Ngập lụt tại Hà Nội, nguy cơ mất mùa quất

Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại làng nghề Quất Tứ Liên, quận Tây Hồ cho thấy, nước đã ngập sâu, nhiều cây đã chìm trong biển nước, người dân vẫn đang cố gắng di chuyển các cây còn lại đến vùng cao hơn.

Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) TP. Hà Nội, mực nước trên sông Hồng, sông Đuống đang ở mức cao, mực nước lũ gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân tại một số khu vực thuộc các quận, huyện gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm,…

e1.jpg
Người dân di chuyển các cây quất sáng 11.9. Ảnh: V.A

Chủ một số vườn quất cho biết, hàng chục năm làm nghề đến mùa mưa bão có ngập nhưng chưa bao giờ thấy nước bị ngập sâu như năm nay. Nếu thời tiết tiếp tục mưa và nước sông Hồng tiếp tục dâng cao thì khả năng quất sẽ chết hết, người trồng quất cũng không có Tết.

Bên cạnh đó, do nước các sông lên cao, mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội đang khẩn trương triển khai di dời người và tài sản để bảo đảm an toàn cho người dân.

Tại huyện Chương Mỹ, mực nước sông Bùi đang trên báo động III, mực nước lũ đã tràn đê Bùi 2 và đê hữu Bùi tại vị trí có cao trình thấp khoảng từ 10-40cm; các khu dân cư trong vùng đê bao bảo vệ bị ngập úng khi nước tràn qua đê và dâng cao như xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ. Các khu dân cư ở bãi dọc sông Bùi bị ngập khi nước đang dâng cao.

Chương Mỹ 1.jpeg
Chương Mỹ 3.jpg
Chương Mỹ 2.jpeg
Xã Phương Nam Tiến, huyện Chương Mỹ ngập trong nước sáng 11.9

Tại quận Nam Từ Liêm nước đổ xuống sông Ngà khiến mặt đê sông Cầu Ngà (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) bị tràn tại 2 điểm Cầu Mới và Đồng Dậu. Bờ sông Cầu Ngà phía Tây Mỗ, mực nước đo trong đêm 10.9 cao 7m.

Hiện tại, phường Tây Mỗ đang tiếp tục huy động lực lượng gia cố mặt đê để chống nước tràn vào khu dân cư. Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm có nhiều các điểm ngập úng như phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, Trung Văn, Phương Canh, Mỹ Đình, Cầu Diễn. Riêng phường Đại Mỗ có 65 điểm ngập, trong đó có khoảng 49ha trồng hoa đào.

Các phường đã bố trí địa điểm di dời nhân dân. Cụ thể, phường Cầu Diễn bố trí phòng đơn cho người già, trẻ nhỏ và bố trí 4 hội trường lớn cho 30 hộ gia đình với khoảng 40 người, cung cấp nước, mỳ tôm, cơm suất, trứng.

Phường Phú Đô bố trí Trung tâm văn hóa phường cho 17 hộ với 50 người. Tuy nhiên, có 30 người xin tự di chuyển tạm cư về nhà người thân. Mỗi hộ được phường hỗ trợ một số nhu yếu phẩm: 10kg gạo, 1 thùng lương khô và 1 thùng mỳ tôm.

Phường Đại Mỗ đã di dời 12 hộ dân với 28 người. Phường Trung Văn đã xây dựng phương án di dời dân khu vực ngập úng về nhà văn hóa tổ dân phố 17, 18; vận động 15 hộ với 40 nhân khẩu bị ngập lụt di chuyển đến nơi ở an toàn. Hiện nay, các hộ đã tự di chuyển đến tạm cư ở nhà người thân.

Ngoài ra, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đang vận hành các trạm bơm: Cầu Ngà 1, Cầu Ngà 3, Cầu Giát, Hoè Thị để tiêu thoát nước.

Tại huyện Hoài Đức, hiện tại trên địa bàn có một số điểm bị ngập úng cục bộ như khu đô thị Geleximco, hầm chui qua cầu An Khánh, đường 32 đoạn qua thôn Lai xá, xã Kim Chung và khu chung cư Tân Việt, xã Đức Thượng, đoạn đường Trịnh Văn Bô kéo dài qua xã Vân Canh, chung cư Vân Canh, đường trục xã Lại Yên... ngập khoảng 30-50cm. UBND các xã đã cử lực lượng phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…