việc của Người tại Pháp cùng quang cảnh: Điểm nhấn tại nước Pháp là điểm nhấn đặc biệt, khi Bác ra đi tìm đường cứu nước thì mong ước nơi đến chính là nước Pháp. Bởi vì, qua sách báo thời kỳ đó, Bác hiểu đó là cái nôi của nên văn minh châu Âu lúc bấy giờ. Đây cũng là nước mà nên thực dân đang thống trị tại Việt Nam. Hơn bao giờ hết, Bác mong muốn làm sao đến được chính nơi kẻ thù mình đang sống để hiểu rõ nét hơn, tìm hiểu được.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Ngày này 105 năm trước, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO