Bạc Liêu:

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Triển khai nhiều giải pháp kích cầu lao động

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2023, tỉnh Bạc Liêu có dân số 925.170 người, trong đó có 483.108 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,21% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69,7%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 26,75%. Số lao động có nhu cầu việc làm hàng năm khoảng 18.500 người.

Để quản lý, phát huy nguồn lực lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh và phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao động. Đồng thời, điều tra, thu thập, cập nhật nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó triển khai thực hiện các giải pháp kết nối cung, cầu lao động.

vbf-2024115155628lpg.jpg
Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Duy Anh

Ngành cũng đã triển khai thực hiện chính sách, định hướng phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường lao động, tạo nhiều cơ hội về việc làm cho người lao động. Phối hợp, hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng tần suất, quy mô các phiên, sàn giao dịch việc làm nhằm tạo nhiều kênh kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động.

Nhờ vậy, công tác lao động của tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực, số lao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm khoảng 20.000 người, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh chiếm khoảng 25% số lao động được giải quyết việc làm/năm.

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Giang cho biết: ngành đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều nội dung, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, đào tạo lại và đào tạo gắn với việc làm cho người lao động. Tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp tham gia, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn, kết nối việc làm cho người lao động, chú trọng việc làm bền vững và thu nhập tốt. Đa dạng hóa thị trường lao động; tăng nguồn lực và nâng mức hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Đặt mục tiêu giảm nghèo cao

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, đến đầu năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của Bạc Liêu giảm còn 1,7%. Tỉnh phấn đấu giảm còn 1% vào cuối năm 2024.

Bà Lê Thanh Giang, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bạc Liêu cho biết, để thực hiện mục tiêu này, tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Trong đó, chú trọng lồng ghép và sử dụng hiệu quả nguồn lực của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với đó, tỉnh tổ chức rà soát, phân loại từng nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chiều thiếu hụt như: Nhóm hộ nghèo khó khăn về nhà ở, nhóm hộ nghèo có lao động không có việc làm, có nhu cầu học nghề hoặc cần tư vấn giới thiệu việc làm, nhóm hộ nghèo không còn khả năng lao động... để có những giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng, một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương thời gian qua là phân công các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên giúp đỡ hộ nghèo.

Để thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024, UBND tỉnh đã phân công giúp đỡ 2.273 hộ nghèo; trong đó, các sở, ngành cấp tỉnh và doanh nghiệp nhận đỡ đầu 227 hộ nghèo, còn lại là các huyện, thị xã, thành phố. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận giúp đỡ hộ nghèo đã phân công cán bộ khảo sát thực tế hoàn cảnh, các mức thiếu hụt của từng gia đình để có hướng hỗ trợ cụ thể, thiết thực.

Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo. Địa phương động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh việc phân công các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội giúp đỡ hộ nghèo, việc đầu tư vốn có vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo. Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thị xã đã giải ngân cho các hộ nghèo vốn hàng trăm tỷ đồng để đầu tư mô hình sản xuất, thoát nghèo.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.