Ngành Y tế Quảng Bình ứng trực 24/7 hỗ trợ các địa phương úng ngập nặng

Báo cáo UBND tỉnh Quảng Bình trong buổi họp triển khai công tác ứng phó và khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ sáng nay 29.10, Giám đốc Sở Y tế Dương Thanh Bình khẳng định, toàn ngành y tế đã ứng trực 24/7 sẵn sàng hỗ trợ các địa phương.

images797021-l-t-lt-1.jpg
Úng ngập tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh tật Ảnh: Báo Quảng Bình

Cụ thể, sau bão số 6 (Trami), trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có mưa to, nhiều nơi đang xảy ra ngập lụt. Sáng 28.10, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành trực 24/7 giờ sẵn sàng ứng cứu cho các địa phương bị ngập lụt nặng để bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ, ngập lụt.

Cụ thể, Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ và ngập lụt.

Bên cạnh đó, tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong và sau mưa lũ, ngập lụt, như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết; cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trần Thắng yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt, theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý xác động vật tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm.

Ngành y tế hỗ trợ phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ; hỗ trợ hóa chất, hướng dẫn nhân dân vùng bị ngập lụt thau rửa giếng nước, bể chứa nước và thực hiện khử trùng nước để chủ động nguồn nước bảo đảm vệ sinh phục vụ sinh hoạt.

Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, ngập lụt về nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt; các biện pháp xử lý môi trường và xử lý nước trong tình trạng khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh khi mưa lũ và ngập lụt xảy ra theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Đặc biệt, các đơn vị chủ động bảo đảm đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong vùng mưa lũ và ngập lụt.

Được biết, Sở Y tế đã giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tăng cường kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm sau lũ lụt; phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ; hướng dẫn nhân dân sử dụng thực phẩm an toàn, thực hiện ăn chín, uống chín, sử dụng nước đã khử trùng, không sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để nấu nướng, tuyệt đối không được dùng nước lã để uống; không ăn các loại thực phẩm ôi, thiu, mốc, không ăn thịt các loại gia súc, gia cầm chết.

Đối với các bệnh viện trực thuộc, Giám đốc Sở Dương Thanh Bình đã ký công văn yêu cầu bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho người bệnh; lưu ý tất cả các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số xe cấp cứu, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho tối thiểu 2 đội cấp cứu lưu động, phân công nhiệm vụ cụ thể, kèm danh sách liên lạc, trực 24/24 giờ sẵn sàng ứng cứu cho các địa phương bị ngập lụt nặng khi được lệnh điều động.

Ngoài ra, cần chuẩn bị máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện, chuẩn bị các phương án để máy phát điện dự phòng được an toàn không bị ngập lụt ngừng hoạt động hoặc các phương án máy phát điện dự phòng cơ động để thay thế; chuẩn bị các phương án, cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và nhân lực để sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiến tại các khu vực có địa hình cao tránh ngập lụt.

Tin tức

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng
Tin tức

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng

Theo Hội Vận động hiến tặng mô tạng Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại Việt Nam đang đứng đầu các nước Đông Nam Á về ghép tạng với hơn 1.000 ca mỗi năm. Điều đặc biệt là chúng ta đã làm chủ hầu hết các kỹ thuật ghép tạng

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc
Tin tức

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc

Chia sẻ bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, qua báo cáo ngành y tế gửi đến kỳ họp, việc giải quyết phần lớn những vấn đề phân công tại Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước, cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành.

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá
Tin tức

Hậu Giang: Nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh THCS và THPT. Hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử. 

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi
Sức khỏe

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi

Trường hợp bệnh nhi N.Đ.D (4 tuổi, Bắc Giang) thường xuyên có hiện tượng chảy máu cam và ngạt mũi vì chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.