Ngành rau quả hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030

Xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt gần 5,7 tỷ USD, bằng kim ngạch cả năm 2023. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, với đà tăng trưởng hiện nay và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc, mỗi năm, ngành rau quả sẽ có thêm một kỷ lục mới và có thể xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030.

Kim ngạch 9 tháng đạt mức cao nhất từ trước đến nay

- 9 tháng năm nay, xuất khẩu rau quả tăng trưởng như thế nào, thưa ông?

- Xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt gần 5,7 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ và bằng kim ngạch của cả năm ngoái. Sầu riêng tiếp tục là sản phẩm có sức tăng trưởng tốt nhất, đạt giá trị 2,5 tỷ USD. Tiếp đến, thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu.

Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên

Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên

Hầu hết 10 thị trường chính nhập khẩu rau quả Việt Nam đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, ngoại trừ Hà Lan. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam với kim ngạch 9 tháng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023. Theo sau là Mỹ, Hàn Quốc và Thái Lan với giá trị nhập khẩu tăng trưởng 35 - 90%.

- Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất vừa diễn ra tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc mở ra cơ hội gì cho ngành rau quả Việt Nam?

- Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, như: sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây, sầu riêng, thanh long... Tuy nhiên, lâu nay, chúng ta tập trung xuất khẩu ở vùng phía Nam của Trung Quốc, các tỉnh giáp biên giới như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam…, sau đó thương nhân của Trung Quốc sẽ mang hàng lên phía Bắc nước này để tiêu thụ. Ít có hàng hóa của Việt Nam bán trực tiếp tại phía Bắc của Trung Quốc.

Vì vậy, Lễ hội trái cây vừa qua là dịp để quảng bá, giới thiệu cho người tiêu dùng phía Bắc Trung Quốc biết đến những doanh nghiệp, những sản phẩm Việt Nam. Sự thành công của lễ hội lần này sẽ là tiền đề, là điểm tựa để Việt Nam có những lễ hội khác quy mô, phong phú hơn; từ đó thúc đẩy mở cửa thị trường, mở rộng danh mục các loại trái cây, nông sản được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

- Theo ông, xuất khẩu rau quả năm nay sẽ đạt bao nhiêu tỷ USD?

- Sắp bước vào mùa đông, nên cây trái của các nước tiêu thụ rau quả nhiều sẽ thu hoạch kém; còn tại Việt Nam, mùa đông lại là mùa khô nên thuận lợi để trồng rau quả, từ đó sản lượng nhiều. Ngoài ra, Việt Nam có kết nối về đường bộ, đường biển, đường sắt với thị trường Trung Quốc, tạo thuận lợi giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển. Thời gian qua, thị trường xuất khẩu rau quả được mở ra, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú. Với những điểm thuận lợi trên, dự kiến cả năm xuất khẩu rau quả sẽ vượt mốc 7 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đề ra.

Và với sự tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc, mỗi năm ngành rau quả sẽ có thêm một kỷ lục mới và có tiềm năng đạt cột mốc xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030.

ak-3610-6047-1706.jpg
Sầu riêng tiếp tục là sản phẩm có sức tăng trưởng tốt nhất trong 9 tháng năm 2024

Quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp

- Bên cạnh tốc độ tăng trưởng ấn tượng, ngành rau quả hiện phải đối mặt với những thách thức gì, thưa ông?

- Hiện sản xuất rau quả còn manh mún, nhỏ lẻ; các hợp tác xã chưa nhiều, chưa mạnh; chất lượng hàng hóa chưa đồng đều, lúc chín, lúc non, lúc già… gây khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm. Điều này dẫn đến việc cùng loại mặt hàng, sản phẩm nhưng hàng hóa của Việt Nam bán không được cao giá so với các nước khác. Đơn cử, sầu riêng của mình bao giờ bán giá cũng thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia… Bên cạnh đó, vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua cũng được quan tâm những vẫn còn vài vướng mắc, khó khăn.

Dù vậy, những hạn chế này không chỉ riêng Việt Nam mà các nước có nền nông nghiệp tiên tiến đôi khi cũng có những lô hàng vướng phải vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng... Quan trọng là người dân và doanh nghiệp Việt Nam đã và đang rút kinh nghiệm và dần dần cải tiến sản xuất tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

- Ngành rau quả đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được con số này, theo ông trước mắt và dài hạn cần phải tập trung vào những vấn đề gì?

- Trước mắt ngành rau quả cần tập trung vào những giải pháp cụ thể như nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, khẳng định thương hiệu. Doanh nghiệp tìm hiểu kỹ quy định của các thị trường từ truyền thống lẫn thị trường mới tiềm năng để có những cải tiến về bao bì, chất lượng đáp ứng yêu cầu.

Về lâu dài, Nhà nước cần đầu tư, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng về đường sá, giao thông; tiếp tục cải tiến các thủ tục hành chính ở các cửa khẩu, các cảng để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa nhanh chóng. Đồng thời, có những ưu tiên cho doanh nghiệp trong vấn đề vay vốn ngân hàng để đẩy mạnh đầu tư sản xuất, hàng hóa; nhất là sau này khi xuất khẩu những hàng đông lạnh đòi hỏi những nhà máy cấp đông tiên tiến, kỹ thuật cao…

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có những chương trình hướng dẫn người dân cải tiến giống cây trồng, những phương pháp trồng trọt kiểm soát chất lượng tốt hơn. Tiếp tục đàm phán mở thêm các thị trường mới, quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp được cấp mã số vùng trồng nhanh chóng, thuận lợi… Đối với Bộ Công Thương quan tâm, cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để xuất khẩu rau quả có cơ hội đẩy mạnh ra nhiều thị trường trên thế giới.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.